.Thông số khả năng sinh lợi

Một phần của tài liệu (TIỂU LUẬN) học PH n ầ QUẢ ị n TR tài CHÍNH CHỦ đề báo cáo PHÂN TÍCH tài CHÍNH CÔNG TY c n d t MAY 293 (Trang 28 - 35)

a. Khả năng sinh lợi trên doanh số

Lợi nhuận gộp biên: Thông số này đo lường hiệu quả trong hoạt động sản xuất và Marketing. Nó cịn phản ánh tính hợp lý trong chính sách định giá của công ty

Lợi nhu n g p biênậ ộ = 𝐋ợ𝐢 𝐧𝐡𝐮ậ𝐧 𝐠ộ𝐩 𝐯ề 𝐁𝐇 𝐯à 𝐂𝐂𝐃𝐕

Năm 2016 2017 2018 2019 2020

Lợi nhuận gộp(*) 97,239 101,570 108,434 103,377 79,456

Doanh thu thuần(*) 797,463 918,301 1,033,703 1,024,674 757,895

Lợi nhuận gộp biên 12.19% 11.06% 10.50% 10.09% 10.48%

Bình quân ngành 13.77% 13.28% 12.92% 12.99% 12.83%

Đơn vị tiền tệ: triệu đồng (*)

NHẬN XÉT

Nhìn chung ta thấy, từ năm 2016 2019 lợi nhuận gộp biên giảm dần đều, giảm mạnh nhất -

là năm 2017 khi giảm 1,13% so với năm 2016. Nguyên nhân: doanh thu thuần có sự tăng trưởng

mạnh từ năm 2016 2019 và lợi nhuận gộp cũng tăng từ 2016 – 2019 nhưng tốc độ tăng lại thấp -

hơn doanh thu nên làm cho lợi nhuận gộp biên giảm. Năm 2020 do đại dịch Covid 19 bùng phát đã làm cho doanh thu thuần và lợi nhuận gộp của công ty bị giảm mạnh.

Thông số lợi nhuận gộp biên trong các năm nghiên cứu đều thấp hơn hơn bình quân ngành. Điều này cho thấy hoạt động kinh doanh của công ty đang theo chiều hướng tốt nhưng việc mở rộng và tăng doanh thu của công ty đã làm cho giá vốn hàng bán cao hơn so với các công ty cùng ngành.

Lợi nhuận rịng biên: Là cơng cụ đo lường khả năng sinh lợi trên doanh số sau khi tính đến tất cả chi phí và thuế TNDN

Lợi nhu n ròng biên = 𝐋ợ𝐢 𝐧𝐡𝐮ậ𝐧 𝐬𝐚𝐮 𝐭𝐡𝐮ế 𝐓𝐍𝐃𝐍

𝐃𝐨𝐚𝐧𝐡 𝐭𝐡𝐮 𝐭𝐡𝐮ầ𝐧 𝐯ề 𝐁𝐇 𝐯à 𝐂𝐂𝐃𝐕

Năm 2016 2017 2018 2019 2020

Lợi nhuận thuần sau thuế TNDN (*) 25,493 26,876 25,931 26,876 25,931

Doanh thu thuần từ BH và CCDV (*) 797,463 918,301 1,033,703 1,024,674 757,895

Lợi nhuận ròng biên 3.20% 2.93% 2.51% 2.65% 1.31%

Bình quân ngành 4.65% 4.40% 4.10% 4.36% 4.19% Đơn vị tiền tệ: triệu đồng (*)

