KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ –{—
6.1. PHẦN KẾT LUẬN
Nhìn chung trong những năm qua được sự quan tâm chỉ đạo sâu sắc kịp thời của ngân hàng cấp trên, sự giúp đỡ của các cấp Ủy Đảng, chính quyền địa phương, các ban ngành đoàn thể cùng sự nổ lực của cấp lảnh đạo và toàn thể nhân viên Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL chi nhánh Bình Minh, hoạt động của Ngân hàng đạt được những kết quả khá tốt.
- Nguồn vốn huy động có sự chuyển biến tích cực, tiền gửi dân cư tăng nhanh qua các năm. Bên cạnh việc chú trọng khai thác các sản phẩm dịch vụ hiện có và đa dạng hóa các hình thức huy động, chi nhánh cịn giao chỉ tiêu cho từng phòng ban và cán bộ trong công tác huy động vốn góp phần ổn định thị phần vốn.
- Trong quá trình đầu tư tín dụng xác định đúng thị trường, khách hàng, đối tượng vay để xâm nhập thị phần. Vì vậy mà doanh số cho vay năm sau cao hơn năm trước, số hộ có quan hệ tín dụng ngày càng đông hơn, tạo điều kiện để mở rộng sản xuất, nâng cao đời sống nhân dân.
- Đầu tư có chọn lọc, ưu tiên vốn cho các chương trình dự án chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi, giữ vững ngành nghề truyền thống…
- Thực hiện có hiệu quả các biện pháp để giảm thiểu nợ quá hạn, quản lý nợ
được quan tâm ngay từ nợ nhóm 1, tập trung thu hồi các khoản nợ, lãi đến hạn,
kiên trì xử lý nợ quá hạn.
- Công tác kiểm tra kiểm soát được thực hiện theo sự chỉ đạo của Ngân hàng cấp trên.
- Công tác an ninh, an toàn cơ quan được đảm bảo, có bảo vệ trực 24/24 giờ.
Bên cạnh những mặt làm được thì chi nhánh Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL huyện Bình Minh cịn có những tồn tại thiếu sót như sau:
- Nguồn vốn huy động tăng nhưng chiếm tỷ trọng thấp trong cơ cấu nguồn vốn, nguồn vốn huy động trung và dài hạn không đủ đầu tư cho các dự án, cơ sở hạ tầng, các đối tượng đầu tư khác không cân đối được phải nhờ Tỉnh. Khoảng cách giữa vốn huy động và cho vay cịn lớn làm hạn chế tính chủ động trong kinh doanh của Ngân hàng.
- Thị trường, thị phần đầu tư thiếu ổn định, việc phân loại thị trường, phân loại khách hàng chưa được quan tâm đúng mức.
- Trình độ thẩm định của một số cán bộ còn hạn chế, lúng túng trong quyết
định cho vay hay khơng cho vay, phân vân, khơng quyết đốn rõ ràng dẫn đến
mất khách hàng.
- Thực hiện qui trình tín dụng chưa chặt chẽ, nắm bắt chế độ chính sách trong và ngồi ngành cịn hạn chế, thi tín dụng giỏi đạt yêu cầu còn thấp.
Trong điều kiện các ngân hàng cạnh tranh gay gắt như hiện nay, đòi hỏi Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL chi nhánh Bình Minh cần cố gắng hơn nữa, mạnh dạn vượt qua thử thách để duy trì và phát triển. Với những thành tựu đã đạt được trong những năm qua chúng ta có thể tin tưởng vào sự phát triển của ngân hàng trong thời gian tới, hy vọng ngân hàng sẽ góp phần thiết thực vào cơng cuộc cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa Tỉnh nhà.
6.2. PHẦN KIẾN NGHỊ 6.2.1. Đối với Ngân hàng. 6.2.1. Đối với Ngân hàng.
- Để nâng cao hiệu quả huy động vốn Ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long cần nâng cấp cơ sở hạ tầng, phương tiện làm việc, mở rộng mặt bằng nhằm tạo niềm tin cho khách hàng và đủ sức cạnh tranh với các ngân hàng thương mại khác trên địa bàn, kết hợp với thái độ phục vụ của các nhân viên Ngân hàng sẽ làm cho khách hàng có ấn tượng tốt về ngân hàng.
- Mở thêm các phòng giao dịch ở các khu vực tiềm năng, tập trung nhiều dân cư như: khu công nghiệp, các chợ, thị trấn, vùng kinh tế …để thu hút khách hàng gửi tiền và cho vay.
- Phát triển máy rút tiền tự động ATM giúp người dân có thói quen thanh tốn qua ngân hàng.
- Thơng thường những ngày đầu tuần khách hàng đến giao dịch rất đơng, do vậy Ngân hàng nên có dịch vụ giải trí trong thời gian khách hàng chờ đợi như
Ngân hàng nên có một vài máy vi tính có thể truy cập trang web giới thiệu những dịch vụ mà Ngân hàng cung cấp...
