KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại quỹ tín dụng trung ương chi nhánh an giang (Trang 80 - 84)

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

6.1. KẾT LUẬN

Qua q trình phân tích đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh tại chi

nhánh QTD TW An Giang thành phố Long Xuyên qua 3 năm thông qua phân tích các chỉ tiêu về tình hình nguồn vốn, tình hình tín dụng, các chỉ số. Nhìn chung trong 3 năm qua, cùng với xu thế phát triển chung của nền kinh tế địa

phương, chi nhánh QTD TW An Giang đã không ngừng nâng cao chất lượng

phục vụ cũng như cải tiến, đổi mới, đa dạng các sản phẩm để nhằm nâng cao kết quả hoạt động kinh doanh của mình. Nhưng sự tăng trưởng này chưa đều qua 3 năm, cụ thể năm 2007 tăng so với 2006 và đạt được chỉ tiêu mà Hội sở giao,

nhưng đến năm 2008 thì lại giảm so với năm 2007, năm 2008 lợi nhuận của Chi nhánh bị âm (-1.148 triệu đồng), đã không đạt được chỉ tiêu Hội sở giao. Nguyên nhân do trong năm 2008, hoạt động của Chi nhánh ln gặp hết sức khó khăn, đặc biệt là từ khi có biến động thị trường tiền tệ và lãi suất, đã tác động mạnh đến

Chi nhánh. Do có những thời điểm chưa ứng phó kịp với những biến động đột

ngột, liên tục trong thời gian dài lãi suất đầu vào cao hơn lãi suất đầu ra kể từ khi NHNN công bố tăng giảm lãi suất cơ bản và chính điều này đã làm cho chi phí

cao hơn thu nhập. Một mặt là do quy mô hoạt động và thị phần của Chi nhánh

Quỹ tín dụng Trung ương An Giang vẫn còn nhỏ so với các tổ chức tín dụng

khác trong tỉnh cụ thể:

Về tín dụng :cịn hạn chế vì đối tượng mà chi nhánh QTD TW An Giang

chủ yếu là cho các QTD cơ sở, cho vay ngoài hệ thống phần lớn là các CBCNV ở trong địa bàn tỉnh An Giang, vì số lượng nhân viên cịn ít, quy mơ lại nhỏ nên

chưa cho vay các đối tương ngoài tỉnh và do hoạt động của CN.QTD TW An

Giang chủ yếu tập trung vào hỗ trợ cộng đồng khơng vì mục tiêu lợi nhuận, đã

khơng ngừng góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn nông thôn ở những địa phương có QTDND, góp phần xố đói giảm nghèo, tạo thêm công ăn

việc làm cho nông dân,… nên Chi nhánh chỉ cho vay có thời hạn đối với các tầng lớp dân cư, cá nhân hộ gia đình, doanh nghiệp,… Cịn đối với CBCNV thì cho

góp như các TCTD khác đã áp dụng vì khi cho vay theo hình thức trả góp thì

khách hàng sẽ chịu thiệt nhiều hơn, lãi tiền vay trả góp sẽ cao hơn lãi trả theo dư nợ giảm dần. hơn. Và những điều này đã làm mức tăng trưởng tín dụng của Chi

nhánh Quỹ tín dụng Trung ương An Giang chưa theo kịp mức tăng trưởng chung của ngành, song Chi nhánh đã đạt những chỉ tiêu đề ra tiếp tục phát triển như

hiện nay, mặc dù năm 2008 thì chưa đạt bởi tình hình trong nước có nhiều biến

động, lạm phát thì tăng cao. Vì thế, để được phát triển lâu dài Chi nhánh cần phải

tăng cường nội lực, nâng cao năng lực quản lý, trình độ nghiệp vụ cho tồn thể

CBNV, vì đây là biện pháp hiệu quả nhất để giữ vững tốc độ phát triển của Chi

nhánh một cách an toàn trong tương lai.

