CƠ CẤU DOANH SỐ CHO VAY QUA 3 NĂM 2007 – 2009

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng nn và ptnt thành phố cần thơ (Trang 55 - 57)

Để có được cái nhìn tổng quát về hoạt động tín dụng ngắn hạn trong 3 năm 2007 - 2009 ta phân tích doanh số cho vay của Ngân hàng qua 3 năm 2007 - 2009:

-Nếu xét dựa vào doanh số cho vay qua từng năm thì ta thấy doanh số cho vay của Ngân hàng qua 3 năm có sự biến động lớn. Doanh số cho vay năm 2008 là 6.103.606 triệu đồng tăng 2.186.168 triệu đồng, tương ứng với mức tăng 55,81% so với năm 2007. Trong khi đó doanh số cho vay năm 2009 lại giảm 1.682.338 triệu đồng, tương ứng với mức giảm 27,56% so với năm 2008. Sự tăng, giảm đột ngột của doanh số cho vay đặc biệt là trong năm 2008 tăng đột ngột do một số nguyên nhân: thứ nhất, trong bối cảnh nền kinh tế khủng hoảng, lạm phát tăng cao, nguồn vốn khan hiếm. Nhưng do dự báo trước được tình hình nên Ngân hàng đã có kế hoạch chuẩn bị đủ nguồn vốn cho các doanh nghiệp vay để duy trì hoạt động của mình. Mặt khác, do ngân hàng là nơi cung cấp nguồn vốn lý tưởng với lãi suất hấp dẫn nên khách hàng thường tìm đến

89,88 80,44 80,69 19,31 19,56 10,12 0 20 40 60 80 100 120 2007 2008 2009 Trung - dài hạn Ngắn hạn

Ngân hàng vay tiền với các món vay có giá trị lớn. Thứ hai, trong năm 2008 tình hình nơng, lâm, thủy sản có nhiều biến động trong việc tìm các nguồn đầu ra và nơng dân không đủ vốn để kịp mùa vụ, cũng như ni trồng kịp thời vụ do đó ngân hàng nhà nước đã chỉ đạo các ngân hàng thương mại thành viên cho vay đối với các hộ nông, lâm, thủy sản cũng như các doanh nghiệp trong lĩnh vực này và áp dụng lãi suất cho vay ở mức thấp nhất là 16,2%. Ngân hàng đã dành một phần vốn của ngân hàng và nâng hạng mức tín dụng để phục vụ nhu cầu tín dụng của nơng dân, xem xét gia hạn nợ cũ và tiếp tục cho vay theo qui định đối với hộ nông dân chưa tiêu thụ được lúa mà có nhu cầu gia hạn hoặc vay mới để tiếp tục sản xuất. Ngược lại với năm 2008 thì doanh số cho vay đã giảm trong năm 2009 do: một số doanh nghiệp tư nhân, các tổ chức kinh tế hoạt động kém hiệu quả, đồng vốn chưa quản lí chặt chẽ nên ngân hàng còn thận trọng trong việc xét duyệt cho vay, kiên quyết không cho vay khi bên vay khơng có phương án sản xuất kinh doanh khả thi và khơng có mục đích rõ ràng. Mặc dù trong năm 2009 chính phủ đã có chính sách kích cầu là hỗ trợ lãi suất cho vay nhưng để hạn chế rủi ro ngân hàng đã thận trọng trong việc xét duyệt cho vay sau cuộc khủng hoảng.

-Nếu xét dựa vào cơ cấu giữa Ngắn hạn và Trung - dài hạn thì qua 3 năm ta thấy doanh số cho vay ngắn hạn luôn chiếm một tỷ trọng rất lớn trong tổng cơ cấu cho vay của Ngân hàng. Tỷ lệ này qua 3 năm 2007, 2008, 2009 lần lượt gần bằng 81%, 82% và 88%. Như vậy qua 3 năm ta thấy tỷ trọng doanh số cho vay ngắn hạn trung bình của chi nhánh là trên 80% và tăng nhanh chóng qua các năm. Bởi vì nguồn vốn để cho vay của ngân hàng chủ yếu từ huy động vốn ngắn hạn và cho vay ngắn hạn thì ngân hàng có thể luân chuyển nguồn vốn dễ dàng và giảm thiểu rủi ro do sớm thu hồi vốn cho vay. Hơn nữa thành phố Cần Thơ phát triển đa dạng các ngành nghề nên phần lớn các ngành nghề có chu kỳ vốn ngắn như: xăng dầu, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, thuốc trừ sâu, lúa gạo. Điều này rất có lợi cho hoạt động của Ngân hàng vì có thể chủ động được nguồn vốn và hạn chế rủi ro, do các khoản vay có thời hạn càng ngắn thì rủi ro càng thấp.

4.2.2. Doanh số thu nợ

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng nn và ptnt thành phố cần thơ (Trang 55 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)