NHẬN XÉT

Nhìn chung ta thấy, từ năm 2016 2020 lợi nhuận rịng biên có sự sụt giảm và sụt giảm -

mạnh nhất vào năm 2020 (giảm 1.34% so với 2019). Nguyên nhân là do cơng ty đã bỏ ra nhiều chi phí bán hàng và chi phí vận hành. Doanh thu tăng trưởng mạnh là do chính sách bán hàng

của cơng ty được đẩy mạnh, sản lượng sản xuất nhận gia công tăng mạnh, nhu cầu của người tiêu dùng tăng cao cụ thể là ăn mặc và nhiều thiết bị công nghệ mới được sử dụng, nâng cao sức

sản xuất. Lợi nhuận sau thuế trong vòng 5 năm dao động trong khoảng 25 27 tỷ đồng. Lợi nhuận -

trong 5 năm không biến động nhiều nhưng doanh thu đang tăng mạnh cho ta thấy công ty đã tốn kém nhiều chi phí hơn cho việc bán hàng.

So với bình quân ngành, lợi nhuận rịng biên của cơng ty ln ln nhỏ hơn bình quân ngành. Điều này cho ta thấy công ty đang không kinh doanh hiệu quả bằng các đối thủ khác trong ngành.

b. Khả năng sinh lợi trên vốn đầu tư

Vòng quay tổng tài sản: Thơng số này đo lường tốc độ chuyển hóa của tổng tài sản để tạo ra doanh thu

Vòng quay tài sản = 𝐃𝐨𝐚𝐧𝐡 𝐭𝐡𝐮 𝐭𝐡𝐮ầ𝐧 𝐯ề 𝐁𝐇 𝐯à 𝐂𝐂𝐃𝐕

𝐓ổ𝐧𝐠 𝐭à𝐢 𝐬ả𝐧

Năm 2016 2017 2018 2019 2020

Doanh thu thuần từ BH và CCDV* 797,463 918,301 1,033,703 1,024,674 757,895

Tổng tài sản* 718,718 742,284 836,956 813,049 716,489

Vòng quay TTS 1.11 1.24 1.24 1.26 1.06 Bình quân ngành 1.94 1.86 1.88 1.77 1.56

NHẬN XÉT

Vịng quay tổng tài sản của cơng ty tăng dần qua từng năm từ 2016 2019, tăng mạnh nhất -

là 2017 khi tăng 0.13 điểm so với năm 2016. Nguyên nhân là do các chính sách bán hàng từ công ty đã được đề cập ở phần trước làm cho doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng mạnh. Năm 2020 chứng kiến sự sụt giảm mạnh của doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ (giảm khoảng 30% so với năm 2019) do đại dịch Covid 19.

So sánh với bình qn ngành, vịng quay tài sản của cơng ty ln ln thấp hơn bình quân ngành, điều này cho thấy tốc độ chuyển hoá tài sản để tạo ra doanh thu là thấp hơn so với các đối thủ khác trong ngành. Mặc dù vòng quay tổng tài sản của công ty đang tăng tuy nhiên công ty cần cải thiện hơn các chính sách bán hàng để đạt được hiệu suất cao hơn trung bình ngành, chiếm lĩnh nhiều thị phần hơn.

c. Thu nhập trên tổng tài sản (ROA)

Biểu diễn khả năng sinh lợi trong mối quan hệ với tổng tài sản.

