Quyền khiếu nại của công chức

Một phần của tài liệu Quy trình xử lý kỷ luật công chức (Trang 41 - 42)

1.2.4.2 .Trình tự ra quyết định kỷ luật

1.2.5.1. Quyền khiếu nại của công chức

Khiếu nại là một trong những quyền cơ bản của công đƣợc ghi nhận trong Hiến pháp và cụ thể hóa trong các văn bản của pháp luật. Khoản 1, Điều 30 Hiến pháp 2013 quy định: “Mọi người có quyền khiếu nại, tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân”.

Khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục do Luật khiếu nại quy định đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nƣớc, của ngƣời có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nƣớc hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, cơng chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình76

.

Khiếu nại quyết định kỷ luật là việc cán bộ, công chức theo thủ tục do Luật Khiếu nại quy định đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định kỷ luật cán bộ, cơng chức khi có căn cứ cho rằng quyết định đó là trái pháp luật, xâm phạm trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình77.

Nhƣ vậy, khi cơng chức có căn cứ cho rằng quyết định kỷ luật công chức trái pháp luật, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của mình thì có quyền khiếu nại lên cơ quan có thẩm quyền để giải quyết. Pháp luật về khiếu nại quy định về quyền khiếu nại của công chức nhƣ sau:

- Về hình thức khiếu nại:

Điều 49 Luật Khiếu nại quy định việc khiếu nại phải đƣợc thực hiện bằng đơn. Trong đơn khiếu nại phải ghi rõ ngày, tháng, năm; họ, tên, địa chỉ của ngƣời khiếu nại; nội dung, lý do khiếu nại, yêu cầu của ngƣời khiếu nại và có chữ ký của ngƣời khiếu nại. Đơn khiếu nại lần đầu phải đƣợc gửi đến ngƣời đã ra quyết định kỷ luật. Đơn khiếu nại lần hai đƣợc gửi đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai.

- Về thời hiệu khiếu nại:

Thời hiệu khiếu nại là khoảng thời gian mà pháp luật quy định cho cơng dân có quyền khiếu nại đối với các quyết định hành chính, hành vi hành chính. Nếu hết thời gian quy định đó mà ngƣời khiếu nại khơng thực hiện việc khiếu nại thì xem

76

Điều 2 Luật Khiếu nại 2011.

nhƣ họ đã từ bỏ quyền khiếu nại, nếu khiếu nại khi hết thời hiệu thì khơng đƣợc cơ quan có thẩm quyền thụ lý giải quyết nữa.

Thời hiệu khiếu nại đối với quyết định kỷ luật của công chức đƣợc quy định tại Điều 48 Luật Khiếu nại 2011 cụ thể nhƣ sau:

Thời hiệu khiếu nại lần đầu là 15 ngày, kể từ ngày cán bộ, công chức nhận đƣợc quyết định kỷ luật.

Thời hiệu khiếu nại lần hai là 10 ngày, kể từ ngày cán bộ, công chức nhận đƣợc quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu; đối với quyết định kỷ luật buộc thôi việc thì thời hiệu khiếu nại lần hai là 30 ngày, kể từ ngày cán bộ, công chức nhận đƣợc quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu.

Trƣờng hợp ngƣời khiếu nại không thực hiện đƣợc quyền khiếu nại theo đúng thời hiệu vì ốm đau, thiên tai, địch họa, đi công tác, học tập ở nơi xa hoặc vì những trở ngại khách quan khác thì thời gian có trở ngại đó khơng tính vào thời hiệu khiếu nại.

- Về trình tự, thủ tục khiếu nại:

Khi có căn cứ cho rằng quyết định kỷ luật công chức là trái pháp luật, xâm phạm trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình thì cơng chức có quyền gửi khiếu nại lần đầu đến ngƣời đã ra quyết định kỷ luật. Trƣờng hợp ngƣời khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết lần đầu hoặc quá thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu mà khiếu nại khơng đƣợc giải quyết thì có quyền khiếu nại lần hai đến Thủ trƣởng cấp trên trực tiếp của ngƣời có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu.

Một phần của tài liệu Quy trình xử lý kỷ luật công chức (Trang 41 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)