- Ngân hàng cũng nên có một tổ tư vấn dành cho khách hàng: thông qua tổ tư vấn này Ngân hàng có thể giới thiệu, quảng bá hình ảnh của Ngân hàng đến với mọi người gián tiếp qua người đi vay.
- Ngân hàng cần tăng cường thêm cán bộ tín dụng, tránh nạn q tải về cơng việc cũng như đảm bảo hiệu quả đầu tư của Ngân hàng.
- Lên kế hoạch đi công tác cụ thể của từng cán bộ tín dụng, tránh tình trạng đi khơng báo trước để khách hàng phải chờ đợi.
- Có chính sách đào tạo cán bộ, tạo điều kiện cho cán bộ có cơ hội đi học nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ.
- Tình trạng thiếu hụt máy tính cũng như máy cũ, treo máy...mất thời gian không chỉ đối với khách hàng mà cả cán bộ tín dụng. Do vậy, việc trang bị máy mới, hiện đại là điều cần thiết.
6.2.2. Đối với Chính quyền cấp Tỉnh, Huyện và các Ban ngành có liên quan. quan.
- Một số cơ chế chính sách của Nhà nước triển khai chậm, thiếu đồng bộ: chính sách đất đai, mặt bằng sản xuất của doanh nghiệp, chế độ thuế, chế độ kế tốn tài chính...Đặc biệt là quyết định 193/2001/QG-TTG ngày 20/12/2001 của thủ tướng chính phủ về việc thành lập quỹ bảo lãnh tín dụng như là một cứu cánh trong quan hệ vay vốn giữa Ngân hàng và doanh nghiệp nhỏ và vừa, đã ban hành 5 năm nhưng kết quả triển khai gần như bằng không. Kết quả là doanh nghiệp nhỏ và vừa vẫn khó khăn khi tiếp cận nguồn vốn của Ngân hàng, cịn phía Ngân hàng vẫn khó khăn trong việc tìm dự án hiệu quả.
- Chính phủ cần rà sốt và kiểm tra lại khung giá qui định, nhất là đối với nhà xây dựng mới sao cho phù hợp với thực trạng của từng địa phương. Ban Vật giá chính phủ, Bộ tài nguyên và Môi trường phối hợp công bố giá đất đai trên thị trường ở từng vùng trong từng quí để việc cho vay cũng như định giá tài sản khi xử lý có căn cứ phù hợp hơn.
- Đối với những hộ cố tình chây ì khơng trả nợ mặc dù khả năng tài chính có, UBND xã cần hổ trợ Ngân hàng trong việc đôn đốc thu hồi nợ.
- Để nâng cao hiệu quả sản xuất của hộ nông dân ở địa phương, tạo điều kiện cho họ thực hiện tốt nghĩa vụ trả nợ của mình chính quyền địa phương cần có biện pháp chỉ đạo cụ thể cho các ngành, các cấp như ngành giáo dục, trạm khuyến nông huyện….. thực hiện đồng bộ giải pháp thúc đẩy sự nghiệp phát triển nông nghiệp nông thôn bền vững, tránh tình trạng nơng dân đầu tư tự phát, tràn lan.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
&!
1. Đặng Chí Chơn, Hồ Diệu, Ngơ Hướng, Đỗ Linh Hiệp, Lê Văn Tề (1992).
Tiền Tệ và Ngân Hàng, NXB TP.HCM.
2. Hồ Diệu (1998). Vấn đề thế chấp trong cho vay xây dựng nhà ở, Ngân hàng
phát triển nhà ĐBSCL với sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội trong vùng, (Tạp
chí ngân hàng số 6). Trang 40-43
3. Thái Văn Đại (2005). Giáo trình nghiệp vụ ngân hàng thương mại. Tủ sách Trường Đại học Cần Thơ.
4. Nguyễn Duy Hòa, Phan Trọng Hợi, Hà Minh Hồng, Lưu Văn Quyết, Hà Kim Phương (2004). Lịch Sử Tài Chính Tỉnh Vĩnh Long (1930-2000), NXB Tài
Chính, TP.HCM.
5. Nguyễn Ngọc Hùng (1998). Lý thuyết tiền tệ ngân hàng, NXB Tài Chính, TP.HCM..
6. Nguyễn Thị Kim Nhung, CTV (2006). Kết quả hoạt động ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL và định hướng phát triển đến năm 2010, Hoạt động ngân hàng
với nền kinh tế sau 20 năm đổi mới, (Tạp chí ngân hàng số 3). Trang 32-35.
7. Lê Văn Tề, Nguyễn Thị Xuân Liễu (1999). Quản trị ngân hàng thương mại, NXB Thống kê, TP.HCM