.Thẩm quyền xử lý kỷ luật

Một phần của tài liệu Quy trình xử lý kỷ luật công chức (Trang 37 - 39)

Thẩm quyền là phƣơng tiện để các chủ thể thực hiện một cơng việc nào đó trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình. Do đó, việc xác định thẩm quyền có

64 Khoản 1, Điều 23 NĐ 34/2011/NĐ-CP.

65

Khoản 2, Điều 23 NĐ 34/2011/NĐ-CP.

ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống xã hội, giúp các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình từ đó thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của tập thể.

Thẩm quyền xử lý kỷ luật công chức là phạm vi quyền hạn của các chủ thể có thẩm quyền trong việc xem xét, giải quyết các hành vi vi phạm kỷ luật của công chức. Chỉ những chủ thể đƣợc Nhà nƣớc thông qua pháp luật trao quyền thay mặt cho Nhà nƣớc xử lý kỷ luật cơng chức thì mới có quyền tiến hành xử lý kỷ luật công chức. Điều này làm cho việc xử lý đƣợc thống nhất, không mâu thuẫn, chồng chéo về thẩm quyền. Để làm đƣợc điều đó các chủ thể có thẩm quyền phải nắm rõ các quy định của pháp luật để thực hiện đúng nhiệm vụ, quyền hạn của mình.

Thẩm quyền xử lý kỷ luật công chức đƣợc quy định tại NĐ 34/2011/NĐ-CP, cụ thể:

Thứ nhất, đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý, ngƣời đứng đầu cơ

quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền bổ nhiệm tiến hành xử lý kỷ luật và quyết định hình thức kỷ luật67

.

Công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý khơng thể tự mình kỷ luật mình đƣợc mà phải có chủ thể khác tiến hành xử lý kỷ luật, đó là ngƣời đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền bổ nhiệm để đảm bảo tính khách quan, cơng bằng.

Thứ hai, đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý, ngƣời đứng

đầu cơ quan quản lý hoặc ngƣời đứng đầu cơ quan đƣợc phân cấp quản lý công chức tiến hành xử lý kỷ luật và quyết định hình thức kỷ luật68.

Điều này phù hợp với nghĩa vụ đƣợc quy định đối với cán bộ, công chức là ngƣời đứng đầu. Nghĩa vụ này đƣợc quy định cụ thể tại khoản 4, Điều 10 Luật Cán bộ, công chức 2008 nhƣ sau: cán bộ công chức là ngƣời đứng đầu có nghĩa vụxử lý kịp thời, nghiêm minh cán bộ, cơng chức thuộc quyền quản lý có hành vi vi phạm kỷ luật, pháp luật, có thái độ quan liêu, hách dịch, cửa quyền, gây phiền hà cho công dân.

Thứ ba, đối với công chức biệt phái, ngƣời đứng đầu cơ quan nơi công chức

đƣợc cử đến biệt phái tiến hành xử lý kỷ luật, quyết định hình thức kỷ luật và gửi hồ sơ, quyết định kỷ luật về cơ quan quản lý công chức biệt phái69.

Biệt phái là việccông chức của cơ quan, tổ chức, đơn vị này đƣợc cửđến làm việc tại cơ quan, tổ chức, đơn vị khác theo yêu cầu nhiệm vụ70. Nghị định số

67 Khoản 1, Điều 15 NĐ 34/2011/NĐ-CP.

68

Khoản 2, Điều 15 NĐ 34/2011/NĐ-CP.

24/2010/NĐ-CP của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý cơng chức có quy định tại khoản 3, Điều 37 nhƣ sau: “Công chức đƣợc cử biệt phái chịu sự phân cơng, bố trí, đánh giá, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ công tác của cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi đƣợc biệt phái đến và vẫn thuộc biên chế của cơ quan, tổ chức, đơn vị cử biệt phái”. Nhƣ vậy, đối với công chức đƣợc cử biệt phái có điểm đặc thù hơn so với cơng chức thông thƣờng khác, họ phải chịu sự quản lý của hai cơ quan, một là cơ quan nơi họ đƣợc biệt phái đến, một là cơ quan cử biệt phái. Chính vì vậy, việc xử lý kỷ luật cơng chức biệt phái cũng có nét đặc thù, cơ quan nơi công chức đƣợc biệt phái đến xử lý kỷ luật nhƣng phải gửi hồ sơ, quyết định kỷ luật về cơ quan quản lý cơng chức biệt phái, vì cơng chức biệt phái vẫn thuộc biên chế của cơ quan này để cơ quan này.

Thứ tư, đối với công chức đã chuyển công tác mới phát hiện có hành vi vi

phạm pháp luật mà cịn trong thời hiệu quy định, thì ngƣời đứng đầu cơ quan quản lý công chức trƣớc đây tiến hành xử lý kỷ luật, quyết định hình thức kỷ luật và gửi hồ sơ, quyết định kỷ luật về cơ quan đang quản lý công chức. Nếu cơ quan, tổ chức, đơn vị trƣớc đây đã giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách thì những ngƣời có trách nhiệm liên quan phải bàn giao hồ sơ để cơ quan đang quản lý công chức thực hiện việc xử lý kỷ luật71.

Quy định này là hợp lý, khơng những tránh tình trạng hành vi vi phạm kỷ luật của công chức trƣớc khi chuyển công tác khơng đƣợc xử lý mà cịn đảm bảo cho việc không chồng chéo thẩm quyền xử lý của các cơ quan liên quan, tạo sự nhịp nhàng trong giải quyết kỷ luật.

Một phần của tài liệu Quy trình xử lý kỷ luật công chức (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)