tăng qua các năm (2008 - 2010), tăng mạnh nhất là năm 2009. Nguyên nhân do năm 2008 PGD mới đi vào hoạt động nên các khỏan vay chưa đến hạn làm doanh số thu nợ năm 2008 rất thấp. Cụ thể:
DNTN: Doanh số thu nợ năm 2009 là 5.563 triệu đồng, tăng 5.314 triệu đồng (tăng 2.134%) so với năm 2008; năm 2010 doanh số này là 8.403 triệu đồng, tăng 2.840 triệu đồng (tăng 51,1%). So sánh với doanh số cho vay ta thấy doanh số thu nợ của năm 2010 tăng chủ yếu do doanh nghiệp trả các khoản nợ của năm 2008 và 2009.
Cty CP, Cty TNHH: Năm doanh số thu nợ là 6.120 triệu đồng, tăng 5.604
triệu đồng (tăng 1.086%) so với năm 2008; sang năm 2010 doanh số này là 8.898 triệu đồng, tăng 2.778 triệu đồng (tăng 45,4%) so với năm 2009.
Kinh tế cá thể: Năm 2009 thu nợ là 12.160 triệu đồng chiếm 51,0% trong
tổng doanh số thu nợ, tăng 10.323 triệu đồng (tăng 561,9%) so với năm 2008. Đến năm 2010, thu nợ đạt 18.006 triệu đồng chiếm 51,1%, tăng 5.846 triệu đồng (tăng 48,1%) so với năm 2009. Do doanh số cho vay đối với loại hình này chiếm tỷ trọng cao nên doanh số thu nợ cũng tăng theo. Tuy nhiên, nếu so sánh doanh số thu nợ và doanh số cho vay thì doanh số thu nợ là tương đối thấp.
Tóm lại, doanh số thu nợ theo loại hình kinh tế tăng qua các năm (2008 - 2010) và tăng cao nhất là năm 2009. Trong đó, doanh số thu nợ đối với kinh tế cá thể chiếm tỷ trọng cao nhất 70,6% năm 2008, 51,0% năm 2009, 51,1% năm 2010. Do loại hình kinh tế cá thể là nhóm khách hàng chủ yếu trong hoạt động cho vay theo loại hình kinh tế của PGD. Nhìn chung do doanh số thu nợ thay đổi theo xu hướng thay đổi của doanh số cho vay.
Trang 52
Bảng 09: DOANH SỐ THU NỢ THEO LOẠI HÌNH KINH TẾ ĐVT: Triệu đồng Năm So sánh 2009/2008 2010/2009 Chỉ tiêu 2008 Tỷ trọng (%) 2009 Tỷ trọng (%) 2010 Tỷ trọng (%) Số tiền % Số tiền % DNTN 249 9,6 5.563 23,3 8.403 23,7 5.314 2.134 2.840 51,1 Cty CP,Cty TNHH 516 19,8 6.120 25,7 8.898 25,2 5.604 1.086 2.778 45,4 Kinh tế cá thể 1.837 70,6 12.160 51,0 18.006 51,1 10.323 561,9 5.846 48,1 Tổng 2.602 100 23.843 100 35.306 100 21.241 816,3 11.463 48,1
4.2.3 Dư nợ
Chỉ tiêu dư nợ có ý nghĩa rất quan trọng trong việc đánh giá hiệu quả hoạt động của NH. Dư nợ bao gồm số tiền lũy kế của những năm trước chưa thu hồi được và số dư phát sinh trong năm hiện hành. Nó phản ánh được thực tế khả năng hoạt động tín dụng của NH như thế nào. Vì vậy, việc theo dõi tình hình dư nợ cho vay là một cơng việc quan trọng khơng thể thiếu được trong cơng tác tín dụng NH.
4.2.3.1 Dư nợ theo thời hạn
Dư nợ ngắn hạn: Bảng số liệu (bảng 10) ta thấy dư nợ theo thời hạn này tăng qua các năm. Cụ thể năm 2008 dư nợ là 14.311 triệu đồng, năm 2009 là 20.627 triệu đồng, tăng 6.316 triệu đồng (41,1%) so với năm 2008; năm 2010 là 26.292 triệu đồng, tăng 8.665 triệu đồng (42,0%) so với năm 2009. Trong những năm qua sự tăng trưởng trong doanh số cho vay kéo theo sự tăng lên của dư nợ ngắn hạn là điều tất yếu.
Dư nợ trung hạn: Dư nợ trung hạn tăng đáng kể trong thời gian qua làm
cho tổng dư nợ tăng lên. Dư nợ năm 2008 là 11.199 triệu đồng, năm 2009 là 18.663 triệu đồng, tăng 7.464 triệu đồng (tăng 66,6%) so với năm 2008; năm 2010 là 25.059 triệu đồng, tăng 6.396 triệu đồng (tăng 34,3%) so với năm 2009. Dư nợ trung hạn tăng do năm 2009 Thị xã có nhiều dự án đầu tư xây dựng cơ bản, sửa chữa các tuyến đường xuống cấp ở nội ô nên cần nhiều vốn cho các dự án này.
Tóm lại: trong những năm gần đây tình hình sản xuất kinh doanh trong địa phương diễn ra sôi động, nhu cầu vay vốn của khách hàng ngày càng tăng và hội đủ điều kiện vay vốn nên doanh số cho vay của ngân hàng ngày càng nhiều, làm cho dư nợ tăng lên cả ngăn hạn và trung hạn.
Trang 54