KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG TRONG

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn tại chi nhánh ngân hàng nn và ptnt huyện ngã năm tỉnh sóc trăng (Trang 43)

CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU

3.3. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG TRONG

NĂM 2008, 2009, 2010

Trong 3 năm qua hoạt động kinh doanh của chi nhánh NHNo & PTNT huyện Ngã Năm đã thu được nhiều thành quả đáng khích lệ. Qua bảng số liệu (xem phụ lục

1) và đồ thị trên cho thấy thu nhập và chi phí tăng đều nhau. Trong đó nguồn thu nhập chính là từ hoạt động tín dụng (chiếm tỉ lệ trên 95% ), và đi kèm với sự gia tăng thu nhập đó thì hoạt động tín dụng cũng chiếm khoản chi phí đáng kể (chiếm tỉ lệ trên 75%). Đó là nhờ vào những chiến lược đúng đắn của Ban Lãnh Đạo và sự nỗ lực toàn thể nhân viên NHNO &PTNT huyện Ngã Năm. Vì vậy khơng những đáp ứng tốt nhu cầu vốn cho người dân mà còn mang lại lợi nhuận chính cho NH.

0 10,000 20,000 30,000 40,000 50,000 60,000 2008 2009 2010 Năm Số ti ền Tổng thu nhậpTổng chi phí Tổng lợi nhuận

Hình 4: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM (2008 – 2010)

Cụ thể:

Trước tình hình kinh tế khó khăn như năm 2009 thì một doanh nghiệp hay tổ chức kinh tế nào kinh doanh có lợi nhuận là rất khó huống chi đạt được lợi nhuận như kế hoạch đã đề ra, thậm chí họ cịn lâm vào tình trạng phá sản. Nhưng với

Phân tích hoạt động tín dụng phục vụ phát triển nơng nghiệp nơng thơn tại chi nhánh NHNo&PTNT huyện Ngã Năm

NHNO&PTNT huyện Ngã Năm thì chẳng những có lợi nhuận mà còn đạt mục tiêu lợi nhuận đã đề ra. Thực tế là lợi nhuận năm 2009 là 9.776 triệu đồng, tăng 2.640 triệu đồng tương ứng 37% với năm 2008. Nguyên nhân mà tập thể NHNOPTNT huyện Ngã Năm đạt được như vậy là do Ban Lãnh Đạo đã có những hướng đi đúng đắn cho từng

thời điểm và NH luôn chú trọng công tác cho vay, phát triển sản phẩm, dịch vụ nên luôn giữ được mức thu nhập khá cao so với chi phí, đồng thời NH cũng kiểm sốt chi phí rất chặt chẽ, nên mang lại hiệu quả kinh doanh đáng được khích lệ.

Tuy nhiên đến năm 2010 lợi nhuận so với năm 2009 giảm 106 triệu đồng tương

ứng giảm 1,08%. Mặc dù thu nhập năm 2010 tăng 11.131 triệu đồng tương ứng 28,45%, nhưng song song đó chi phí tăng so với năm 2009 38,29% tương ứng 11.237

triệu đồng. Nguyên nhân chính là do chi phí hoạt động tín dụng tăng cao, tăng 35,64% so với năm 2009. Do chính sách thắt chặt tiền tệ của ngân hàng hội sở nên nguồn vốn

huy động trong năm 2010 mặc dù tăng cao nhưng việc cho vay ra rất hạn chế nên một

phần làm ảnh hưởng đến lợi nhuận giảm so với năm 2009.

3.4. THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA NGÂN HÀNG TRONG QUÁ TRÌNH

KINH DOANH 3.4.1. Thuận lợi

- Được sự chỉ đạo của NHNO &PTNT tỉnh Sóc Trăng đã hỗ trợ giúp đỡ cho hoạt

động của chi nhánh.

