Chương 2 : Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.2. Những giải pháp duy trì hiệu quả hoạt động tín dụng
TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN NHÀ ĐBSCL CHI NHÁNH BÌNH MINH
5.2.1 Biện pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn
Mặc dù vốn huy động của chi nhánh Ngân hàng Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long trong 3 năm qua có sự tăng trưởng, nhưng xét về tỷ trọng thì vốn huy động chiếm tỷ trọng thấp trong cơ cấu nguồn vốn của Ngân hàng. Để nâng cao lợi nhuận, chủ động trong việc cấp tín dụng thì Ngân hàng cần tăng cường cơng tác huy động vốn. Theo tôi để huy động vốn đạt hiệu quả thì Ngân hàng cần thực hiện các biện pháp sau:
- Phát triển đa dạng các sản phẩm huy động vốn, có thể trang bị máy rút tiền tự động tại trung tâm chợ huyện Bình Minh hoặc các khu công nghiệp, kết hợp mở rộng mạng lưới với nâng cao chất lượng dịch vụ, tạo ra nguồn vốn chi phí thấp, thời gian dài để đầu tư trung và dài hạn. Cân đối tỷ lệ vốn cố định hàng năm dành cho đầu tư khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa trên cơ sỡ chiến lược và mục tiêu chung hàng năm.
- Chú trọng huy động nguồn vốn có lãi suất thấp để cải thiện lãi suất đầu vào và tiền gửi loại trên 12 tháng tạo nguồn vốn cho vay trung và dài hạn.
- Tăng cường các mối quan hệ nắm bắt thơng tin về doanh nghiệp: tình hình sản xuất kinh doanh, nhu cầu vốn, dịch vụ đồng thời chuyển tải thông tin hoạt động của Ngân hàng, tạo mối quan hệ qua lại thường xuyên, xâm nhập thường xuyên giữa Ngân hàng và doanh nghiệp.
- Nhằm vào các đối tượng có thu nhập cao, hoặc những người có thu nhập khơng thường xun, các cơ quan doanh nghiệp quốc doanh, ngoài quốc doanh trên địa bàn để mở tài khoản giao dịch thường xuyên như Bưu Điện, Điện Lực, Ban quản lý dự án…
- Lập kế hoạch quảng bá thương hiệu Ngân hàng Phát triển Nhà ĐBSCL, vận dụng các hình thức huy động phù hợp cung cầu vốn và tập quán ở địa phương như tuyên truyền sâu rộng các hình thức huy động của Ngân hàng, tiếp thị các sản phẩm huy động vốn bằng các hình thức thơng tin đại chúng, pa nơ, áp phích, tờ rơi, tiếp thị trực tiếp với khách hàng và tư vấn tốt cho khách hàng trong việc lựa chọn các thể thức gửi tiền.
- Thái độ giao tiếp của nhân viên văn minh lịch sự cùng với việc triển khai các chương trình ứng dụng cơng nghệ thơng tin mới của Ngân hàng vào quản lý và phục vụ khách hàng nhanh chóng, kịp thời.
5.2.2. Biện pháp duy trì hiệu quả hoạt động tín dụng. 5.2.2.1. Đối với việc tăng trưởng tín dụng. 5.2.2.1. Đối với việc tăng trưởng tín dụng.
- Hiện nay hệ thống mạng lưới Ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long chỉ xuống tới huyện. Để tạo điệu kiện cho người dân dễ dàng tiếp cận với nguồn vốn của Ngân hàng, đồng thời tạo điều kiện cho Ngân hàng dễ dàng trong việc lựa chọn, đánh giá khách hàng. Vì vậy, Ngân hàng nên thành lập 1 phòng giao dịch trực thuộc tại trung tâm huyện Trà Ôn hoặc xã Tân Quới do Chợ Trà Ơn đang phát triển, khu vực này chỉ có chi nhánh Ngân hàng Nơng Nghiệp chưa có ngân hàng nào cạnh tranh, còn xã Tân Quới sắp trở thành huyện mới là huyện Bình Tân cho nên đây là hai địa điểm có tiềm năng phát triển kinh tế rất cao.
- Bám sát các chương trình mục tiêu phát triển kinh tế xã hội tại địa phương, xây dựng các dự án, phương án đầu tư thích hợp góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ kinh tế - chính trị huyện nhà.
- Đa dạng hố các hình thức lĩnh vực đầu tư nhằm phân tán rủi ro như thu mua ngoại tệ, bảo lãnh thanh toán...
- Hạn chế việc cho vay phân tán, cho vay tập trung ở các vùng kinh tế trọng điểm như các chợ, các trục lộ, hương lộ, Tỉnh lộ, hướng tới các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở địa phương.
- Tăng cường cán bộ tín dụng xuống tiếp cận khách hàng tìm khách hàng tiềm năng.
- Giữ vững mối quan hệ với chính quyền địa phương, các ban ngành để nắm bắt kịp thời các dự án và tạo nền tảng vững chắc để hoạt động tín dụng hiệu quả
5.2.2.2. Xử lý nợ quá hạn.
- Chú trọng vào tính khả thi và hiệu quả của dự án, cho vay phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế tại địa phương đồng thời cần tập trung vào những vùng kinh tế trọng điểm.
- Phân công nhiệm vụ cho nhân viên theo khu vực, địa bàn, giao quyền được quyết định cho vay trong hạn mức tuỳ vào khả năng và trình độ chuyên môn.
- Chấp hành nghiêm túc các qui chế, qui định, qui trình các văn bản hướng dẫn về đầu tư tín dụng nhất là cơng tác thẩm định các dự án, phương án vay vốn.
- Ngân hàng nên thành lập tổ xử lý nợ để xử lý nợ nhanh chóng và kịp thời. - Tiếp tục kiến nghị với các cơ quan pháp luật xử lý các đối tượng vượt khả năng xử lý của cán bộ ngân hàng.
- Tập trung phân tích nợ đã xử lý rủi ro, sàng lọc và lên kế hoạch cụ thể từng trường hợp để có biện pháp thu hồi.