Về việc mở, đóng tài khoản vốn đầu tƣ trực tiếp

Một phần của tài liệu Quy định pháp luật về tài khoản vốn đầu tư trực tiếp của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (Trang 33 - 38)

2.1.1. Nội dung bất cập

Như đã đề cập tại chương 1, đa phần các doanh nghiệp có vốn FDI phải đóng, mở tài khoản khi có thay đổi tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ trong doanh nghiệp của NĐTNN (xuống thấp hơn 51% hoặc tăng từ 51% trở lên). Tuy nhiên, trong quá trình vận hành của doanh nghiệp, tỉ lệ vốn sở hữu của NĐTNN có thể dao động trên dưới 51% nhiều hơn một lần, hệ quả kéo theo là doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục đóng, mở TKVĐTTT liên tục. Xét về tính bề mặt, các thủ tục trên là mối quan hệ giữa ngân hàng và doanh nghiệp, nhưng thực tế chúng đã gián tiếp gây khó khăn cho việc thực hiện quyền tự do chuyển nhượng vốn, cổ phần của NĐTNN theo Luật Doanh nghiệp 2014. Cả doanh nghiệp và nhà đầu tư có khả năng gặp những khó khăn điển hình dưới đây:

Thứ nhất, khó khăn về thủ tục, giấy tờ, chi phí khi mở TKVĐTTT và các tài khoản khác liên quan.

Doanh nghiệp có vốn FDI nhiều khả năng sẽ gặp phải các khó khăn về thủ tục, giấy tờ, chi phí khơng cần thiết. Chẳng hạn, doanh nghiệp phải mất nhiều thời gian, chi phí để chuẩn bị các giấy tờ mở TKVĐTTT cho mỗi lần đóng, mở tài khoản, thu thập chữ ký của các thành viên trong hội đồng thành viên/hội đồng quản trị trong các văn bản về bổ nhiệm kế toán trưởng hoặc văn bản ủy quyền mở tài khoản TKVĐTTT,… Với yêu cầu về ngôn ngữ tiếng Việt đối với một số tài liệu đặc thù, doanh nghiệp có vốn FDI có thể phải chi trả cho các chi phí liên quan đến thủ tục hợp pháp hóa lãnh sự các giấy tờ do cơ quan công quyền nước ngồi cấp, chi phí dịch thuật và chứng nhận bản dịch các tài liệu này60.

Mặt khác, đi liền với việc doanh nghiệp đóng TKVĐTTT là việc NĐTNN trong doanh nghiệp phải mở TKVĐTGT để tiếp tục thực hiện hoạt động đầu tư tại Việt Nam. Việc chuẩn bị hồ sơ mở tài khoản có thể tương đối dễ dàng đối với các NĐTNN là cá nhân, nhưng đối với NĐTNN là tổ chức có thể sẽ phức tạp hơn. Bởi lẽ đa phần các quyết định trong tổ chức là các quyết định của tập thể và việc mở TKVĐTGT cũng là quyết định quan trọng ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư tại Việt Nam của tổ chức ấy. Do đó, có khả năng các tài liệu trong hồ sơ cần có sự chấp thuận của ban lãnh đạo tổ chức tại nước ngoài.

60

29

Việc đóng, mở liên tục TKVĐTTT còn tác động đến tài khoản vay, trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp. Trong phạm vi nghiên cứu của khóa luận, tác giả không thể tập trung làm rõ mọi vấn đề liên quan đến hoạt động vay, trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp. Nhưng như đã đề cập tại mục 1.3.2.2 của khóa luận này, đối với với doanh nghiệp có vốn FDI, TKVĐTTT cũng đồng thời là tài khoản vay, trả nợ nước ngồi của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có vốn FDI có nghĩa vụ sử dụng TKVĐTTT để thực hiện các giao dịch liên quan đến khoản vay trung, dài hạn nước ngồi và có quyền sử dụng TKVĐTTT đối với các khoản vay ngắn hạn. Ngược lại, các doanh nghiệp không phải là doanh nghiệp có vốn FDI thì phải mở tài khoản vay, trả nợ nước ngoài khác để thực hiện các giao dịch thu chi liên quan đến hoạt động vay này61. Như vậy, có thể thấy, việc đóng TKVĐTTT sẽ dẫn đến hệ quả doanh nghiệp phải tiến hành thủ tục mở thêm các tài khoản vay, trả nợ nước ngoài. Và ngược lại, khi doanh nghiệp lại đủ điều kiện mở lại TKVĐTTT, các giao dịch vay, rút vốn, trả nợ gốc, nợ lãi trung và dài hạn của doanh nghiệp lại phải chuyển từ tài khoản vay có sẵn sang TKVĐTTT. Điều này đã gián tiếp gây khó khăn về thủ tục, giấy tờ, chi phí cho doanh nghiệp trong việc thực hiện hoạt động vay vốn nước ngồi của mình.