Về huy động vốn: để đáp ứng được nhu cầu vay vốn của khách hàng và

tạo mức tăng trưởng tín dụng cao. Quỹ tín dụng Trung ương không ngừng đẩy

mạnh công tác huy động vốn nhàn rỗi trong dân cư với mức lãi suất hợp lý, hấp dẫn. Con số huy động này tăng trưởng hàng năm cùng với doanh số cho vay và

dư nợ cuối năm. Tuy nhiên vốn huy động vẫn không đủ lớn để đáp ứng nhu cầu của khách hàng hiện nay, cho nên nguồn vốn của Chi nhánh còn phụ thuộc nhiều vào Hội sở và điều này làm cho chi phí đầu vào của Chi nhánh cao (vì chi phí trả lãi cho vốn điều chuyển cao hơn so với chi phí huy động vốn). Có thể nói khả năng huy động vốn của Chi nhánh chưa hoàn toàn cao lắm, cho nên Chi nhánh

cần nâng cao hơn nữa công tác huy động vốn của mình nhằm làm tăng nguồn

vốn để sử dụng với chi phí thấp, càng hạn chế viêc điều chuyển vốn từ Hội sở

càng ít càng tốt. Và do cơng tác huy động vốn cịn thấp nên Chi nhánh cũng đang xây dựng thương hiệu và tạo uy tín trên thị trường ngân hàng trong năm 2009.

Về kết quả hoạt động kinh doanh: qua 3 năm ta thấy lợi nhuận Chi nhánh

cũng không ổn định, năm 2007 tăng so với 2006 nhưng đến năm 2008 thì lại

giảm. Điều này cũng dễ hiểu như ta đã đọc qua phần tích trên là do trong năm 2008 tình hình kinh tế khơng ổn định, ảnh hưởng đến tình hình trong nước, lạm

phát tăng cao dẫn đến hoạt động kinh doanh không riêng của Chi nhánh mà của các TCTD khác cũng gặp khó khăn. Tuy nhiên, chi nhánh QTD TW An Giang trong năm 2008 bị âm là điều không tốt, nguyên nhân âm là chi phí lớn hơn thu nhập, do đó trong những năm tiếp theo đòi hỏi Chi nhánh phải có những biện

pháp tăng cường thu nhập, giảm chi phí để Chi nhánh đạt hiệu quả kinh doanh

Nhìn chung qua phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh

QTD TW An Giang, ta thấy hiệu quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh chưa

cao lắm, các khoản mục như huy động vốn, cho vay, thu nợ tăng giảm không ổn

định qua 3 năm. Do đó, để đạt được sự phát triển lâu dài và nhất là trong giai đọan hội nhập như hiện nay thì việc cạnh tranh trong lĩnh vực Ngân hàng ngày

càng gay gắt. Vì vậy để tồn tại địi hỏi Chi nhánh cần phải tăng cường nội lực,

nâng cao năng lực quản lý trình độ nghiệp vụ cho tồn thể cán bộ nhân viên, mở rộng thêm nhiều dich vụ khác nhằm phục vụ khách hàng, nâng cao hơn nữa uy tín chất lượng phục vụ của mình để nhằm mục tiêu tạo lòng tin cho khách hàng khi đến gửi tiền và luôn quan tâm đến vấn đề thanh khoản, nâng cao các trang

thiết bị để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng và để nâng cao hiệu quả cho Chi nhánh.

6.2. KIẾN NGHỊ

• Đối với Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước An Giang và Đồng Tháp Đề nghị tiếp tục giúp Chi nhánh trong việc thuyết phục các QTDND cơ sở

gửi vốn thừa về Chi nhánh, kể cả các khoản tiền gửi dùng để thanh khoản cịn

nằm rãi rác ở các tổ chức tín dụng khác để Chi nhánh có nguồn điều hồ cho các QTDND cơ sở thiếu vốn.

Chỉ đạo các QTDND cơ sở phải ln đảm bảo các chỉ tiêu an tồn (trong

đó có tỷ lệ dự phịng chi trả phù hợp với số dư huy động tiền gửi).

• Đối với QTDTW

Do Chi nhánh ln gặp khó khăn trong huy động vốn tại chỗ để bổ sung

nguồn vốn hoạt động và hỗ trợ cho các QTDND cơ sở, đề nghị Hội sở tăng hạn mức điều chuyển vốn vào giai đoạn cao điểm quý IV và quý I năm sau cho Chi nhánh An Giang.

