Chức năng của các bộ phận

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng nn và ptnt huyện giồng riềng - tỉnh kiên giang (Trang 39)

4. Nội dung và các kết quả đạt được

3.1. KHÁI QUÁT VỀ NHN0&PTNT HUYỆN GIỒNG RIỀNG – TỈNH

3.1.2.2. Chức năng của các bộ phận

Ban Giám đốc

Từ khi chỉ là một phòng nhỏ thuộc Ngân hàng nhà nước Việt Nam (1975), đến khi chính thức trở thành chi nhánh NHNo & PTNT (1987) và tách khỏi hệ thống Ngân hàng trung ương (26/03/1988) đến nay. NHNo & PTNT huyện Giồng Riềng đã trãi qua các đời Giám Đốc:

+ Nguyễn Văn Sáu ( 1975 – 1979) + Đặng Hoàng Hiếu (1/1979 – 1/1983) + Nguyễn Bá Tẩy (1/1983 – 5/1984) + Đặng Văn Tế (5/1984 – 1/1988)

+ Nguyễn Ngọc Thạnh (1/1988 – đến nay) Ban Giám Đốc có các chức năng sau:

- Trực tiếp điều hành toàn bộ hoạt động của ngân hàng, tiếp nhận các công văn, chỉ thị và phổ biến cho cán bộ và công nhân viên ngân hàng.

- Tổ chức chỉ đạo chủ trương, chính sách hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

- Ban Giám đốc còn hoạch định chiến lược kinh doanh, ký duyệt các hồ sơ vay vốn, tờ trình cơng văn, đề nghị khen thưởng, kỷ luật hoặc xét đề nghị nâng bậc lương cho cán bộ cơng nhân viên của mình.

Phịng Kinh doanh (Tín dụng)

Gồm 13 nguời: một Trưởng phịng, một Phó phịng và cịn lại là cán bộ tín dụng phụ trách tất cả các địa bàn xã trong huyện với chức năng như sau:

- Xây dựng thẩm định các dự án, phương án sản xuất kinh doanh, tiếp nhận hồ sơ vay vốn của khách hàng đối chiếu với danh mục hồ sơ thẩm định tính khả thi của dự án, các điều kiện vay vốn theo quy định trình lãnh đạo duyệt cho vay thường xuyên thu thập thông tin về khách hàng vay vốn, sử dụng vốn, đôn đốc thu hồi nợ đến hạn, xử lý nợ xấu.

- Xây dựng kế hoạch nguồn vốn và kế hoạch kinh doanh hàng quý, năm, xây dựng chiến lược nguồn vốn, chiến lược kinh doanh, chiến lược khách hàng lâu dài.

- Thông tin báo cáo, điện báo hàng ngày, tháng, quý và hàng năm.

Phịng Kế tốn - Ngân quỹ

- Xây dựng kế hoạch tài chính hàng năm, quý (dựa vào kế hoạch kinh doanh của phịng tín dụng).

- Theo dõi ghi chép, bảo quản tài sản của ngân hàng và khách hàng. - Hướng dẫn khách hàng mở tài khoản tiền gửi, tiền vay.

- Làm thủ tục giải ngân theo quy định hoặc người được uỷ quyền, đồng thời tổ chức việc hạch toán các nghiệp vụ cho vay thu nợ, thu lãi và chi tiêu nội bộ.

- Lưu hồ sơ theo quy định.

- Báo cáo quyết toán định kỳ hàng tháng, quý, năm theo chế độ.

- Thực hiện cơng tác kiểm tốn, thu chi tiền mặt, ngân phiếu, chế độ bảo quản, vận chuyển, chấp hành chế độ ra vào kho quy định.

Phịng Hành chính – Bảo vệ

- Thực hiện đảm bảo an toàn cho toàn bộ kho quỹ theo quy định. - Theo dõi công văn đi đến, vận chuyển tiền mặt.