Thứ hai, khó khăn trong cơ chế chuyển tiền qua lại giữa TKVĐTTT và các tài khoản ngân hàng khác khi đóng/mở TKVĐTTT.

Thông tư 06/2019/TT-NHNN quy định rất chi tiết về các trường hợp đóng, mở TKVĐTTT của các doanh nghiệp có NĐTNN góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp. Tuy nhiên, Thông tư không quy định cơ chế chuyển tiền từ TKVĐTTT được mở đứng tên của doanh nghiệp sang TKVĐTGT được mở đứng tên của các NĐTNN. Như đã đề cập tại chương 1, có thể thấy rằng Thơng tư sẽ u cầu doanh nghiệp này phải mở lại TKVĐTTT khi đáp ứng các điều kiện của một doanh nghiệp có vốn FDI tại một thời điểm bất kỳ trong tương lai. Câu hỏi ngược lại được đặt ra là việc chuyển tiền từ TKVĐTGT được mở đứng tên của các NĐTNN sang TKVĐTTT được mở lại sau đó sẽ được thực hiện như thế nào62. Cơ chế này cũng được đặt ra tương tự đối với TKVĐTTT và tài khoản vay, trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp.

Về bản chất, TKVĐTTT là tài khoản thanh tốn và Thơng tư 23/2014/TT- NHNN sửa đổi cho phép chủ tài khoản có quyền tự quyết đối với các số tiền trong tài khoản khi thực hiện đóng TKVĐTTT. Tuy nhiên, việc giải quyết các số dư trong TKVĐTTT lại không phải là việc đơn giản. Vì căn cứ vào hoạt động thu chi bắt

61

Điều 24, Điều 26, Điều 27, Điều 30 Thông tư 03/2016/TT-NHNN; sửa đổi bởi Thông tư 05/2016/TT- NHNN.

62Hà Vương, “Quy định mới về tài khoản vốn đầu tư trực tiếp tại Việt Nam”, http://vision- associates.com/vi/new-regulation-on-dica-in-vietnam/, truy cập ngày 29/04/2020.

30

buộc tiến hành tại TKVĐTTT, có thể thấy số tiền trong tài khoản gồm các loại dưới đây:

(i) Khoản tiền là tài sản của doanh nghiệp: Số tiền này bao gồm tiền vốn doanh nghiệp từ hoạt động góp vốn thành lập, góp vốn thêm, hoạt động vay nước ngoài; tiền thăng dư từ việc bán cổ phần của doanh nghiệp; tiền thu được từ hoạt động chuyển nhượng dự án đầu tư; khoản tiền thu được từ doanh thu bán sản phẩm dầu khí trong nước đối với các doanh nghiệp dầu khí theo pháp luật dầu khí; … Do khoản tiền trên là tài sản của doanh nghiệp, nên sau khi đóng TKVĐTTT doanh nghiệp có quyền chuyển đến các tài khoản thanh tốn thơng thường do doanh nghiệp làm chủ sở hữu;

(ii) Khoản tiền không phải tài sản của doanh nghiệp: Số tiền này do các nhà đầu tư trong doanh nghiệp gửi vào TKVĐTTT khi thực hiện các giao dịch thu chi bắt buộc sử dụng tài khoản này. Điển hình là số tiền thanh toán giá trị chuyển vốn đầu tư giữa người không cư trú và người cư trú với nhau hoặc khoản lợi nhuận, khoản thu hợp pháp khác của NĐTNN gửi vào TKVĐTTT để chuyển về nước. Về nguyên tắc, khi doanh nghiệp đóng TKVĐTTT, các số tiền phải được chuyển về cho chủ sở hữu đích thực của chúng. Nghĩa là, tiền thanh tốn giá trị chuyển nhượng vốn đầu tư được chuyển cho bên chuyển nhượng, còn lợi nhuận của NĐTNN được chuyển ra nước ngoài hoặc gửi trả về tài khoản thanh toán của NĐTNN ở Việt Nam nếu khoản lợi nhuận chưa đủ điều kiện chuyển về nước;

