KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động rủi ro tín dụng cá nhân tại pdg ngân hàng đông á huyện phước long tỉnh bạc liêu (Trang 76 - 78)

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1. KẾT LUẬN:

- Ngân hàng là lĩnh vực kinh doanh khá nhạy cảm, nó dễ bị ảnh hưởng bỡi điều kiện kinh tế như: lạm phát, thất nghiệp, tỷ giá thay đổi, phá sản doanh nghiệp … Vì ngân hàng là bộ phận rất quan trọng của nền kinh tế, nó làm nhiệm vụ lưu thơng vốn, giúp cho nền kinh tế tăng trưởng và phát triển, ngược lại rủi ro của nó cũng ảnh hưởng lớn đến toàn bộ nền kinh tế. Hiện nay nước ta có quá nhiều ngân hàng và cạnh tranh giữa các ngân hàng ngân hàng ngày càng gay gắt, nền kinh tế thị trường luôn luôn vận động theo những chiều hướng khác nhau. Vì vậy, mỗi ngân hàng cần nổ lực hơn nữa để đảm bảo sự tăng trưởng cho ngân hàng nói riêng và cho nền kinh tế nói chung.

- Ngân hàng Đông Á huyện Phước Long trong những năm qua cũng gặp khơng ít khó khăn, nhưng nhờ sự nổ lực của lãnh đạo ngân hàng và đội ngũ nhân viên đưa ngân hàng vượt qua khó khăn, thách thức và đạt được những thành quả đáng khích lệ.

- Qua q trình phân tích tình hình tín dụng và rủi ro tín dụng của Ngân hàng Đơng Á huyện Phước Long ta thấy:

+ Hiệu quả hoạt động kinh doanh: thu nhập ngân hàng tăng trưởng mạnh qua các năm, chi phí cũng tăng nhanh nhưng vẫn đảm bảo sự tăng trưởng lợi nhuận ngân hàng. Hoạt động kinh doanh của ngân hàng theo chiều hướng tốt.

+ Nguồn vốn của ngân hàng: nguồn vốn huy động luôn tăng qua các năm cho thấy công tác huy động vốn của ngân hàng có hiệu quả, vốn điều chuyển của ngân hàng cũng luôn tăng, vốn điều chuyển cao sẽ làm tăng chi phí cho hoạt động kinh doanh cho ngân hàng.

+ Hoạt động tín dụng: doanh số cho vay và dư nợ tín dụng khơng ngừng tăng trưởng, hệ số thu nợ tín dụng mỗi năm khá cao, rủi ro tín dụng thấp và giảm dần qua các năm, cho thấy hoạt động tín dụng ngân hàng rất hiệu quả. Nhưng hiệu quả sử dụng đồng vốn huy động chưa cao, ngân hàng nên mở rơng quy mơ tín

GVHD: Nguyễn Thu Nha Trang Trang 65 SVTH: Quán Đức Thanh

dụng và có biện pháp thu hút khách hàng có mức độ rủi ro thấp và mang lại thu nhập cao cho ngân hàng như: doanh nghiệp tư nhân và công ty TNHH.

6.2. KIẾN NGHỊ:

Đối với nhà nước:

- Hoàn thiện cơ chế pháp lý, chính sách về hoạt động tín dụng và luật tổ chức tín dụng.

- Đồng bộ hóa cơ chế xử lý tài sản đảm bảo để thu hồi nợ, nhằm nâng cao hiệu quả tín dụng của ngân hàng.

- Tạo hành lang pháp lý cho các thành phần kinh tế cũng như ngân hàng, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp kinh doanh trong môi trường lành mạnh, cạnh tranh công bằng theo pháp luật .

- Đối với hộ kinh tế cá thể: nhà nước cần quy hoạch vùng, phát triển theo ưu thế địa phương để tránh việc sản xuất nhỏ lẻ không hiệu quả. Dự báo nhu cầu thị trường và thông tin về thị trường là rất quan trọng cho hoạt động sản xuất của hộ kinh tế.

Chính quyền địa phương:

- Kiến nghị Ủy ban nhân dân chỉ đạo các cơ quan ban ngành tạo điều kiện thuận lợi trong việc xử lý tài sản đảm bảo để thu hồi nợ giúp ngân hàng giảm chi phí.

- Các cấp địa phương và chính quyền có liên quan giúp đỡ ngân hàng trong việc đôn đốc khách hàng trả nợ.

- Giúp đỡ ngân hàng nắm bắt tình hình kinh tế địa phương và tình hình kinh tế của các hộ.

GVHD: Nguyễn Thu Nha Trang Trang 66 SVTH: Quán Đức Thanh

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bùi Văn Trịnh, Thái Văn Đại (2005) Bài giảng „„Tiền tệ ngân hàng‟‟, tủ sách trường Đại học Cần Thơ

2. Nguyễn Thanh Nguyệt, Thái Văn Đại (2006) Giáo trình Quản trị ngân hàng Thương mại, trường Đại học Cần Thơ

3. Thái Văn Đại (2007) Giáo trình Nghiệp vụ ngân hàng Thương mại, trường Đại học Cần Thơ

4. Báo cáo thường niên của ngân hàng Đông Á 5. http://www.dongabank.com.vn/

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động rủi ro tín dụng cá nhân tại pdg ngân hàng đông á huyện phước long tỉnh bạc liêu (Trang 76 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)