KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng đối với doanh nghệp vừa và nhỏ tại ngân hàng tmcp phương đông – cn tây đô (Trang 59 - 61)

6.1. Kết luận

Cùng với sự lớn mạnh của OCB thì OCB Chi nhánh Tây Đơ cũng ngày càng phát triển và khẳng định mình đối với nền kinh tế địa phương. OCB Chi nhánh Tây Đô trong những năm vừa qua đã tích cực trong cơng tác huy động vốn để đáp ứng nhu

cầu đa dạng của dân cư, của các thành phần kinh tế. Tuy nhiên, trong hoạt động tín

dụng đối với các DNNVV là chưa được khả quan, doanh số cho vay của Chi nhánh

dành cho các doanh nghiệp này là chưa ổn định, doanh số thu nợ cũng vậy, nợ xấu của nhóm đối tượng này đã tăng lên.

Nâng cao chất lượng tín dụng khi cho vay vốn đối với các DNNVV là vấn đề quan tâm hàng đầu của hầu hết các NHTM nói chung và OCB Chi nhánh Tây Đơ nói

riêng. Vì chất lượng của các khoản tín dụng ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp cũng như của Ngân hàng. Mặt khác, tín dụng cịn có tác động

trực tiếp trong việc kích thích nền kinh tế phát triển, góp phần đẩy nhanh tiến trình xây dựng đất nước bằng cách tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hoạt động ngày càng có hiệu quả.

6.2. Kiến nghị

6.2.1. Kiến nghị đối với DNVVN

Có thể nói, ngành Ngân hàng đã có rất nhiều nỗ lực trong việc tổ chức thực

hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước và Chính phủ đối với việc phát triển DNNVV.

Tuy nhiên, để thực sự nâng cao hiệu quả đầu tư vốn tín dụng thì bản thân các DNNVV cũng cần phải:

Các DNNVV cần nghiên cứu và điều chỉnh chiến lược kinh doanh phù

hợp với thị trường trong nước và quốc tế. Các DNNVV phải đánh giá lại chiến lược kinh doanh của mình bao gồm cả chiến lược sản phẩm và chiến lược phát triển nguồn nhân lực….

Thiết bị, công nghệ hiện đại là cơ sở để nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm và tác động mạnh đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.

6.2.2. Kiến nghị đối với Hội Sở

Khai thác tối đa mọi nguồn vốn có lãi suất thấp để đáp ứng tốt nhất nhu cầu

vốn của các DNNVV với lãi suất cho vay linh hoạt, cạnh tranh. Để tăng trưởng nguồn vốn mạnh hơn nữa, Ngân hàng cần phối hợp với UBND, Đoàn thể các cấp để thực

hiện công tác tuyên truyền, tiếp thị, quảng bá các loại hình tiền gửi tiết kiệm cho mọi người.

Cần quan tâm xây dựng phát triển nguồn nhân lực con người. Song song với việc chú trọng với lực lượng nhân viên sẵn có với khả năng và yêu cầu công tác, CN nên tổ chức bồi dưỡng, nâng cao chất lượng cán bộ nhân viên cả về phẩm chất lẫn trình độ chun mơn, khuyến khích các sáng kiến cải tiến công tác

Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất khang trang thêm để tăng vị thế cạnh tranh,

phát huy hơn nữa việc áp dụng công nghệ thông tin hiện đại trong Ngân hàng.

Nâng cao chất lượng tư vấn cho các DNNVV: Ngân hàng cần xây dựng được

chương trình tích hợp tất cả thơng tin của khách hàng để sử dụng làm dữ liệu dùng

cho tư vấn khách hàng trong quá trình cung cấp các dịch vụ của Ngân hàng thì sẽ mang lại hiệu quả lớn hơn cho hoạt động của các doanh nghiệp.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ths. Thái Văn Đại (2007). Giáo trình nghiệp vụ ngân hàng thương mại, Tủ

sách Đại học Cần Thơ.

2. PGS.TS. Nguyễn Đăng Dờn (2004). Tiền tệ ngân hàng, NXB Thống kê.

3. Phạm Thị Xuân Lan, 2009, Phân tích hiệu quả huy động vốn tại NHTMCP

Công thương VN – CN Trà Nóc, luận văn tốt nghiệp lớp Tài chính Ngân hàng, trường Đại học Cần Thơ

4. Phạm Quang Khải, 2008, Phân tích hiệu quả hoạt động cho vay doanh nghiệp tại ABBank – chi nhánh Cần Thơ, Luận văn tốt nghiệp đại học Cần Thơ.

5. Hoàng Kim (2001). Tiền tệ Ngân hàng-Thị trường Tài chính, NXB Tài chính.

6. TS. Lê Văn Tư (2005). Quản trị ngân hàng, Nhà xuất bản Tài chính

7. Từ Văn Sơn, 2008, Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng tại Ngân hàng phát

triển nhà ĐB SCL, chi nhánh An Giang, Luận văn tốt nghiệp, Trường Đại học Cần Thơ.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng đối với doanh nghệp vừa và nhỏ tại ngân hàng tmcp phương đông – cn tây đô (Trang 59 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)