Những giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng cá nhân tạ

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động rủi ro tín dụng cá nhân tại pdg ngân hàng đông á huyện phước long tỉnh bạc liêu (Trang 71 - 76)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

5.2. Những giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng cá nhân tạ

phịng giao dịch Ngân hàng Đơng Á huyện Phƣớc Long:

5.2.1. Các yếu tố khách quan và yếu tố chủ quan:

Đất nước đang chuyển mình với những bước đi đúng hướng, những thành tựu mới trong mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Xu hướng tồn cầu hố trên thế giới cùng với việc Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của WTO đã mở ra nhiều cơ hội mới cho mọi nhà, mọi doanh nghiệp, mọi lĩnh vực trong đó khơng thể khơng nói tới ngân hàng - một lĩnh vực hết sức nhạy cảm ở Việt Nam. Chúng ta đang bắt đầu thực hiện các cam kết mở cửa, khiến cho các doanh nghiệp đứng trước sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt, cơ hội nhiều nhưng thách thức cũng không nhỏ. Điều này tạo ra những ảnh hưởng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, vì thế ảnh hưởng đến hoạt động của các ngân hàng thương mại nói chung và hoạt động tín dụng ngân hàng nói riêng.

Trong hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay, hoạt động tín dụng là một nghiệp vụ truyền thống, nền tảng, chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu tài sản và cơ cấu thu nhập, nhưng cũng là hoạt động phức tạp, tiềm ẩn những rủi ro lớn cho các ngân hàng thương mại. Tín dụng trong điều kiện trong nền kinh tế mở, cạnh tranh và hội nhập vẫn tiếp tục đóng một vai trị quan trọng trong kinh doanh ngân hàng và đang đặt ra những yêu cầu mới về nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng.

Ngân hàng Đông Á huyện Phước Long luôn nhận thức được tầm quan trọng của việc hồn thiện tình hình tín dụng cá nhân trong hoạt động của ngân

GVHD: Nguyễn Thu Nha Trang Trang 60 SVTH: Quán Đức Thanh

hàng vì thế ngân hàng ln nghiên cứu giải pháp nhằm nâng cao hoạt động tín dụng cá nhân tại ngân hàng mình.

5.2.2. Một số giải pháp:

- Điều chỉnh chính sách tín dụng nhằm đạt được mục tiêu cân bằng giữa tối đa hoá lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro, đảm bảo tăng trưởng tín dụng an tồn, hiệu quả. Xây dựng chính sách khách hàng hiệu quả, các khách hàng chiến lược, truyền thống phải được hưởng các ưu đãi về lãi suất, phí và chính sách chăm sóc cần thiết của NHTM. Áp dụng chính sách lãi suất cho vay linh hoạt, mức lãi suất cho vay không giống nhau đối với các khoản cho vay khác nhau tuỳ thuộc vào kỳ hạn, loại tiền, dự án vay vốn và khách hàng vay vốn cụ thể. Hoạt động quản lý tín dụng phải bảo đảm các tỷ lệ an tồn, cơ cấu tín dụng phải phù hợp với chiến lược khách hàng, ngành hàng, chính sách quản lý rủi ro, cơ cấu nguồn vốn, đảm bảo mức tăng trưởng tín dụng phù hợp với năng lực, quản lý, điều hành và trình độ nghiệp vụ của cán bộ tín dụng.

- Phát triển các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng bán lẻ có hàm lượng cơng nghệ cao, kết hợp sản phẩm tín dụng với các sản phẩm tiện ích khác trong lĩnh vực huy động vốn, tài trợ thương mại, dịch vụ thẻ, ngân hàng điện tử để hình thành các sản phẩm trọn gói cho một khách hàng hoặc nhóm khách hàng, qua đó nâng cao khả năng cạnh tranh với các ngân hàng khác về khả năng tiếp cận, hiểu biết và chăm sóc khách hàng.

- Nâng cao chất lượng cán bộ tín dụng: yếu tố con người luôn là yếu tố quan trọng nhất quyết định đến sự thành bại của bất cứ một hoạt động nào trên mọi lĩnh vực. Đối với hoạt động tín dụng thì yếu tố con người lại càng đóng một vai trị quan trọng, nó quyết định đến chất lượng tín dụng, chất lượng dịch vụ và hình ảnh của NHTM và từ đó quyết định đến hiệu quả tín dụng của Ngân hàng. Bởi vậy, cần dành một quỹ thời gian để hướng dẫn tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ, chú trọng nghiệp vụ marketing, kỹ năng bán hàng, thương thảo hợp đồng và văn hoá kinh doanh.