(iii) Tiền lãi do ngân hàng trả từ việc gửi tiền trong TKVĐTTT: Theo như quy định Thông tư 23/2014/TT-NHNN sửa đổi, chủ TKVĐTTT vẫn được hưởng lãi suất tiền gửi khơng kì hạn đối với số tiền gửi trong tài khoản. Như đã phân tích tại mục (i), (ii), khoản tiền trong TKVĐTTT có thể là tài sản của doanh nghiệp hoặc không phải là tài sản của doanh nghiệp. Về mặt nguyên tắc nên xác định số tiền lãi nào phát sinh từ các khoản tiền quy định từ mục (i) và mục (ii) để chi trả về cho chính chủ sở hữu của chúng. Nhưng đây chỉ là phương án mang tính lý thuyết do hiện nay các ngân hàng chủ yếu trả lãi dựa trên số dư trong tài khoản nên quá trình xác định lại số tiền lãi được tính từ nguồn tiền gốc khó thực hiện trên thực tế và tốn nhiều thời gian cho các ngân hàng. Thông tư 06/2019/TT-NHNN không quy định rõ về vấn đề này nên việc xử lý khoản tiền lãi phát sinh từ các khoản tiền vẫn phụ thuộc vào ý chí của các doanh nghiệp. Thực tế, hiện nay mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn hàng tháng của các ngân hàng dao động tư 0.2%-0.5%. Dù mức lãi suất trên không quá cao, nhưng đối với các doanh nghiệp có tiềm lực tài chính mạnh thì số tiền

31

lãi này cũng là một con số không nhỏ. Từ đây, nếu doanh nghiệp giải quyết khơng thỏa đáng thì doanh nghiệp có thể vướng phải các mâu thuẫn, tranh chấp tiềm năng với nhà đầu tư.

Thứ ba, khó khăn của NĐTNN là người cư trú khi doanh nghiệp đóng TKVĐTTT.

Khi doanh nghiệp đóng TKVĐTTT, Thơng tư 06/2019/TT-NHNN chỉ u cầu NĐTNN là người không cư trú có sở hữu cổ phần, phần vốn góp tại doanh nghiệp mở TKVĐTGT để tiếp tục thực hiện hoạt động đầu tư tại Việt Nam. Quy định trên cũng phù hợp với Thông tư 05/2014/TT-NHNN hướng dẫn việc mở và sử dụng tài khoản vốn đầu tư gián tiếp để thực hiện hoạt động đầu tư gián tiếp nước ngồi tại Việt Nam (Thơng tư 05/2014/TT-NHNN), theo đó, đối tượng điều chỉnh của văn bản này chỉ giới hạn ở các NĐTNN là người không cư trú thực hiện hoạt động đầu tư gián tiếp tại Việt Nam. Tuy nhiên, một câu hỏi được đặt ra là những NĐTNN là người cư trú tại Việt Nam sẽ phải dùng tài khoản nào để tiếp tục thực hiện giao dịch thu chi liên quan đến hoạt động đầu tư của mình khi doanh nghiệp đóng TKVĐTTT.

Trên thực tế, có khơng ít các NĐTNN là người cư trú gặp khó khăn trong việc xác định và mở loại tài khoản ngân hàng để thanh toán các giao dịch liên quan đến hoạt động đầu tư. Điển hình như trường hợp của công ty TNHH Sản xuất và Thương mại F&S: Ơng A có quốc tịch Hàn Quốc đã và đang sinh sống làm việc tại Việt Nam hơn 10 năm, có phát sinh thu nhập tiền lương tại Việt Nam và được chi trả vào tài khoản ngân hàng Vietcombank. Ông A mua phần vốn góp Cơng ty TNHH Sản xuất và Thương mại F&S. Khi tiến hành chuyển tiền để thanh toán cho giao dịch mua phần vốn góp, chi nhánh ngân hàng thương mại nơi Công ty F&S mở TKVĐTTT từ chối nhận tiền được chuyển từ tài khoản lương Vietcombank ở Việt Nam, mà yêu cầu ông A về Hàn Quốc mở tài khoản ngân hàng tại Hàn Quốc, sau đó chuyển tiền từ tài khoản này vào TKVĐTTT. Nhưng ngân hàng ở Hàn Quốc lại khơng đồng ý cho ơng A mở tài khoản vì lý do ơng khơng cịn thường xun sinh sống tại Hàn Quốc nữa. Trong công văn số 5661/NHNN-QLNH ngày 24/07/2019, phúc đáp cho trường hợp của công ty F&S và ông A, Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn theo hướng cho phép ông A sử dụng tài khoản Vietcombank của mình để thực hiện giao dịch trên. Bởi lẽ, theo Thông tư 16/2014/TT-NHNN cho phép người cư trú là cá nhân nước ngoài được sử dụng tài khoản ngoại tệ và bằng đồng Việt Nam tại ngân hàng được phép để thực hiện giao dịch chi chuyển tiền thanh toán cho các giao dịch được phép thanh toán trong nước theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam.