ROA = 𝐋ợ𝐢 𝐧𝐡𝐮ậ𝐧 𝐬𝐚𝐮 𝐭𝐡𝐮ế 𝐓𝐍𝐃𝐍

Năm 2016 2017 2018 2019 2020

Lợi nhuần thuận sau thuế TNDN* 25,493 26,876 25,931 27,186 9,922

Tổng tài sản* 718,718 742,284 836,956 813,049 716,489

Thu nhập trên tổng tài sản (ROA) 3,55% 3,62% 3,10% 3,34% 1,38%

Bình quân ngành 10,64% 10,15% 9,47% 8,29% 7,51%

(*) Đơn vị: Triệu đồng

NHẬN XÉT

Nhìn chung, ROA luôn được giữ ổn định ở mức từ 3,1% đến 3,6% từ năm 2016-2019. Giai đoạn năm 2016 – 2018 tổng tài sản có sự tăng mạnh, đỉnh điểm là năm 2018 với tổng tài sản tăng hơn 13% so với năm 2017. Nguyên nhân là do cả lợi nhuận thuần sau thuế TNDN và tổng tài sản đều tăng nhưng tỷ lệ tăng của tổng tài sản lớn hơn lợi nhuận thuần sau thuế, vì vào thời năm 2017 công ty đang mở rộng quy mô nên đã cho xây dựng thêm nhiều công xưởng và cần một lượng lớn hàng tồn kho, điều này đẩy giá vốn của công ty tăng mạnh làm cho lợi nhuận của công ty thấp. Năm 2020 chứng kiến sự hồnh hành của đại dịch Covid 19 do đó doanh thu của công ty cũng sụt giảm nghiêm trọng, công ty cũng đã thu hẹp lại quy mô kinh doanh nhằm chống chọi với đại dịch, ROA trong giai đoạn này giảm thấp nhất trong 5 năm và chỉ còn 1,38%.

So với bình qn ngành, ROA của cơng ty ln thấp hơn rất nhiều so với bình qn ngành. Do đó ta có thể thấy được khả năng sinh lợi trên tổng tài sản của công ty đang không hiệu quả bằng các đối thủ cạnh tranh.

d. Thu nhập trên vốn chủ (ROE)

Thông s này cho bi t hi u qu c a doanh nghi p trong vi c t o ra thu nh p cho các c ố ế ệ ả ủ ệ ệ ạ ậ ổ đông của họ. Khi đánh giá mức độ hiệu qu s d ng v n, ch s ROE luôn là m t trong nh ng ch ả ử ụ ố ỉ ố ộ ữ ỉ số u tiên, quan tr ng nhđầ ọ ất.

ROE = 𝐋ợ𝐢 𝐧𝐡𝐮ậ𝐧 𝐬𝐚𝐮 𝐭𝐡𝐮ế 𝐓𝐍𝐃𝐍

𝐕ố𝐧 𝐜𝐡ủ 𝐬ở 𝐡ữ𝐮 x 100%

Năm 2016 2017 2018 2019 2020

Lợi nhuần thuận sau thuế TNDN* 25,493 26,876 25,931 27,186 9,922

Vốn chủ* 90,741 106,937 132,321 140,272 129,976

ROE 28,09% 25,13% 19,60% 19,38% 7,63%

Bình quân ngành 30,97% 25,58% 25,03% 22,59% 15,62%

NHẬN XÉT

Ta có thể thấy được ROE của cơng ty đang suy giảm qua từng năm, sự sụt giảm ROE mạnh nhất là vào năm 2020 (giảm khoảng 12% so với năm 2019) do đại dịch Covid 19. Các

năm 2018 2019 chứng kiến sự sụt giảm của ROE mặc dù lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp -

vẫn giữ ở mức ổn định là do công ty đã phát hành thêm cổ phiếu, do đó làm tăng vốn chủ sở hữu và làm giảm ROE trong giai đoạn này.

So với thông số thị trường, ROE của doanh nghiệp luôn luôn thấp hơn. Chỉ số ROE thấp hơn so với đối thủ cạnh tranh có thể khiến doanh nghiệp khó có thể gọi vốn để phục vụ cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Kết luận: Với các thông số sinh lợi đã nêu ở trên, ta có thể dễ dàng nhận thấy cơng ty đang kinh doanh không hiệu quả bằng những đối thủ cạnh tranh khác. Công ty cần đưa ra những chính sách phù hợp nhằm cải thiện hoạt động kinh doanh của công ty.

Một phần của tài liệu (TIỂU LUẬN) học PH n ầ QUẢ ị n TR tài CHÍNH CHỦ đề báo cáo PHÂN TÍCH tài CHÍNH CÔNG TY c n d t MAY 293 (Trang 28 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(39 trang)