- Sự quan tâm chỉ đạo của huyện Ủy, UBND huyện, sự giúp đỡ của UBND các xã, thị trấn, đặc biệt là sự kết hợp và giúp đỡ của các phòng ban cấp huyện có liên

quan đến hoạt động của ngân hàng.

- Địa điểm của chi nhánh nằm ở trung tâm huyện, cách mỗi xã không quá 10 Km nên rất thuận lợi cho người dân đến giao dịch. Ngoài ra do gần UBND huyện và các

cơ quan hành chính khác, vì thế sẽ giúp cho ngân hàng tiết kiệm được thời gian, tăng

hiệu quả trong hoạt động kinh doanh, đặc biệt là hoạt động tín dụng (ngân hàng sẽ rút ngắn thời gian khi cho vay hơn vì ngân hàng rất gần UBND, do đó khi khách hàng muốn chứng nhận hồ sơ tín dụng ở UBND thì chỉ trong một thời gian ngắn). Đồng thời sẽ tiết kiệm được chi phí cho khách hàng.

Phân tích hoạt động tín dụng phục vụ phát triển nơng nghiệp nơng thôn tại chi nhánh NHNo&PTNT huyện Ngã Năm

- Được ngân hàng NHNO &PTNT Việt Nam cũng như NHNO &PTNT chi nhánh tỉnh Sóc Trăng khơng ngừng đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ nên vốn huy động và dư nợ cho vay hàng năm của ngân hàng đều tăng lên.

- Tình hình kinh tế huyện đang trên đà phát triển, đời sống người dân khơng ngừng được nâng cao, trình độ học vấn được cải thiện nên đây là điều kiện thuận lợi

để ngân hàng cho vay nhiều hơn vì có nhiều dự án phát triển được triển khai, nhiều

doanh nghiệp được thành lập. Hơn nữa hoạt động vốn cũng mang lại hiệu quả do

người dân dần dần nhận thức được gửi tiền vào ngân hàng là an tồn, ít rủi ro hơn việc mua vàng, đầu tư bất động sản hay đầu tư chứng khoán. Đặc biệt sự đa dạng hóa sản

phẩm dịch vụ cũng sẽ đạt kết quả khả quan hơn.

- Các cán bộ ngân hàng là những người có nhiều kinh nghiệm, nhiệt tình, vui vẻ, có trình độ chun mơn cao (16/18 trình độ đại học). Chủ yếu là những cán bộ tại chỗ và các huyện lân cận nên họ hiểu rõ đời sống, đặc điểm sản xuất của người dân. Điều này rất có ý nghĩa đối với hoạt động tín dụng của ngân hàng.

- Ngân hàng đã chuyển sang sử dụng chương trình IPICAS, nên mọi hoạt động đều do chương trình này quản lý như: hoạt động tín dụng, hoạt động huy động vốn, dịch vụ…Vì thế ngân hàng đã giảm nhiều thủ tục, nhiều khâu trong các hoạt động.

- Hoạt động huy động vốn của ngân hàng ngày càng mang lại hiệu quả, sản phẩm tiền gửi đa dạng và linh hoạt, tổ chức nhiều chương trình khuyến mãi nhằm thu hút

khách hàng đồng thời tăng cường sức cạnh tranh.

- Hoạt động tín dụng thì đối tượng đầu tư đa dạng hơn, cơ cấu hợp lý hơn, cho thấy ngân hàng đáp ứng nhu cầu vốn cho xã hội rất đa dạng. Đồng thời doanh số, dư nợ đều tăng trưởng cao qua các năm, công tác thu nợ phát huy tác dụng nên làm cho tỷ lệ nợ xấu giảm hiệu quả tín dụng ngày càng cao.

- Ngân hàng có ý thức hơn trong rủi ro, tính thanh khoản của ngân hàng ngày

càng tăng, rủi ro tín dụng được cải thiện, rủi ro được phân tán hơn thông qua việc ngân

hàng không cho vay dài hạn và tỷ trọng cho vay trung hạn cũng thấp hơn nhiều so với ngắn hạn.