3.1.2.3. Quy trình cho vay tại NHNo & PTNT huyện Giồng Riềng Hình 2: QUY TRÌNH CHO VAY TẠI NHNo & PTNT

HUYỆN GIỒNG RIỀNG

(Nguồn: Phịng hành chính NHNo & PTNT Huyện Giồng Riềng)

(1) Khách hàng đến liên hệ với cán bộ tín dụng để được hướng dẫn về điều kiện vay vốn và lập hồ sơ vay vốn.

(2) Cán bộ tín dụng tiến hành thẩm định khách hàng vay vốn, kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của các tài liệu do khách hàng cung cấp; phân tích tính khả thi, hiệu quả của phương án, dự án sản xuất kinh doanh, dịch vụ, đời sống, khả năng trả nợ của khách hàng vay vốn; kiểm tra phân tích về biện pháp bảo đảm tiền vay. Sau đó cán bộ tín dụng lập tờ trình thẩm định, chịu trách nhiệm về các kết quả phân tích, thẩm định trên tờ trình và ý kiến đề xuất về việc cho vay hay không cho vay, kế đến chuyển tồn bộ hồ sơ và tờ trình đến lãnh đạo Phịng Tín dụng xem xét.

(3) Trưởng Phịng Tín dụng có trách nhiệm kiểm tra tính hợp lệ hợp pháp của hồ sơ và báo cáo thẩm định do cán bộ tín dụng lập, tiến hành xem xét, tái thẩm định (nếu cần thiết), ghi ý kiến vào báo cáo thẩm định, tái thẩm định (nếu có) và trình giám đốc hoặc người được ủy quyền hợp pháp xem xét quyết định.

(4) Giám đốc chi nhánh ngân hàng hoặc người được ủy quyền sẽ xem xét lại tồn bộ hồ sơ vay vốn và tờ trình của cán bộ tín dụng. Nếu cần thiết Giám đốc có thể quyết định thành lập tổ tái thẩm định để thẩm định lại phương án, dự án

KHÁCH HÀNG GIÁM ĐỐC PHỊNG TÍN DỤNG PHỊNG KẾ TỐN (1) ; (6) (2) ; (5) (3) (4) (7) (8)

vay. Sau đó, sẽ quyết định vay hay không cho vay và chuyển cho Phịng Tín dụng.

(5) Nếu khơng cho vay thì Phịng Tín dụng sẽ thơng báo với khách hàng bằng văn bản. Nếu cho vay thì cán bộ tín dụng cùng khách hàng lập hợp đồng tín dụng kèm theo giấy nhận nợ, hợp đồng thế chấp, cầm cố giao dịch đảm bảo tài sản đồng thời cùng khách hàng thực hiện việc công chứng thế chấp tại cơ quan có liên quan.

(6) Sau khi xong thủ tục Cơng chứng, đăng kí giao dịch đảm bảo, khách hàng chuyển tồn bộ hồ sơ cho phịng tín dụng. Kế đến hồ sơ này được trình cho lãnh đạo ký.

(7) Sau đó Phịng Tín dụng chuyển hồ sơ đến cho Phịng Kế tốn. (8) Bộ phận Kế toán sẽ làm thủ tục giải ngân cho khách hàng.

Ưu điểm: Thẩm định trực tiếp đến hộ vay vốn, giúp nắm bắt thơng tin được

chính xác và kịp thời.

Nhược điểm: Tiếp nhận hồ sơ, thẩm định và cho vay chậm, tốn kém chi

phí cho hộ sản xuất và chi phí ngân hàng để thẩm định đến từng hộ vay vốn.

3.2. PHÂN TÍCH KHÁI QUÁT HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG TỪ NĂM 2008- 2010 HÀNG TỪ NĂM 2008- 2010

3.2.1. Khái quát hoạt động kinh doanh của ngân hàng qua 3 năm 2008 - 2010 2010

Để có cái nhìn tồn diện hơn về hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong thời gian qua, chúng ta cùng xem xét một vài số liệu phản ánh thu nhập, chi phí và lợi nhuận của chi nhánh NHNo & PTNT huyện Giồng Riềng qua bảng Kết Quả Hoạt Động Kinh Doanh giai đoạn 2008-2010 sau đây:

