Phân tích nghiệp vụ tín dụng

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh vĩnh long (Trang 42)

3.1.2 .Vai trò và chức năng của ngân hàng BIDV chi nhánh Vĩnh Long

4.1 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG ĐẦU TƢ &

4.1.2 Phân tích nghiệp vụ tín dụng

a/Phân tích doanh số cho vay tại BIDV Vĩnh Long

Nền kinh tế Vĩnh Long trong những năm qua gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt do biến động của nền kinh tế thế giới đã ảnh hưởng mạnh đến nền kinh tế Việt Nam cũng như tỉnh nhà, nền kinh tế của tỉnh chủ yếu dựa vào nông nghiệp trong khi giá các mặt hàng lương thực, nông thủy hải sản không ổn định ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập và đời sống của người dân, dịch bệnh xảy ra trên diện rộng và kéo dài, giá cả của một số mặt hàng thiết yếu phục vụ sản xuất và đời sống như xăng, dầu, thép, phân bón,… tiếp tục tăng cao. Tuy nhiên, với sự phấn đấu của tồn thể cán bộ cơng nhân viên trong Chi nhánh đã nỗ lực thực hiện cơng tác tín dụng ngày càng phát triển góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế địa phương.

Bảng 3: HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG TỪ NĂM 2008 ĐẾN NĂM 2010

ĐVT: Triệu đồng

Nguồn: Phịng Quản trị tín dụng

Chỉ tiêu

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Chênh lệch

2009/2008 2010/2009 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%)

Doanh số cho vay 1.770.723 100,00 3.143.451 100,00 2.952.064 100,00 1.372.728 77,52 -191.387 -6,09

- Ngắn hạn 1.520.316 85,86 2.659.519 84,61 2.421.277 82,02 1.139.203 74,93 -238.242 -8,96 - Trung, dài hạn 250.407 14,14 483.932 15,39 530.787 17,98 233.525 93,26 46.855 9,68 Doanh số thu nợ 1.801.816 100,00 2.454.671 100,00 2.793.925 100,00 652.855 36,23 339.254 13,82 - Ngắn hạn 1.672.980 92,85 2.126.045 86,61 2.425.698 86,82 453.065 27,08 299.653 14,09 - Trung,dài hạn 128.836 7,15 328.626 13,39 368.227 13,18 199.790 155,07 39.601 12,05 Dƣ nợ 922.788 100,00 1.611.568 100,00 1.769.707 100,00 688.780 74,64 158.139 9,81 - Ngắn hạn 481.814 52,21 1.015.288 63,00 1.010.867 57,12 533.474 110,72 -4.421 -0,44 - Trung, dài hạn 440.974 47,79 596.280 37,00 758.840 42,88 155.306 35,22 162.560 27,26 Nợ xấu 9.164 100,00 18.112 100,00 103.278 100,00 8.948 97,64 85.166 470,22 - Ngắn hạn 4.269 46,58 9.853 54,40 89.653 86,81 5.584 130,80 79.800 809,91 - Trung,dài hạn 4.895 53,42 8.259 45,60 13.625 13,19 3.364 68,72 5.366 64,97

1.520.316 250.407 2.659.519 483.932 2.421.277 530.787 0 500.000 1.000.000 1.500.000 2.000.000 2.500.000 3.000.000 3.500.000 Triệu đồng 2008 2009 2010 Năm

Doanh số cho vay phân theo thời hạn

Ngắn hạn Trung và dài hạn

Hình 2: Doanh số cho vay của Ngân hàng BIDV Vĩnh Long từ năm 2008 đến năm 2010

- Tình hình doanh số cho vay của Ngân hàng nhìn chung cũng có nhiều biến động. Năm 2008 là năm xảy ra nhiều biến động, lạm phát tăng cao, dịch bệnh tràn lan, quá trình sản xuất bị ảnh hưởng, sức tiêu thụ giảm. Bên cạnh đó, do ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng kinh tế của Mỹ nên Chi nhánh cũng dè dặt các khoản vay nên trong năm 2008 tổng doanh số cho vay là 1.770.723 triệu đồng, trong đó doanh số cho vay ngắn hạn là 1.520.316 triệu đồng.

