Trong sản xuất nông nghiệp, ngoài nhu cầu vốn ngắn hạn cho chi phí sản xuất nông nghiệp như giống, vật tư, phân bón…thì cũng cần có những khoản mục đầu tư trung hạn để xây dựng nhà ở, cải tạo lại vườn cây ăn trái, mua sắm máy móc, thiết bị phục vụ cho sản xuất. Chính vì vậy, doanh số cho vay trung hạn cũng có vị trí trong tổng doanh số cho vay nhưng chiếm tỷ lệ thấp khoảng 20% - 30% trong tổng doanh số cho vay.
Từ hình 4 cho thấy doanh số cho vay trung hạn của ngân hàng tăng trưởng không ổn định trong 3 năm. Năm 2010 tăng 68,92% tương đương 32.406 triệu
đồng so với năm 2009, đạt mức cao nhất trong 3 năm. Nhưng năm 2011 doanh số
cho vay giảm 20,92% so với năm 2010. Do trong năm 2011, lãi suất huy động và lãi suất cho vay đều tăng cao. Lãi suất quá cao làm tăng chi phí trả lãi ngân hàng,
làm tăng nguy cơ nợ quá hạn nên người dân hạn chế đi vay trung hạn mà vay
yếu là cải tạo vườn tạp, phương án xây dựng nhà, kinh doanh và một số phương án cho vay theo chương trình tín dụng hỗ trợ nơng thôn,…nhằm cải thiện năng
suất cây trồng vật nuôi và nâng cao đời sống của người dân. Sang 6 tháng đầu
năm 2012 với chính sách mở rộng tính dụng giảm lãi suất cho vay của chính phủ đã làm cho doanh số cho vay trung hạn tăng trở lại (28,77%) so với 6 tháng 2011.
Nhìn chung tổng doanh số cho vay của Ngân hàng đều tăng qua các năm đã
cho thấy sự cố gắng rất lớn của cán bộ tín dụng Ngân hàng trong việc đẩy mạnh công tác phát vay, cải thiện bớt các thủ tục xin vay vốn cũng như tác phong phục vụ khách hàng, góp phần làm tăng trưởng doanh số cho vay của Ngân Hàng.
Trong đó, hình thức cho vay ngắn hạn chiếm ưu thế hơn hết vì nguồn vốn vay
phần lớn được dùng để bổ sung vốn lưu động, nguồn vốn thiếu hụt tạm thời, hoặc dùng để mua sắm vật tư nông nghiệp phục vụ sản xuất lúa đối với nơng dân vay vốn.
Hình thức cho vay trung hạn có nhiều rủi ro hơn so với cho vay ngắn hạn vì thời hạn cho vay dài, có nhiều biến động xảy ra, khó giám sát được các khoản nợ dẫn
đến việc sử dụng vốn sai mục đích.
Doanh số cho vay trung hạn chiếm tỷ lệ thấp hơn doanh số cho vay ngắn hạn là do mức lãi suất cho vay trung dài hạn mức lãi suất cho vay ngắn hạn nên ảnh
hưởng đến nhu cầu vay vốn của người dân. Ngoài ra, do khả năng đáp ứng vốn
trung dài hạn của ngân hàng có phần hạn chế, một phần do hộ vay trả nợ không theo kỳ hạn trong hợp đồng tín dụng nên nguồn vốn đầu tư cho khoản vay này bị hộ chiếm dụng trong thời gian dài, chênh lệch lãi suất thấp, rủi ro tiềm ẩn cao nên đầu tư cho mảng vay này không mang lại hiệu quả cao.