Bảng 1: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM 2008-2010

ĐVT: Triệu đồng

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 2009 so với 2008 2010 so với 2009 Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Mức (%) Mức (%) 1. Thu nhập 34.767 100 35.942 100 43.387 100 1.175 3,38 7.445 20,71 Thu từ HĐTD 34.074 98,01 34.659 96,43 41.141 94,82 585 1,72 6.482 18,70 Thu khác 693 1,99 1.283 3,57 2.246 5,18 590 85,14 963 75,06 2. Chi phí 29.115 100 29.916 100 33.272 100 801 2,75 3.356 11,22 Chi trả lãi 23.584 81,01 23.755 79,41 25.734 77,34 171 0,73 1.979 8,33 Chi khác 5.531 18,99 6.161 20,59 7.538 22,66 630 11,39 1.377 22,35 3. Lợi nhuận 5.652 - 6.026 - 10.115 - 374 6,62 4.089 67,86

(Nguồn: Phịng tín dụng NHN0 & PTNT Huyện Giồng Riềng)

Dựa vào bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh NHNO&PTNT huyện Giồng Riềng ta thấy hoạt động kinh doanh của ngân hàng đang có chiều hướng phát triển khá tốt, lợi nhuận thu được luôn ở mức cao. Nhìn chung, trong 3 năm từ 2008 – 2010 cả doanh thu, chi phí và lợi nhuận của ngân hàng đều có sự biến đổi tương đối giống nhau, cụ thể cả 3 chỉ tiêu trên đều tăng dần từ 2008 đến 2010. Ta có thể xét từng giai đoạn để có cái nhìn rõ hơn về hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Giai đoạn 2008 -2009, dựa vào bảng số liệu ta thấy 3 chỉ tiêu Doanh thu, Chi phí và Lợi nhuận đều tăng nhẹ. Cụ thể, năm 2009 doanh thu của ngân hàng chỉ đạt 34.767 triệu đồng, tăng 1.175 triệu đồng, tương ứng tăng 3,38% so với doanh thu 2008. Nguyên nhân làm cho doanh thu của ngân hàng chỉ tăng nhẹ như vậy là do vào cuối năm 2008 cuộc khủng hoảng thị trường tài chính ở Mỹ và các nước Châu Âu đã ảnh hưởng, lan rộng ra khắp thế giới. Việt Nam cũng không

tránh khỏi tác động, Giồng Riềng cũng vậy. Mặc dù tác động không lớn, bởi lẽ kinh tế của huyện chủ yếu là nơng nghiệp, cây lúa là chính do đó chịu tác động không lớn lắm. Đồng thời, cộng với việc ngân hàng nông nghiệp được nhà nước ưu đãi hỗ trợ trong thời kỳ khủng hoảng. Tuy nhiên, ngân hàng vẫn chịu tác động phần nào. Cuộc khủng hoảng đã ảnh hưởng đến các doanh nghiệp trên địa bàn huyện, đặc biệt là các doanh nghiệp xuất khẩu: gạo, thủy sản, các nơng sản khác…Từ đó gián tiếp ảnh hưởng đến kết quả sản xuất của người dân, bên cạnh đó cộng thêm tâm lý tin tưởng vào ngân hàng của người dân phần nào bị sụt giảm, dẫn đến nhiều món nợ phải gia hạn, lãi suất tăng cao làm cho nông dân không dám đầu tư, mở rộng sản xuất,…nên đã làm cho doanh thu của ngân hàng có sự chững lại. Cũng trong giai đoạn này thực hiện chỉ thị khắc phục khủng hoảng của lãnh đạo cấp trên, cũng như việc đưa ra nhiều giải pháp để khắc phục khó khăn thời khủng hoảng. Chi nhánh NHNo & PTNT huyện Giồng Riềng đã thực hiện tốt việc cắt giảm chi phí tại ngân hàng mình, vì vậy chi phí vẫn ở mức chấp nhận, mặc dù có tăng nhưng so với năm 2008 là không đáng kể. Cụ thể trong năm 2009, tổng chi phí ngân hàng là 29.916 triệu đồng, chỉ tăng 801 triệu đồng, tương ứng tăng 2,75% so với tổng chi phí năm 2008. Mặc dù trong giai đoạn 2008 -2009 này, ngân hàng đã thực hiện tốt việc cắt giảm chi phí, nhưng do doanh thu trong năm 2009 cũng tăng khơng đáng kể so với năm 2008, vì vậy lợi nhuận của ngân hàng hầu như không dao động mấy. Năm 2009, lợi nhuận ngân hàng đạt 6.026 triệu đồng, chỉ tăng đến 374 triệu đồng so với năm 2008, mức tăng tương đối của lợi nhuận so với 2008 là 6,62%.