Phân tích hoạt động tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn tại chi nhánh NHNo&PTNT huyện Ngã Năm

3.4.2. Khó khăn

- Lãi suất khơng ổn định, nhiều lần thay đổi lãi suất làm cho hoạt động ngân hàng

thay đổi đột ngột, phải thường xuyên thay đổi lãi suất cho vay, lãi suất huy động. Mặt

khác ngân hàng cũng phải thay đổi chiến lược kinh doanh.

- Địa bàn huyện thường xuyên xảy ra nhiều dịch bệnh làm đời sống ngừời dân bị giảm sút nên sẽ gây khó khăn cho cơng tác thu nợ, nợ xấu tăng lên dẫn đến hiệu quả kinh doanh sẽ sụt giảm.

- Khách hàng đa số là nông dân, họ là những người chất phát thật thà, trình độ

học vấn thấp, sản xuất theo mùa vụ. Do đó ngân hàng khó triển khai sản phẩm dịch vụ mới và gặp nhiều khó khăn khi giao dịch với họ. Hơn thế ngân hàng sẽ khó quản lý đối với tín dụng vì những nguời này hay sử dụng vốn sai mục đích và trả nợ khơng đúng hạn.

- Trụ sở chính của chi nhánh đã hư nên phải thuê nhờ văn phòng của Ủy Ban Thị Trấn Ngã Năm. Cơ sở vật chất xuống cấp (các máy lạnh hầu như không sử dụng

được), các phịng ban khơng chia ra cụ thể (cả ngân hàng chỉ nằm trong một phịng)

nên mơi trường làm việc rất khó khăn.

- Qui mơ ngân hàng cịn nhỏ so với nhu cầu của địa bàn huyện (có những thời

điểm khách hàng đơng thì ngân hàng phải làm cả ngày thứ 7, chủ nhật, thậm chí làm ban đêm).

- Cán bộ ngân hàng cịn thiếu nên cơng việc của những cán bộ quản lý và nhân viên hay chồng chéo lên nhau.

- Chương trình IPICAS tuy rất hay và hiệu quả nhưng rất khó sử dụng, hay treo

máy hoặc bị lỗi vì cịn mới.

- Xuất hiện nhiều tổ chức tín dụng cạnh tranh như: MHB, quỹ tín dụng, NHCSXH….

3.5. ĐỊNH HƯỚNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG TRONG NĂM 2011 3.5.1. Mục tiêu tổng quát

- Định hướng hoạt động kinh doanh trong tương lai của NH là phấn đấu để thực sự đóng vai trị chủ lực trong việc cung cấp tín dụng cho đầu tư phát triển nơng nghiệp

Phân tích hoạt động tín dụng phục vụ phát triển nơng nghiệp nông thôn tại chi nhánh NHNo&PTNT huyện Ngã Năm

và nông thôn trên địa bàn phù hợp với chính sách, mục tiêu của Đảng và Nhà nước.

Từng bước mở rộng hoạt động một cách vững chắc, an toàn, cung cấp các dịch vụ ngày càng tiện ích thuận lợi đến mọi loại hình doanh nghiệp và dân cư, nâng cao và duy trì hiệu quả hoạt động kinh doanh, chú ý phát triển và bồi dưỡng nguồn nhân lực

để có sức cạnh tranh và thích ứng nhanh chóng với mọi diễn biến của tình hình kinh tế

- xã hội. Quan tâm và tăng cường cơng cụ kiểm tra, kiểm tốn nội bộ, kịp thời phát hiện những sai sót trong hoạt động kinh doanh, có biện pháp chấn chỉnh phù hợp nhằm hạn chế thấp nhất rủi ro trong hoạt động.

- Lựa chọn và mạnh dạn đầu tư tín dụng cho những dự án phát triển nông nghiệp, các doanh nghiệp vừa và nhỏ phục vụ cho nhiệm vụ cơng nghiệp hóa – hiện

đại hóa nơng nghiệp nơng thơn trên địa bàn huyện đang trong thời kỳ hội nhập.

