4.1 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG HỘ CÁ THỂ TẠI CHI NHÁNH
4.1.1.1 Doanh số cho vay hộ cá thể theo kỳ hạn
Doanh số cho vay thể hiện khả năng tăng trưởng trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng. Do phần lớn người dân trong khu vực sống bằng nghề nông nên Ngân hàng chủ yếu tập trung vào cho vay hộ nông dân, mà thời hạn cho vay chỉ là cho vay ngắn hạn và cho vay trung hạn (chưa cho vay dài hạn đối với hộ cá thể). Tùy theo đối tượng mà Ngân hàng có thể cho vay từ 70% - 90% tổng chi phí thực hiện phương án sản xuất kinh doanh và căn cứ vào từng món vay cụ thể.
Từ bảng 3 và bảng 4 cho thấy doanh số cho vay đối với hộ cá thể tăng qua
từng năm. Tốc độ tăng trưởng của doanh số cho vay là khả quan, theo xu hướng phát triển của thị trường và theo nhu cầu của khách hàng và ngân hàng, nền kinh tế tăng trưởng thì cần thêm vốn để đầu tư, khách hàng muốn phát triển sản xuất thì cần thêm vốn để mở rộng kinh doanh và ngân hàng càng muốn có được lợi nhuận cao thì phải cho vay càng nhiều. Doanh số cho vay tăng qua từng năm thì
tác nhân đầu tiên là do nhu cầu của khách hàng như nhu cầu về tiêu dùng trong
nhà ở, trong mua sắm tài sản…, về vốn sản xuất kinh doanh của hộ cá thể ngày
càng tăng lên. Tiếp theo là do sự biến động trong nền kinh tế, ảnh hưởng rõ nét đến giá cả hàng hóa trong những năm vừa qua, dù đã được kiểm soát bởi sự điều
tiết nền kinh tế vĩ mơ của chính phủ nhưng mặt bằng giá cả không ngừng tăng qua từng năm, điều đó làm cho giá trị các khoản vay của của hộ nông dân tăng lên do chi phí sản xuất kinh doanh tăng lên. Ngồi ra doanh số cho vay tăng cịn là kết quả của sự nỗ lực hết mình cùng với việc thực hiện các biện pháp mở rộng tín dụng, cải thiện những thủ tục xin vay vốn cũng như tác phong phục vụ của cán bộ tín dụng. Điều đó cho thấy quy mơ tín dụng của chi nhánh ngày càng
được mở rộng. Tuy nhiên tốc độ tăng trưởng qua các năm là không đều nhau, giai đoạn 2009 – 2010 doanh số cho vay tăng (16,64 %) cao hơn giai đoạn 2010 -
vay vốn của hộ cá thể cũng không tăng cao bằng năm 2010. Bước sang 6 tháng
đầu năm 2012 doanh số cho vay đã tăng trưởng trở lại (17,10%) so với 6 tháng đầu năm 2011, đây là dấu hiệu đáng mừng cho ngân hàng.
Doanh số cho vay ngắn hạn
199.020 207.547 247.751 127.433 145.145 0.000 50.000 100.000 150.000 200.000 250.000 300.000 2009 2010 2011 6 tháng 2011 6 tháng 2012 Năm T ri ệ u đ ồ n g
Hình 3: Doanh số cho vay ngắn hạn giai đoạn 2009 – tháng 6 năm 2012
Trong hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại nói chung và của
NHNo&PTNT Phong Điền nói riêng, doanh số cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao hơn cho vay trung và dài hạn (khoảng 70% - 80% doanh số cho vay). Thực tế
cho thấy tín dụng ngắn hạn đã và đang được mở rộng và đóng vai trị chủ yếu trong q trình sử dụng vốn của chi nhánh do nhu cầu bổ sung vốn lưu động của khách hàng cũng như cho việc luân chuyển vốn trong quá trình sản xuất kinh doanh thường xuyên. Đặc biệt là đa phần người dân trồng trọt chăn nuôi ngắn hạn, cần vốn để đầu tư con giống trong năm nhiều hơn là khoản vay dài hạn. Chính vì thế, nhu cầu tín dụng ngắn hạn là rất nhiều đối với cá nhân cũng như hộ gia đình
trên địa bàn. Và thực tiễn cũng cho thấy tín dụng ngắn hạn thật sự đã đáp ứng được
nhu cầu lưu động ngắn hạn bị thiếu hụt của hộ cá thể tại địa bàn, hoạt động cho vay hộ cá thể vẫn là công việc diễn ra hàng ngày tại ngân hàng.
Hầu hết nhu cầu vay vốn của người dân là để bổ sung nguồn vốn tạm thời thiếu hụt. Mục đích xin vay là để mua con giống, cây giống phân bón, thuốc trừ sâu, máy móc…. phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh của nơng dân.