Giai đoạn 2009 – 2010, với lòng quyết tâm, phấn đấu nỗ lực hết mình của tập thể cán bộ đã giúp cho chi nhánh NHNo & PTNT huyện Giồng Riềng đạt được những kết quả rất khả quan. Cụ thể, doanh thu tăng đến 7.445 triệu đồng, tương đương tăng 20,71% so với doanh thu năm 2009 và đưa doanh thu 2010 đạt đến 43.387 triệu đồng, cao nhất từ trước đến nay. Tuy nhiên, do việc đầu tư, đổi mới trang thiết bị để phù hợp với sự phát triển chung của xã hội, bên cạnh bỏ ra một khoảng chi phí nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh với các chi nhánh ngân hàng khác trong huyện như: Kiên Long, Đơng Á…đã làm cho tổng chi phí của ngân hàng trong năm 2010 cũng tăng đáng kể. Cụ thể, chi phí tăng lên đến 33.272 triệu đồng, tăng tới 3.356 triệu đồng tương đương tăng 11,22% so với

năm 2009. Chính vì vậy lợi nhuận tuyệt đối của ngân hàng 2010 cũng tăng không nhiều lắm ( tăng 4.089 triệu đồng, tuy nhiên tính ra số tương đương lợi nhuận 2010 tăng tới 67,86% so với năm 2009) một dấu hiệu rất khả quan cho sự phát triển của ngân hàng trong thời gian tới.

Tóm lại, qua phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của NHNO & PTNT huyện Giồng Riềng cho thấy trong những năm gần đây hoạt động của ngân hàng ngày càng có hiệu quả. Đạt được kết quả như vậy trước hết chính là nhờ vào những chính sách giải quyết khó khăn kịp thời, hợp lý của các cấp lãnh đạo, cùng với sự nổ lực quyết tâm phấn đấu của tồn thể cán bộ cơng nhân viên trong ngân hàng, bên cạnh đó nhờ vào sự giúp đỡ của các cấp lãnh đạo huyện nhà.

3.2.2. Thuận lợi và khó khăn 3.2.2.1. Thuận lợi 3.2.2.1. Thuận lợi

Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thông chi nhánh huyên Giồng Riềng có trụ sở chính tại trung tâm huyện là nơi có cơ sỏ hạ phát triển và giao thông thuận lợi.

Được sự quan tâm của lãnh đạo Đảng bộ, chính quyền địa phương, sự hỗ trợ của các cấp ngành, các tổ chức đoàn thể xã hội.

Tiềm năng kinh tế nông nghiệp đã tồn tại và phát triển qua nhiều năm, hệ thống cơ sở hạ tầng nông thôn đã tồn tại và phát triển tương đối vững chắc.

Tên ngân hàng là một điểm mạnh giúp chi nhánh luôn đứng vững và chiếm thị phần khá cao so với các tổ chức tín dụng khác. NHNo& PTNT chính thương hiệu của nó đã nói lên sự gắn bó, gần gũi với người nông dân với ngành nông nghiệp giúp mối quan hệ giữa ngân hàng và người dân càng thân thiết tin tưởng nhau hơn. Đó cũng là điểm mạnh mà các tổ chức khác khơng có được.

Có đội ngũ cán bộ nhiệt tình với khách hàng và có nhiều kinh nghiệm, nắm vững điều lệ tín dụng trong q trình cho vay và quy trình nghiệp vụ được vận hành khá chặt chẽ.