• Đối với QTDND cơ sở

Cần luôn chủ động nguồn vốn và sử dụng vốn nhất là khả năng chi trả

vào dịp cuối năm dương lịch và Tết Nguyên đán tránh chủ quan dựa hoàn toàn vào Chi nhánh, bởi lẽ vốn của Chi nhánh là hỗ trợ sau khi QTDND cơ sở cân đối hết khả năng hiện có hơn nữa bản than Chi nhánh QTD TW cũng phải dự phòng khả năng chi trả tiền gửi tại chỗ của mình.

• Đối với chi nhánh QTD TW An Giang

+ Chi nhánh cần nâng cao hơn nữa công tác huy động vốn nhằm làm giảm chi phí đầu vào cho Chi nhánh. Tăng cường kiểm sốt chi phí hoạt động, khuyến khích tiết kiệm chi phí, hạn chế tối đa các khoản chi phí bất hợp lý.

+ Có chính sách đầu tư, nâng cấp, trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại

để tạo uy tín, sự tin tưởng và thuận lợi cho khách hàng đến giao dịch nhằm tăng

lợi thế cạnh tranh.

+ Tăng cường mối quan hệ, phối hợp với các trường Trung học, Cao Đẳng trên địa bàn để thực hiện dịch vụ thu học phí sinh viên thơng qua Chi nhánh QTD và để các trường mở tài khoản tại Chi nhánh.

+ Cần đa dạng hóa các loại hình dịch vụ cho Chi nhánh, bởi chi nhánh cịn q ít dịch vụ, một phần để làm tăng tỷ trọng nguồn thu dịch vụ trong tổng thu nhập của Chi nhánh, một phần nhằm phân tán rủi ro vì chi nhánh đầu tư quá tập trung vào hoạt động tín dụng, mặt khác để tăng khả năng cạnh tranh với các

TCTD khác trên địa bàn.

+ Cần tăng cường thêm các nhân viên trẻ tuổi, tuy nhiên phải chọn những người có trình độ, đạo đức và có trách nhiệm trong công việc. Mở các lớp đào tạo chuyên về thẩm định, vì những người này khả năng học hỏi còn cao, làm việc

nhanh lẹ, nắm bắt thông tin thị trường cũng nhanh.

+ Tiếp tục duy trì tỷ lệ nợ quá hạn thấp hơn 1% thông qua việc thẩm định khách hàng một cách khách quan trung thực và hiệu quả, giám sát việc sử dụng vốn của khách hàng, theo dõi báo cho khách hàng biết khi gần đến hạn trả nợ.

+ Cần tăng cường thêm phòng giao dịch ở các khu vực khác trong tỉnh,

một mặt nhằm tăng cường công tác huy động vốn, cho vay và một mặt nhằm

quảng bá hình ảnh, thương hiệu của Chi nhánh

+ Cần mở rộng qui mơ vì qui mơ cịn q nhỏ, khó hoạt động. Bãi giữ xe cũng nhỏ làm khách hàng lại giao dịch khó khăn.

+ Phịng Kinh doanh và phịng Kế tốn ngân quỹ không nên cách nhau xa quá để khách hàng đến giao dịch tiện hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Thái Văn Đại (2007). Giáo trình nghiệp vụ ngân hàng thương mại, Tủ

sách Trường Đại Học Cần Thơ.

2. Thái Văn Đại, Nguyễn Thanh Nguyệt (2008). Quản trị ngân hàng thương

mại, Tủ sách Trường Đại Học Cần Thơ.

3. GS.TS Lê Văn Tư (2004). Tiền Tệ - Tín dụng – Ngân hàng, NXB thống kê 4. Các báo cáo tình hình hoạt động Chi nhánh Quỹ tín dụng Trung ương An Giang 2006 – 2008.

5. PGS. TS Lê Văn Tề (1999) . Quản trị Ngân hàng Thương mại, NXB

Thống kê

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại quỹ tín dụng trung ương chi nhánh an giang (Trang 80 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)