Từ hình 3 ta thấy doanh số cho vay ngắn hạn tăng qua 3 năm nhưng tốc độ
tăng ổn định hơn cho vay trung hạn. Năm 2010 doanh số cho vay ngắn hạn tăng
8.527 triệu đồng, tương ứng 4,28% so với năm 2009. Nhưng năm 2011, tốc độ
năm 2012 doanh số này cũng tăng 13.90% so với 6 tháng đầu năm 2011. Nguyên
nhân nhu cầu về vốn ngắn hạn của các hộ nông dân trong những năm này tăng do việc cải tạo các cây giống gieo trồng đang vào giai đoạn phát triển, đòi hỏi phải
được bảo vệ và cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng nhằm phòng ngừa các loại sâu
bệnh phá hoại, thúc đẩy quá trình phát triển. Ngồi ra, cịn có một số chi phí khác
như chi phí làm cơng tác thủy lợi, bơm cát lấp mương, làm hàng rào,….bảo vệ vườn cây ăn trái.
Doanh số cho vay trung hạn
47.021 79.427 62.813 37.823 48.368 0.000 10.000 20.000 30.000 40.000 50.000 60.000 70.000 80.000 90.000 2009 2010 2011 6 tháng 2011 6 tháng 2012 Năm T ri ệ u đ ồ n g
Hình 4: Doanh số cho vay trung hạn giai đoạn 2009 – tháng 6 năm 2012
Trong sản xuất nơng nghiệp, ngồi nhu cầu vốn ngắn hạn cho chi phí sản xuất nơng nghiệp như giống, vật tư, phân bón…thì cũng cần có những khoản mục đầu tư trung hạn để xây dựng nhà ở, cải tạo lại vườn cây ăn trái, mua sắm máy móc, thiết bị phục vụ cho sản xuất. Chính vì vậy, doanh số cho vay trung hạn cũng có vị trí trong tổng doanh số cho vay nhưng chiếm tỷ lệ thấp khoảng 20% - 30% trong tổng doanh số cho vay.
Từ hình 4 cho thấy doanh số cho vay trung hạn của ngân hàng tăng trưởng không ổn định trong 3 năm. Năm 2010 tăng 68,92% tương đương 32.406 triệu
đồng so với năm 2009, đạt mức cao nhất trong 3 năm. Nhưng năm 2011 doanh số
cho vay giảm 20,92% so với năm 2010. Do trong năm 2011, lãi suất huy động và lãi suất cho vay đều tăng cao. Lãi suất quá cao làm tăng chi phí trả lãi ngân hàng,
làm tăng nguy cơ nợ quá hạn nên người dân hạn chế đi vay trung hạn mà vay
yếu là cải tạo vườn tạp, phương án xây dựng nhà, kinh doanh và một số phương án cho vay theo chương trình tín dụng hỗ trợ nơng thơn,…nhằm cải thiện năng
suất cây trồng vật nuôi và nâng cao đời sống của người dân. Sang 6 tháng đầu
năm 2012 với chính sách mở rộng tính dụng giảm lãi suất cho vay của chính phủ đã làm cho doanh số cho vay trung hạn tăng trở lại (28,77%) so với 6 tháng 2011.
Nhìn chung tổng doanh số cho vay của Ngân hàng đều tăng qua các năm đã
cho thấy sự cố gắng rất lớn của cán bộ tín dụng Ngân hàng trong việc đẩy mạnh công tác phát vay, cải thiện bớt các thủ tục xin vay vốn cũng như tác phong phục vụ khách hàng, góp phần làm tăng trưởng doanh số cho vay của Ngân Hàng.
Trong đó, hình thức cho vay ngắn hạn chiếm ưu thế hơn hết vì nguồn vốn vay
phần lớn được dùng để bổ sung vốn lưu động, nguồn vốn thiếu hụt tạm thời, hoặc dùng để mua sắm vật tư nông nghiệp phục vụ sản xuất lúa đối với nông dân vay vốn.
Hình thức cho vay trung hạn có nhiều rủi ro hơn so với cho vay ngắn hạn vì thời hạn cho vay dài, có nhiều biến động xảy ra, khó giám sát được các khoản nợ dẫn
đến việc sử dụng vốn sai mục đích.
Doanh số cho vay trung hạn chiếm tỷ lệ thấp hơn doanh số cho vay ngắn hạn là do mức lãi suất cho vay trung dài hạn mức lãi suất cho vay ngắn hạn nên ảnh
hưởng đến nhu cầu vay vốn của người dân. Ngoài ra, do khả năng đáp ứng vốn
trung dài hạn của ngân hàng có phần hạn chế, một phần do hộ vay trả nợ không theo kỳ hạn trong hợp đồng tín dụng nên nguồn vốn đầu tư cho khoản vay này bị hộ chiếm dụng trong thời gian dài, chênh lệch lãi suất thấp, rủi ro tiềm ẩn cao nên đầu tư cho mảng vay này không mang lại hiệu quả cao.