- Sang năm 2009, doanh số cho vay lại tăng mạnh với 3.143.451 triệu đồng tăng thêm 1.372.728 triệu đồng trong đó doanh số cho vay ngắn hạn tăng 1.139.203 triệu đồng với tỷ lệ tăng tương ứng là 74,93% so với năm 2008, doanh số cho vay tăng lên khá nhanh là do sự chỉ đạo sáng suốt của Nhà nước, Chính phủ hỗ trợ gói kích cầu 8 tỉ USD giúp: hỗn thuế, hỗ trợ lãi suất, tăng đầu tư. Gói kích cầu được đưa ra kịp thời và đúng lúc đã giúp các doanh nghiệp vượt qua khó khăn, tạo việc làm cho người lao động. Bước sang năm 2010 doanh số cho vay giảm 238.242 triệu đồng giảm với tỷ lệ tương ứng là 8,96% là do kinh tế đất nước từng bước được hồi phục và tăng trưởng trở lại cộng với sự cạnh tranh gay gắt của các Ngân hàng trên địa bàn tỉnh nên doanh số cho vay cũng có giảm lại chút ít.

Doanh số cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao trên 82% trong tổng doanh số cho vay là vì Ngân hàng cho vay là để phục vụ mọi nhu cầu sản xuất

kinh doanh, phục vụ đời sống và có thời hạn hoàn trả trong 12 tháng nên tương đối an toàn hơn.

- Mục đích của khách hàng vay trung- dài hạn tại Chi nhánh nhằm mở rộng trang trại chăn nuôi, phát triển cơ sở hạ tầng, mua sắm thiết bị cho phân xưởng hay phục vụ đời sống cán bộ cơng nhân viên....Các khoản cho vay trung- dài hạn có thời gian thu hồi vốn lâu lại có độ rủi ro lớn nên Ngân hàng rất thận trọng trong công tác thẩm định và xét duyệt cho vay. Cho vay trung và dài hạn dễ bị tác động bởi những thay đổi của nền kinh tế nên cho vay trung và dài hạn chiếm tỷ trọng khá nhỏ trong cơ cấu (dưới 18%). Tuy nhiên, doanh số cho vay trung và dài hạn cũng góp phần làm tăng doanh số cho vay qua các năm cho Chi nhánh. Tình hình cho vay trung và dài hạn của Chi nhánh tăng liên tục qua các năm. Cụ thể năm 2009 tăng 233.525 triệu đồng tương ứng tăng 93,26%, năm 2010 doanh số cho vay trung-dài hạn là 530.787 tăng 46.855 triệu đồng.

Nhìn chung, doanh số cho vay của Chi nhánh qua 3 năm, lúc tăng, lúc giảm. Nguyên nhân sự tăng trưởng tín dụng thì phần lớn là nhờ vào gói kích cầu của Chính phủ với việc cho vay hỗ trợ lãi suất cùng với sự cố gắng của các doanh nghiệp để vượt qua khó khăn, thử thách. Về phía Ngân hàng cần có những chính sách, phương hướng nhằm duy trì, mở rộng quy mơ, thị phần hoạt động của mình để đáp ứng nhu cầu của khách hàng trong thời kỳ hội nhập của đất nước, góp phần phát triển nền kinh tế . Yếu tố chủ yếu tác động đến cho vay nói chung và cho vay ngắn hạn nói riêng là tình hình kinh tế ổn định, Chính sách kinh tế phù hợp với đường lối phát triển, thu nhập của người dân có chiều hướng tăng lên để kích thích tiêu dùng….

b/Phân tích doanh số thu nợ tại BIDV Vĩnh Long

Ngồi việc huy động vốn tốt thì việc sử dụng vốn như thế nào cho hiệu quả và hợp lí cũng khơng kém phần quan trọng. Vì nếu sử dụng vốn không phù hợp thì sẽ dẫn đến nhiều rủi ro, khơng thu hồi được nợ, làm tăng tỷ lệ nợ xấu,… Do đó, Chi nhánh cần thường xuyên theo dõi việc thực hiện các phương án sản xuất kinh doanh của khách hàng để kịp thời xử lý, thu hồi nợ khi đến hạn. Doanh số thu nợ thể hiện hiệu quả của việc cấp tín dụng, đánh giá tình hình thu hồi vốn cũng như chất lượng hoạt động tín dụng của Ngân hàng.