4.1.1.2 Doanh số thu nợ hộ cá thể theo kỳ hạn
Cùng với doanh số cho vay thì doanh số thu nợ là một vấn đề mà Ngân hàng
đặc biệt quan tâm. Dựa vào doanh số thu nợ, ta có thể biết được tình hình quản lý
vốn, hiệu quả sử dụng vốn đầu tư, tính chính xác khi thẩm định, đánh giá khách
hàng để cho vay vốn của cán bộ tín dụng của Ngân hàng. Do đó, cơng tác thu nợ được xem là một việc hết sức quan trọng và cần thiết trong nghiệp vụ tín dụng, là
nguồn đầu tư tín dụng nhằm bảo tồn nguồn vốn hiện có và đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn lưu thông. Một trong những nguyên tắc của hoạt động tín dụng là vốn vay phải được thu hồi cả gốc và lãi theo đúng thời gian đã thoả thuận. Như
vậy, doanh số thu nợ cũng là một trong những chỉ tiêu đánh giá tình hình hoạt
động tín dụng trong từng thời kỳ.
Nhìn chung, cơng tác thu nợ đạt được kết quả tốt qua 3 năm và 6 tháng 2012, doanh số thu nợ luôn tăng. Đến năm 2011, doanh số thu nợ đạt được 282.552 triệu đồng, tăng 19,63% so với năm 2010, đạt doanh số cao nhất trong ba năm qua. Có được kết quả này là do Ngân hàng đã xây dựng kế hoạch thu nợ - cho
vay chặt chẽ, sắp xếp lịch thu nợ phù hợp. Trước mỗi mùa vụ đến đều lập kế hoạch thu nợ và cho vay, tổ chức phân công việc sao kê tính lãi, phát giấy báo
đến tận tay khách hàng, thẩm định nhu cầu vay vốn của khách hàng,… thành lập đoàn thu nợ, thu lãi lưu động đến các xã xa trung tâm theo lịch đã đề ra, cán bộ
tín dụng đều mở sổ theo dõi cho vay – thu nợ, theo dõi nợ quá hạn, nợ đã xử lý rủi ro nên kết quả thu nợ luôn đạt kế hoạch. Trong mùa cao điểm sự lãnh đạo
điều hành rất tập trung, thường xuyên hợp trước, trong và sau khi qua cao điểm để chỉ đạo, điều động nhân sự kịp thời giữa các phòng, tổ nhằm giải phóng khách hàng khơng để xảy ra tình trạng ách tắc, theo dõi tiến độ thu nợ, cho vay, quản lý
nợ tồn đồng đến từng hộ vay để có chỉ đạo đơn đốc thu cho dứt điểm.
Doanh số thu nợ tăng cao qua ba năm cũng chứng tỏ rằng việc thẩm định đầu
tư cho vay và thu nợ là một chuỗi mắc xích, mà chuỗi mắc xích này đã được cán
bộ tín dụng chi nhánh ngân hàng No&PTNN huyện Phong Điền áp dụng rất tốt trong nghiệp vụ của mình làm cho doanh số liên tục tăng qua các năm. Nếu so sánh giữa tốc độ tăng của doanh số cho vay và tốc độ tăng của doanh số thu nợ có thể nói chiều hướng tăng của doanh số thu nợ tăng nhanh hơn doanh số cho vay.
Doanh số thu nợ ngắn hạn
Từ hình 5 bên dưới ta thấy, doanh số thu nợ ngắn hạn tăng tương ứng với doanh số cho vay. Đây là khoản mục chủ yếu tạo nên sự gia tăng của doanh số thu nợ của Ngân hàng trong những năm qua. Điều này cũng dễ hiểu vì cho vay ngắn hạn thường có thời hạn dưới 12 tháng nên việc thu hồi vốn rất nhanh. Khi
đồng vốn được xoay vịng nhanh Ngân hàng có thể tiếp tục cho vay làm doanh số cho vay tăng, từ đó doanh số thu nợ ngắn hạn cũng không ngừng tăng theo.
162.525 197.335 219.675 120.364 143.115 0.000 50.000 100.000 150.000 200.000 250.000 2009 2010 2011 6 tháng 2011 6 tháng 2012 Năm T ri ệ u đ ồ n g