- Trên địa bàn có nhiều Ngân hàng thương mại đang hoạt động và cạnh tranh gay gắt cùng chung mục tiêu là huy động vốn, cho vay hộ sản xuất kinh doanh. Do đó, phải thường xuyên phân tích mơi trường kinh doanh trên cơ sở lợi thế sẵn có để phát huy mở rộng đối tượng đầu tư thu hút khách hàng.

3.5.2. Định hướng các chỉ tiêu tăng trưởng năm 2011

- Vốn huy động năm 2011 là 140.000 triệu đồng. - Dư nợ thực tế đạt 218.000 triệu đồng.

- Tài chính: đạt hệ số 1, đủ để trả lương cho nhân viên. - Tỷ lệ nợ xấu thấp hơn 1%.

- Nguồn thu từ ngồi tín dụng tăng 30%.

v Một số giải pháp để đạt được các chỉ tiêu tăng trưởng năm 2011 - Chỉ đạo cán bộ bám sát địa bàn kịp thời xử lý và thu hồi nợ đến hạn.

- Tổ tiếp thị và huy động vốn đến tận nhà khách hàng để tiếp thị các sản phẩm của ngân hàng: chi trả kiều hối, bảo hiểm, tiền gửi. Ngồi ra cịn tư vấn khách hàng về đầu tư tín dụng.

- Triển khai dịch vụ trả lương qua thẻ tại các phòng ban cấp huyện. - Khai thác triệt để các nguồn thu ngồi tín dụng.

Phân tích hoạt động tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn tại chi nhánh NHNo&PTNT huyện Ngã Năm

- Tập trung vào lĩnh vực nông nghiệp, nơng thơn.

Phân tích hoạt động tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn tại chi nhánh NHNo&PTNT huyện Ngã Năm

CHƯƠNG 4

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG

PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN NƠNG NGHIỆP NÔNG THÔN

CỦA CHI NHÁNH NHNo&PTNT HUYỆN NGÃ NĂM

4.1. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN

NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN CỦA CHI NHÁNH NHNo&PTNT HUYỆN

NGÃ NĂM.

4.1.1. Phân tích tình hình nguồn vốn của ngân hàng

Bất kỳ một tổ chức kinh tế nào cũng vậy muốn vận hành được thì phải có vốn

để mua nguyên liệu đầu vào, thuê nhân công, mua máy móc thiết bị…. Nếu thiếu vốn

thì sản xuất bị đình trệ, khơng đủ vốn trang trải chi phí kinh doanh nên hiệu quả kinh doanh sẽ giảm sút, thậm chí dẫn đến tình trạng phá sản. Nên vốn là một yếu tố vơ cùng quan trọng, nó quyết định sự sống còn của mọi tổ chức kinh tế dù lớn hay nhỏ. Ngân hàng cũng thế, cần vốn để thành lập và hoạt động, và quan trọng là một tổ chức kinh doanh tiền tệ nên muốn đáp ứng được các nhu cầu thanh toán, giao dịch hay vay vốn của khách hàng, trước tiên ngân hàng cần phải có được một số vốn vững mạnh. Do đó việc tạo lập vốn là vấn đề quan trọng hàng đầu trong quá trình kinh doanh của ngân hàng. Theo nguyên tắc đó, NHNo&PTNT đã trang bị cho mình số vốn đủ để đáp ứng nhu cầu của khách hàng dựa trên các nguồn như: Vốn điều chuyển, vốn huy động đáp

ứng nhu cầu tín dụng cho xã hội, từ đó thúc đẩy đầu tư, kích thích sản xuất kinh doanh đưa nền kinh tế phát triển một cách bền vững và hiệu quả.