32

Như vậy, theo tinh thần của Công văn 5661/NHNN-QLNH, đối với các trường hợp không được quy định tại Thông tư 06/2019/TT-NHNN và Thông tư 05/2014/TT-NHNN, đối tượng NĐTNN là người khơng cư trú có quyền sử dụng tài khoản thanh toán bằng đồng Việt Nam hoặc bằng đồng ngoại tệ của mình mở tại ngân hàng được phép để thực hiện các giao dịch liên quan đến hoạt động đầu tư của mình. Tóm lại, khi doanh nghiệp đóng TKVĐTTT, các NĐTNN là người không cư trú phải thực hiện mở TKVĐTGT và NĐTNN là người cư trú có thể mở tài khoản thanh toán bằng đồng Việt Nam hoặc đồng ngoại tệ tại các ngân hàng được phép của Việt Nam để tiếp tục thực hiện hoạt động đầu tư của mình.

Theo quan điểm của tác giả, Ngân hàng Nhà nước đã đưa ra các phúc đáp dựa trên các căn cứ pháp lý có tính thuyết phục. Tuy nhiên, các cơng văn nêu trên chỉ mang tính chất phúc đáp và mang tính cá biệt, mà khơng có hiệu lực bắt buộc chung đối với mọi trường hợp. Tác giả cho rằng, các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý ngoại hối trong hoạt động đầu tư trực tiếp và gián tiếp, điển hình như Thơng tư 06/2019/TT-NHNN, nên quy định minh thị tinh thần của công văn trên. Các cơ sở pháp lý rõ ràng sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các NĐTNN và ngân hàng thương mại trong hoạt động xử lý hệ quả của việc đóng/mở TKVĐTTT.

Tóm lại, bởi vì việc mở, đóng TKVĐTTT phụ thuộc vào tỉ lệ sở hữu của NĐTNN trong doanh nghiệp nên có thể dẫn đến việc doanh nghiệp thực đóng mở TKVĐTTT nhiều lần và tạo khơng ít khó khăn trong thực tế.

2.1.2. Kiến nghị hồn thiện

Từ những phân tích tại mục 2.1.1, tác giả kiến nghị, pháp luật quản lý ngoại hối nên điều chỉnh các quy định về chủ thể mở TKVĐTTT, quy định về đóng, mở TKVĐTTT theo hướng hạn chế sự phụ thuộc vào tỉ lệ sở hữu vốn của NĐTNN trong doanh nghiệp. Cụ thể, các doanh nghiệp ln duy trì một tài khoản vốn, bất kể tỉ lệ sở hữu vốn của NĐTNN có dao động từ 51% trở lên hay dưới 51% vốn điều lệ doanh nghiệp. Trên tinh thần đó, tác giả có những kiến nghị cụ thể như sau:

Thứ nhất, mở rộng chủ thể mở TKVĐTTT bằng việc mở rộng định nghĩa doanh nghiệp có vốn FDI. Theo đó, các doanh nghiệp không phải là công ty đại

chúng có cổ phiếu niêm yết hoặc đăng kí trên Sở giao dịch chứng khốn chỉ cần có NĐTNN là thành viên, cổ đông (nắm giữ trên/dưới 51% vốn điều lệ doanh nghiệp) sẽ được xem là doanh nghiệp có vốn FDI. Doanh nghiệp này phải mở và sử dụng TKVĐTTT để thực hiện các hoạt động thu chi liên quan đến hoạt động trực tiếp. Hệ quả của quy định này là việc xác định doanh nghiệp có vốn FDI sẽ khơng cịn phụ thuộc vào việc NĐTNN có nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên nữa. Do đó, khi có những biến động về cơ cấu vốn trong doanh nghiệp trong quá trình vận hành (như

33

hoạt động góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của nhà đầu tư hoặc hoạt động chia, tách, sáp nhập doanh nghiệp) cũng không dẫn đến việc doanh nghiệp đóng, mở TKVĐTTT liên tục. Mặt khác, khi mở rộng chủ thể mở TKVĐTTT cũng cần phải có những điều chỉnh liên quan đến chủ thể mở TKVĐTGT. Theo đó, các NĐTNN không cần phải mở, sử dụng TKVĐTGT để thực hiện các hoạt động thu chi liên quan đến hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp không tham gia vào thị trường chứng khoán.

Thứ hai, thay đổi quy định đóng TKVĐTTT của doanh nghiệp có vốn FDI.

Song song với sự thay đổi về phạm trù doanh nghiệp có vốn FDI, pháp luật ngoại hối nên quy định doanh nghiệp chỉ thực hiện đóng TKVĐTTT đã mở trong hai trường hợp dưới đây:

(i) Sau khi thực hiện giao dịch chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp tại doanh nghiệp có vốn FDI, trong cơ cấu cổ đơng, thành viên của doanh nghiệp khơng cịn NĐTNN;

(ii) Sau khi doanh nghiệp có vốn FDI là cơng ty đại chúng có cổ phiếu niêm yết hoặc đăng ký giao dịch trên Sở giao dịch chứng khoán.

Một phần của tài liệu Quy định pháp luật về tài khoản vốn đầu tư trực tiếp của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (Trang 33 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(53 trang)