1.672.980 128.836 2.126.045 328.626 2.425.698 368.227 0 500.000 1.000.000 1.500.000 2.000.000 2.500.000 3.000.000 Triệu đồng 2008 2009 2010 Năm Doanh số thu nợ phân theo thời hạn

Ngắn hạn Trung và dài hạn

Hình 3:Doanh số thu nợ của Ngân hàng BIDV Vĩnh Long từ năm 2008 đến năm 2010

Qua bảng 3, ta thấy song hành cùng với mức độ tăng trưởng của doanh số cho vay, tình hình doanh số thu nợ cũng biến động theo, nhưng do công tác giám sát, thường xuyên nhắc nhở và đôn đốc thu nợ tại Ngân hàng luôn được thực hiện một cách nghiêm túc trong quá trình hoạt động nên tình hình thu hồi nợ của Ngân hàng là khá tốt và tăng liên tục qua 3 năm từ năm 2008 đến năm 2010. Cụ thể năm 2009 tổng doanh số thu nợ là 2.454.671 triệu đồng tăng rất mạnh trong 3 năm với con số tăng ấn tượng là 652.855 triệu đồng với mức tăng tương ứng là 36,23% trong đó doanh số thu nợ ngắn hạn là 453.065 triệu đồng tăng 27,08% . Nguyên nhân là do tình hình kinh tế đã dần phục hồi, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có hiệu quả, khách hàng sử dụng vốn vay đúng mục đích, phát huy hiệu quả đã tạo điều kiện cho các đơn vị, các hộ sản xuất trả nợ đúng hạn cho Ngân hàng. Bên cạnh đó, sự gia tăng của doanh số cho vay ngắn hạn trong thời gian này làm cho doanh số thu nợ một phần cũng tăng theo. Cũng trong năm 2009 doanh số thu nợ trung-dài hạn tăng 199.790 triệu đồng tăng 155,07%, sự gia tăng doanh số thu nợ trung và dài hạn khơng nằm ngồi những ngun nhân về sự gia tăng doanh số cho vay. Năm 2010 tổng doanh số thu nợ vẫn tăng thêm 339.254 triệu đồng ứng với 13,82%. Có được kết quả như vậy cho thấy Ngân hàng có đội ngũ nhân viên có kinh nghiệm trong việc lựa chọn khách hàng, công tác thẩm định, theo dõi quá trình sử dụng vốn, đơn đốc khách hàng trả nợ nên có thể thu được vốn đã phát vay.

c/Phân tích dƣ nợ tại BIDV Vĩnh Long

Dư nợ là số tiền Ngân hàng giải ngân nhưng chưa đến hạn thu hồi, chỉ tiêu này đánh giá xác thực quy mơ tín dụng của Ngân hàng tại một thời điểm nhất định. Dư nợ phản ánh mức đầu tư vốn và liên quan trực tiếp đến lợi nhuận của Ngân hàng.Với cơ cấu nguồn vốn ngày một tăng kết hợp với việc mở rộng quy mơ tín dụng góp phần làm tăng tổng dư nợ qua các năm. Cụ thể năm 2009 tăng 688.780 triệu đồng so với năm 2008 tăng 74,64% và năm 2010 là 1.769.707 triệu đồng tăng 158.139 triệu đồng so với năm 2009.