3.2.2.2. Khó khăn

Khách hàng của ngân hàng đa số là những hộ sản xuất nông nghiệp nên việc đầu tư tín dụng cịn phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên nên việc thu hồi vốn cịn gặp nhiều khó khăn. Việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi chưa đáp ứng kịp thời cho nhu cầu người dân, chưa có sự liên kết trong sản xuất chưa tìm được đầu ra cho tiêu thụ sản phẩm nông sản, nông dân lo ngại nên hạn chế đầu tư để phát triển sản xuất nông nghiệp ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng.

Chi nhánh trực thuộc tại huyện vùng sâu, vùng xa nhìn chung cịn nghèo, độc canh cây lúa, trình độ dân trí cịn thấp, người dân chưa có thói quen gửi tiền tiết kiệm nhiều.

Giao thông nông thôn dù được cải thiện phần nào nhưng nhìn chung vẫn cịn nhiều khó khăn, mà địa bàn lại rộng lớn. Dẫn đến việc đi lại của người dân cũng như của cán bộ tín dụng khơng thuận tiện, tốn nhiều thời gian, chi phí…….

Nguồn vốn huy động tuy có tăng trưởng khá nhưng tỷ trọng còn thấp đã ảnh hưởng đến khả năng mở rộng tín dụng, thị phần, thị trường của chi nhánh.

Việc sử lý tài sản đảm bảo hoặc khởi kiện ra pháp luật đối với nợ quá hạn, nợ khó địi hiện nay thủ tục hồ sơ pháp lý còn rườm rà, tốn rất nhiều thời gian và công sức nhưng kết quả đem lại chưa cao, đặc biệt việc xử lý tài sản là giá trị quyền sử dụng đất. Sự phối hợp giữa các cấp, các ngành chưa đồng bộ, việc xử lý thế chấp đang gặp khó khăn do chưa có hội đồng bán đấu giá, việc người vay vốn tự phát cầm cố đất ruộng trái pháp luật xảy ra khá phổ biến, gây khó khăn cho việc phát mãi tài sản thế chấp. Việc xử phạt hành chính một số địa phương chấp hành chưa nghiêm.

Trên địa bàn huyện có 5 tổ chức tín dụng nên giữa các tổ chức có sự cạnh tranh gay gắt. Trong khi đó lãi suất huy động của chi nhánh lại thấp hơn các đơn vị khác nên nguồn vốn huy động chưa đủ để đáp ứng nhu cầu cho vay hộ sản xuất.

Tình trạng q tải cơng việc đối với cán bộ tín dụng trong khi địa bàn hoạt động rộng lớn. Vì vậy việc quán xuyến món vay rất khó.

3.2.3. Định hướng phát triển

3.2.3.1. Định hướng phát triển hoạt động kinh doanh trong ngắn hạn

Mở rộng việc huy động vốn, quan tâm giữ vững quan hệ với khách hàng truyền thống. Tranh thủ các nguồn vốn điều hòa từ Trung Ương để cân đối nguồn vốn tín dụng đáp ứng cho sự phát triển kinh tế xã hội địa phương.

Mở rộng mạng lưới kinh doanh ở những khu vực trọng điểm, đẩy mạng tiến độ cho vay các dự án phát triển sản xuất kinh doanh.

Nâng cao chất lượng tín dụng, tập trung thu hồi nợ xấu, xử lý nợ tồn động. Thường xuyên chỉ đạo phân loại nợ xấu để có biện pháp sử lý thích hợp, kịp thời. Thực hiện việc mở rộng và nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng như: công tác thanh toán chuyển tiền điện tử, công tác cho vay...Phát triển các hình thức bảo lãnh nhằm thu hút nhiều đối tượng khách hàng tham gia cả quốc doanh và ngồi quốc doanh.

Tiếp tục đẩy mạnh cơng tác huy động vốn nhàn rỗi trên địa bàn bằng nhiều

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng nn và ptnt huyện giồng riềng - tỉnh kiên giang (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)