- Nâng cao chất lượng của hệ thống thơng tin tín dụng. Trong cơng tác tín dụng, thơng tin là yếu tố đóng vai trị quyết định giúp cho Ngân hàng ra quyết định có đầu tư hay khơng. Các thơng tin từ phía khách hàng cung cấp nhiều khi

GVHD: Nguyễn Thu Nha Trang Trang 61 SVTH: Quán Đức Thanh

lại thiếu đầy đủ, chính xác, do vậy cán bộ tín dụng khơng thể chỉ dựa vào các luồng thông tin do khách hàng cung cấp trong dự án mà cần phải nắm bắt, xử lý các thông tin về mọi vấn đề liên quan đến phương án, dự án từ nhiều nguồn khác nhau. Mặt khác, tổ chức lưu trữ, thu thập các thông tin về khách hàng, thông tin thị trường, thông tin công nghệ, xây dựng hệ thống cung cấp thông tin chấm điểm và xếp hạng tín dụng khách hàng,… dựa trên việc sử dụng các phần mềm tin học. Đây sẽ là căn cứ để đánh giá chính xác hơn về khách hàng vay vốn và nâng cao khả năng, tốc độ xử lý, ra quyết định cho vay và đầu tư.

- Cải cách bộ máy tín dụng hoạt động theo thơng lệ quốc tế về quản trị rủi ro tín dụng. Tách các chức năng tiếp thị, quan hệ khách hàng, thẩm định rủi ro độc lập, quyết định tín dụng và quản lý nợ cùng với việc phân định rõ trách nhiệm, quyền hạn, đảm bảo tính độc lập, khách quan. Thực hiện sự giám sát và kiểm soát chặt chẽ, thường xuyên của cán bộ các cấp liên quan tới cấp tín dụng và bộ phận kiểm tra và giám sát tín dụng độc lập.

Để nâng cao hiệu quả, khả năng cạnh tranh của hoạt động tín dụng trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế là một vấn đề không đơn giản, không chỉ đối với bản thân các ngân hàng thương mại mà còn liên quan tới hệ thống pháp luật điều chỉnh hoạt động của Ngân hàng Nhà nước, các tổ chức tín dụng, thực hiện giám sát an toàn hoạt động ngân hàng, theo hướng minh bạch, hiện đại và phù hợp với thông lệ quốc tế. Tác giả chỉ xin nêu một số giải pháp về hoạt động tín dụng để các ngân hàng thương mại có thể khai thác tốt nhất lợi thế so sánh của mình trước các đối thủ Ngân hàng nước ngồi khi chúng ta thực hiện các cam kết mở cửa thị trường ngân hàng.

5.2.3. Một số giải pháp cụ thể: Biện pháp tăng trƣởng tín dụng: Biện pháp tăng trƣởng tín dụng:

Cơ cấu lại danh mục cho vay theo hướng mở rộng thêm đối tượng cho vay để phân tán rủi ro như cho vay mua xe, mở rộng các sản phẩm cho vay có ưu thế như cho vay vượt tỷ lệ đảm bảo, cho vay đáp ứng nhu cầu vốn kịp thời…

Khai thác, mở rộng kênh doanh nghiệp và công ty TNHH tại địa phương. Tăng cường tìm kiếm những khách hàng tiềm năng trong mảng này. Ngân hàng

GVHD: Nguyễn Thu Nha Trang Trang 62 SVTH: Quán Đức Thanh

có thể mở thêm bộ phận chuyên trách nghiên cứu những doanh nghiệp, công ty TNHH địa phương để đánh giá phương án khuyến khích cho vay phù hợp với những khách hàng này như: lãi suất, thời hạn cho vay, hạn mức cho vay, loại hình cho vay…

Tập trung cải thiện các lĩnh vực cho vay là thế mạnh của ngân hàng: cho vay cá nhân, cho vay phục vụ nông nghiệp nông thôn. Đây là những mảng tín dụng lớn của ngân hàng, ngân hàng cần "giữ chân" những khách hàng thân thiết này bằng những chương trình tri ân, tặng quà…

Mở rộng tín dụng trên cơ sở an tồn - hiệu quả. Cải tiến và tập trung giải quyết nhanh hồ sơ tín dụng và tiếp tục phát huy phát huy các sản phẩm dịch vụ cho vay “nhanh - nhỏ - cao”, để thu lãi suất cao.