Nắm được tầm quan trọng của vốn đến hoạt động kinh doanh, chi nhánh NHNO&PTNT huyện Ngã Năm luôn xem vốn là mối quan tâm hàng đầu trong suốt quá trình hoạt động. Là một chi nhánh cấp II của NHNO&PTNTViệt Nam, chịu sự

điều hành trực tiếp của NHNO&PTNT tỉnh Sóc Trăng nên nguồn vốn của NH chủ yếu

là: Vốn huy động và vốn điều chuyển từ NH cấp trên. Mỗi loại nguồn vốn đều có chi phí sử dụng vốn khác nhau, do đó trong cơ cấu vốn thì tỷ trọng mỗi nguồn vốn ở mỗi thời kỳ, mỗi giai đoạn khác nhau đều mang lại hiệu quả kinh doanh khác nhau. Thông

Phân tích hoạt động tín dụng phục vụ phát triển nơng nghiệp nơng thơn tại chi nhánh NHNo&PTNT huyện Ngã Năm

vốn vay trên thị trường liên ngân hàng của ngân hàng cấp trên. Nên chi phí sử dụng vốn điều chuyển sẽ cao hơn nhiều so với chi phí huy động. Việc hạn chế vốn điều chuyển không những giúp cho NH tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả kinh doanh mà cịn làm tăng tính tự chủ, kinh doanh độc lập khơng lệ thuộc vào tổ chức kinh tế nào cả

cho NH. Sau đây là diễn biến cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng trong 3 năm (2008 -

2010).

Bảng 1:TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN CỦA NHNO&PTNT HUYỆN NGÃ NĂM TRONG 3 NĂM (2008 – 2010)

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm Chênh lệch

2008 2009 2010 2009/2008 2010/2009

Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền %

Vốn huy động 50.498 74.186 119.102 23.688 46,91 44.916 60,55

Vốn điều chuyển 127.982 139.990 159.101 12.008 9,38 19.111 13,65

Tổng cộng 178.480 214.176 278.203 35.696 20,00 64.027 29,89

(Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh NHNO & PTNT huyện Ngã Năm)

Nhìn chung nguồn vốn của ngân hàng tăng đều qua các năm cụ thể là: Năm 2008, tổng nguồn vốn là 178.480 triệu đồng, trong đó tỷ trọng vốn huy động chiếm 28% tương ứng 50.498 triệu đồng. Trong khi NH phải nhận vốn từ NH cấp trên xuống tới 127.982 triệu đồng (chiếm 72% tổng nguồn vốn) mới đáp ứng đủ nhu cầu tín dụng của người dân để sản xuất kinh doanh trên địa bàn huyện.

Năm 2009, với sự biến động phức tạp của giá cả tác động không nhỏ đến ý thức

gửi tiền của người dân. Gửi tiền vừa an toàn vừa hưởng lãi suất cao (do yếu tố cạnh tranh giữa các tổ chức tín dụng trong hoạt động huy động vốn). Đó là ngun nhân chính làm nguồn vốn năm 2009 đạt được 214.176 triệu đồng, tăng 35.696 triệu đồng

Phân tích hoạt động tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn tại chi nhánh NHNo&PTNT huyện Ngã Năm

23.688 triệu đồng tương ứng 46,91%. Còn vốn điều chuyển nhận từ NH cấp trên là 139.990 triệu đồng tăng 9,38% so với năm trước, chiếm 65% tổng nguồn vốn.

Bước sang năm 2010 nguồn vốn của NH tiếp tục tăng so với năm 2009 là 64.027 triệu đồng tương ứng 29,89%, đạt 278.203 triệu đồng. Trong đó huy động vốn

tăng 60,55% tương ứng 44.916 triệu đồng. Bên cạnh đó nguồn vốn điều chuyển tăng

nhưng không đáng kể, tăng 13,65%, cao hơn tốc độ tăng năm 2009 so với 2008 là

4,27%. Do chính sách của NH tỉnh Sóc Trăng là kinh doanh chủ yếu bằng nguồn vốn

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn tại chi nhánh ngân hàng nn và ptnt huyện ngã năm tỉnh sóc trăng (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)