481.814 440.974 1.015.288 596.280 1.010.867 758.840 0 500.000 1.000.000 1.500.000 2.000.000 Triệu đồng 2008 2009 2010 Năm Dư nợ phân theo thời hạn

Ngắn hạn Trung và dài hạn

Hình 4: Dư nợ của Ngân hàng BIDV Vĩnh Long từ năm 2008 đến năm 2010

Cùng với sự tăng lên khơng ngừng của doanh số cho vay thì dư nợ cho vay cũng không ngừng tăng lên. Năm 2009 dư nợ ngắn hạn là 1.015.288 triệu đồng tăng 533.474 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 110,72% là do Chính phủ có hỗ trợ lãi suất nên các khách hàng tranh thủ đầu tư trang thiết bị mới…. Sự tăng trưởng dư nợ ngắn hạn là tất yếu bởi vì doanh số cho vay ngắn hạn qua các năm đều chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh số cho vay cũng như dự án đã có của các năm trước chưa giải ngân kịp, năm nay khối lượng xong mới giải ngân. Nhưng sang năm 2010 thì doanh số dư nợ giảm 0,44% cũng khơng ngồi ngun nhân là doanh số cho vay trong năm 2010 giảm nhẹ.

Mặc dù chiếm tỷ trọng không cao trong cơ cấu (cao nhất là 47,79% trong năm 2008) nhưng dư nợ trung và dài hạn cũng góp phần vào tăng trưởng tín dụng của Chi nhánh. Dư nợ trung-dài hạn tăng dần qua các năm và tỷ lệ tăng cao vào năm 2009 với 35,22% tăng 155.306 triệu đồng so với năm 2008, năm 2010 là

758.840 triệu đồng tăng 162.560 triệu đồng so với năm 2009.Có được kết quả khả quan này là do Chi nhánh đã mở rộng nhiều hình thức cho vay làm cho doanh số cho vay trung và dài hạn tăng trưởng liên tục qua các năm.

Tóm lại do các thành phần và ngành nghề kinh tế trong vùng sử dụng vốn đúng mục đích, có những dự án khả thi, trả nợ đúng hạn nên Ngân hàng không ngần ngại khi cho vay. Mặc khác, Ngân hàng thực hiện chuyển đổi cơ cấu tín dụng từ ngắn hạn sang trung hạn một mặt để sử dụng có hiệu quả vốn huy động nguồn vốn trung hạn, đồng thời nhằm tăng cao lợi nhuận hoạt động. Các khoản nợ vay trung hạn lũy kế cộng dồn qua các năm tăng lên làm cho tổng dư nợ tăng.

d/ Phân tích nợ xấu tại BIDV Vĩnh Long

Nợ xấu là biểu hiện rõ nét của chất lượng tín dụng. Khi phát sinh nợ xấu cũng đồng nghĩa với khoản cho vay của Ngân hàng đã bị rủi ro. Vì vậy, Ngân hàng cần tìm ra các nguyên nhân phát sinh nợ xấu đồng thời tìm ra các giải pháp để hạn chế nợ xấu, nhằm giảm thiểu rủi ro cho Ngân hàng cũng đồng nghĩa với nâng cao hiệu quả hoạt động cho Ngân hàng.

4.269 4.895 9.853 8.259 89.653 13.625 0 20.000 40.000 60.000 80.000 100.000 120.000 Triệu đồng 2008 2009 2010 Năm Nợ xấu phân theo thời hạn

Ngắn hạn Trung và dài hạn

Hình 5: Nợ xấu của Ngân hàng BIDV Vĩnh Long từ năm 2008 đến năm 2010

Tình hình tổng nợ xấu tăng liên tục qua 3 năm, nhưng tăng đột biến 85.166 triệu đồng trong năm 2010 với tỷ lệ tăng là 470,22% trong đó nợ xấu ngắn hạn chiếm 79.800 triệu đồng. Nợ xấu ngắn hạn trong năm 2010 chiếm tỷ trọng đến 86,81% trong tổng nợ xấu. Năm 2008 nợ xấu ngắn hạn là 4.269 triệu đồng đồng chiếm tỷ trọng 46,58% trên tổng nợ xấu. Năm 2009 nợ xấu ngắn hạn là 9.853 triệu đồng chiếm 54,40% trong tổng nợ xấu tăng 5.584 triệu đồng với tỷ lệ tăng

tương ứng là 130,80%.Với tốc độ tăng đột biến này là dấu hiệu khơng tốt trong hoạt động tín dụng của Chi nhánh, thể hiện Chi nhánh đang gặp khá nhiều khó khăn. Nợ xấu tăng nhanh một phần là do phía người vay gặp rủi ro trong sản xuất kinh doanh dẫn đến mất khả năng trả nợ cũng làm cho nợ xấu tăng, một phần là do tốc độ tăng trưởng cho vay, dư nợ tăng q nhanh vì thế khơng thể tránh tác động đến nợ xấu.