Biện pháp xử lý các khoản nợ quá hạn và nợ xấu:

Khi đánh giá chất lượng tín dụng của một tổ chức tín dụng, người ta thường căn cứ vào tình hình nợ quá hạn (tỉ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ, tỉ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ). Nơi nào có nợ quá hạn cao thì thể hiện chất lượng tín dụng khơng tốt, ngược lại nơi nào có nợ quá hạn hợp lí chứng tỏ chất lượng tín dụng tốt. Chính vì vậy có một số tổ chức tín dụng để đạt được thành tích mà che dấu đi khuyết điểm bằng cách quyết toán nợ cũ và chuyển thành dư nợ mới, như vậy sẽ chứa đựng nhiều rủi ro. Do đó vấn đề đặt ra cho Ngân hàng là phải tuyệt đối tuân thủ những quy định của Ngân hàng Nhà nước, chuyển nợ quá hạn một cách nghiêm túc và thực hiện việc xử lý nợ quá hạn một cách triệt để. Phấn đấu nợ quá hạn luôn ở mức dưới 1%/tổng dư nợ

Nợ quá hạn khơng chỉ do Ngân hàng gây nên mà cịn do nhiều nguyên nhân khác như từ chính sách của Nhà nước đến những vấn đề bất khả kháng từ phía khách hàng. Do đó cần phải phân tích kỹ từng khoản nợ quá hạn và phân loại nợ để tìm ra nguyên nhân dẫn đến việc trễ hạn, từ đó có biện pháp thu hồi hợp lý, giảm chi phí thu nợ xuống mức thấp nhất.

GVHD: Nguyễn Thu Nha Trang Trang 63 SVTH: Quán Đức Thanh

Cơng việc của cán bộ tín dụng khá phức tạp, bởi cán bộ tín dụng là người trực tiếp quan hệ với khách hàng, là người thường xuyên tiếp xúc, trao đổi và kiểm tra khách hàng nên mối quan hệ giữa cán bộ tín dụng và khách hàng là rất mật thiết. Điều này địi hỏi cán bộ tín dụng cần có những phẩm chất, đặc điểm nhất định như trung thực, liêm khiết và có trách nhiệm.

Ngồi phẩm chất tốt thì trình độ nghiệp vụ và ý thức tuân thủ cũng là những yếu tố cần thiết để tránh được những sơ hở trong khâu thẩm định, kiểm tra và giám sát, từ đó có thể sẽ mang lại hiệu quả cao hơn.

Khơng những cán bộ tín dụng tự trao dồi kiến thức và trao đổi học hỏi kinh nghiệm, mà Ngân hàng cần phải tạo điều kiện để các cán bộ tín dụng này có thể tiếp xúc học hỏi kinh nghiệm từ những chi nhánh khác, những cán bộ tín dụng khác. Đồng thời Ngân hàng cũng nên thường xuyên mở các lớp đào tạo để nâng cao trình độ hiểu biết, trình độ chun mơn nghiệp vụ, nhằm nâng cao trình độ hiểu biết và khả năng phán đoán cho cán bộ nhân viên.

Định kỳ tổ chức kiểm tra trình độ của nhân viên để bổ sung kịp thời những kiến thức còn hạn chế, hoặc có thể tổ chức thi đua công tác tốt, khen thưởng đúng lúc, kịp thời nhằm khuyến khích cán bộ nhân viên làm việc tốt hơn. Phải có biện pháp khen thưởng hợp lý, rõ ràng. Có như vậy cơng việc mới được hoàn thành một cách tốt nhất.

Bên cạnh đó có thể bố trí cán bộ tín dụng phụ trách chính theo từng hình thức cơng việc như một người phụ trách chính về cho vay nơng thơn, hoặc cho vay sản xuất kinh doanh… như vậy sẽ dễ dàng hơn trong khâu thẩm định cũng như kiểm tra. Vì một người chun mơn về một lĩnh vực sẽ nắm rõ được đặc tính của từng sản phẩm, khi đó cơng việc sẽ được tiến hành nhanh chóng và chính xác hơn.

GVHD: Nguyễn Thu Nha Trang Trang 64 SVTH: Quán Đức Thanh

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động rủi ro tín dụng cá nhân tại pdg ngân hàng đông á huyện phước long tỉnh bạc liêu (Trang 71 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)