Phân tích nợ quá hạn

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại quỹ tín dụng trung ương chi nhánh an giang (Trang 53 - 54)

CHƯƠNG 2 : PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.2. Phân tích tình hình sử dụng vốn của Quỹ tín dụng qua 3 năm

4.2.4. Phân tích nợ quá hạn

Trong bất kỳ hoạt động nào cũng vậy, rủi ro là điều khơng thể nào tránh

khỏi. Do đó, sự đánh đổi giữa lợi nhuận và rủi ro là vấn đề luôn được các nhà

lãnh đạo đặt lên hàng đầu trong mọi chiến lược kinh doanh. Riêng đối với hoạt động của tổ chức tín dụng thì rủi ro tín dụng là rủi ro thường xuyên phát sinh và ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của tổ chức tín dụng (TCTD).

Hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng trong nền kinh tế thị trường là một loại hình kinh doanh rất nhạy cảm, mọi biến động của nền kinh tế - xã hội

đều tác động nhanh chóng đến hoạt động của các tổ chức tín dụng. Tại các TCTD

của nước ta nói chung và tại chi nhánh QTD Trung ương An Giang Thành phố

Long Xuyên nói riêng, thu nhập từ hoạt động tín dụng chiếm hơn 80% so với

tổng thu nhập của các TCTD. Do đó, đây là lĩnh vực kinh doanh chủ yếu nhất

của các TCTD và hoạt động kinh doanh này luôn chứa đựng những rủi ro tiềm ẩn, cao nhất là rủi ro tín dụng và được thể hiện thông qua số nợ quá hạn tại

TCTD đó. Và để thấy được tình hình nợ quá hạn của các TCTD như thế nào ta đi phân tích khái qt tình hình nợ q hạn của chi nhánh QTD qua hình 4.8 sau:

45 55 131 0 20 40 60 80 100 120 140 Triệu đồng 2006 2007 2008

Hình 4.6: Tình hình Nợ quá hạn của chi nhánh QTD TW An Giang qua 3 năm (2006 – 2008)

Cụ thể năm 2007 là 55 triệu đồng (gồm nhóm 5: 55 triệu đồng) tăng 10

triệu đồng ( hay tăng 22,22 %) so với năm 2006. Năm 2008 là 131 triệu đồng

(gồm nhóm 2: 91 triệu dồng; nhóm 3: 38 triệu đồng; nhóm 5: 2 triệu đồng) tăng 76 triệu đồng (tương đương 138,18%). Nhìn chung tình hình nợ quá hạn của chi

nhánh QTD TW An Giang tăng đều qua 3 năm với tốc độ tăng trưởng khơng cao lắm và về số tuyệt đối thì chiếm tỷ trọng nhỏ so với tổng dư nợ. Điều này chứng tỏ trong hoạt động tín dụng của chi nhánh QTD TW An Giang vẫn còn gặp rủi ro nhưng rất thấp như ta thấy trên năm 2007 nợ quá hạn nhóm 5 là 55 triệu đến

năm 2008, mặc dù nợ quá hạn có tăng so với 2007 nhưng nợ q hạn thuộc nhóm 5 chỉ cịn 2 triệu đồng điều này cho thấy công tác thu hồi nợ quá hạn đã được các cán bộ chú trọng hơn. Bởi vì nợ thuộc nhóm 5 là nợ có khả năng mất vốn mà

được thu hồi chỉ còn 2 triệu đồng. Tuy nhiên nợ quá hạn chỉ phát sinh ngoài hệ

thống của chi nhánh QTD TW An Giang. Nguyên nhân là do tình hình kinh tế có nhiều biến động, giá cả trên thị trường có nhiều biến động mạnh làm cho đời

sống của người dân gặp khó khăn, một số hộ gia đình nơng dân sản xuất lúa, hoa màu và cây ăn quả gặp thiên tai, dịch bệnh. Về các doanh nghiệp thì có doanh

nghiệp vay vốn gặp những rủi ro trong hoạt động kinh doanh của mình do vậy

việc sử dụng vốn vay và vốn của doanh nghiệp không đạt hiệu quả, có doanh

nghiệp cũng gặp khó khăn khơng ít từ các yếu tố đầu vào cũng như đầu ra cho

sản phẩm hàng hóa của chính mình. Vì vậy nhu cầu vốn lưu động không xoay

chuyển kịp thời và khách hàng khơng hồn trả nợ vay đúng thời hạn cho chi

nhánh QTD TW An Giang và phần khơng trả đúng hạn thì Chi nhánh sẽ chuyển sang phân loại nợ. Do đó vẫn cịn tồn tại tình trạng nợ quá hạn là điều không

tránh khỏi.

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại quỹ tín dụng trung ương chi nhánh an giang (Trang 53 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)