Nợ xấu trung và dài hạn không ngừng tăng. Năm 2009 là 8.259 triệu đồng tăng 3.364 triệu đồng so với năm 2008 tỷ lệ tăng tương ứng 68,72%. Đến 2010 nợ xấu trung- dài hạn là 13.625 triệu đồng tăng 5.366 triệu đồng tỷ lệ tăng 64,97% so với 2009. Do Ngân hàng phải cơ cấu lại nợ xấu theo quyết định của NHNN số 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25 tháng 4 năm 2007 và có hiệu lực vào ngày 10 tháng 5 năm 2007 nên có những khoản nợ gia hạn trước đây chuyển vào các nhóm nợ 3, 4, 5 làm tỷ lệ nợ xấu tăng lên. Bên cạnh đó, tình hình dư nợ trung và dài hạn liên tục qua các năm làm cho nợ xấu tăng theo.

* Đánh giá hoạt động tín dụng thơng qua các chỉ tiêu

Bảng 4: CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG BIDV VĨNH LONG 2008-2010

Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm

2008 2009 2010

Doanh số cho vay Triệu đồng 1.770.723 3.143.451 2.952.064 Doanh số thu nợ Triệu đồng 1.801.816 2.454.671 2.793.925 Dư nợ Triệu đồng 922.788 1.611.568 1.769.707 Dư nợ bình quân Triệu đồng 938.355 1.267.178 1.690.638

Nợ xấu Triệu đồng 9.164 18.112 103.278 Vốn huy động Triệu đồng 404.960 589.615 836.343 Vịng quay vốn tín dụng Vịng 1,92 1,94 1,65 Hệ số thu nợ % 101,76 78,09 94,64 Tỷ lệ dư nợ/ VHĐ Lần 2,28 2,73 2,12 Tỷ lệ nợ xấu/ Tổng dư nợ % 0,99 1,12 5,84

a. Vịng quay vốn tín dụng: (Doanh số thu nợ/ Dƣ nợ bình quân)

Đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng của Ngân hàng, phản ánh số vốn đầu tư được quay vòng nhanh hay chậm. Nếu số vịng quay vốn tín dụng càng cao thì đồng vốn của NH quay càng nhanh và sử dụng có hiệu quả, nhưng đối với Ngân hàng BIDV Vĩnh Long thì số vịng quay vốn tín dụng biến động không theo một chiều tăng hoặc giảm mà có xu hướng tăng sau đó lại giảm. Cụ thể năm 2008 là 1,92 vòng, năm 2009 là 1,94 vòng tăng 0,02 vòng so với năm 2008, năm 2010 giảm còn 1,65 vòng giảm 0,29 vòng so với năm 2009 là do dư nợ bình quân năm 2010 tăng khá cao.

b. Hệ số thu nợ (Doanh số thu nợ / Doanh số cho vay): hệ số này đánh

giá công tác thu hồi nợ cho vay của Ngân hàng.

Hệ số thu nợ của Chi nhánh qua 3 năm là khá tốt. Do 2 chỉ tiêu doanh số cho vay và doanh số thu nợ đều tăng qua các năm là khá tốt nên hiệu quả tín dụng trong công tác thu hồi nợ của Ngân hàng là đáng được ghi nhận. Doanh số cho vay trong năm 2009 là 3.143.451 triệu đồng khá cao so với doanh số thu nợ năm 2009 nên hệ số thu nợ đạt 78,09%, năm 2008 là 101,76%, và năm 2010 là 94,64%. Để đạt được kết quả này là nhờ vào sự tận tình của các cán bộ tín dụng trong cơng tác thu hồi nợ, cũng như nhiều khách hàng trả nợ đúng hạn, chấp hành tốt quy định cho vay đã góp phần giúp cơng tác thu hồi nợ của Chi nhánh tốt hơn.

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh vĩnh long (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)