Chương 1 : GIỚI THIỆU
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu
- Số liệu thứ cấp được thu thập từ các biểu bảng, báo cáo thường niên, báo cáo tài chính của Ngân Hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam Chi Nhánh Tây Đô.
- Tổng hợp các thơng tin từ sách báo, tạp chí, bản tin nội bộ Chi nhánh Ngân hàng, những tư liệu tín dụng, kế tốn tại Chi nhánh Ngân hàng và những thông tin, số liệu thu thập được từ việc tiếp xúc trực tiếp và trao đổi với nhân viên tại đơn vị.
2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu
- Dùng phương pháp thống kê, tổng hợp, phân tích đánh giá số liệu. - Sử dụng phương pháp so sánh tương đối, tuyệt đối.
+ Số tuyệt đối: Số tuyệt đối là hiệu số giữa giá trị của kỳ phân tích với kỳ gốc của chỉ tiêu kinh tế nhằm xác định mức chênh lệch giữa kỳ thực hiện và kỳ kế hoạch. Nó thể hiện quy mơ, khối lượng, giá trị của một chỉ tiêu kinh tế nào đó trong trong một thời điểm cụ thể. So sánh số tuyệt đối của các chỉ tiêu tín dụng giữa kỳ kế hoạch và thực tế, giữa những khoản thời gian và khơng gian khác nhau, để thấy được độ hồn thành kế hoạch, quy mơ phát triển của các chỉ tiêu tín dụng nào đó.
+ Số tương đối: Số tương đối là tỷ lệ phần trăm (%) của chỉ tiêu kỳ phân tích so với chỉ tiêu kỳ gốc để thể hiện mức độ hoàn thành hoặc tỷ lệ của số chênh lệch tuyệt đối so với chỉ tiêu kỳ gốc để nói lên tốc độ tăng trưởng.
- Ngồi ra, cịn dùng biểu bảng, đồ thị biểu diễn sự biến động của số liệu và các chỉ tiêu kinh tế để phân tích.
CHƯƠNG 3
KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM CHI NHÁNH TÂY ĐƠ
3.1 Q TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG TMCP XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM CHI NHÁNH TÂY ĐÔ
Ngân Hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam được thành lập vào ngày 24/05/1989 theo quyết định số 140/CT của Chủ Tịch Hội Đồng Bộ Trưởng với tên gọi đầu tiên là Ngân Hàng Xuất Nhập Khẩu Việt Nam (Vietnam Export
Import Bank), là một trong những Ngân hàng TMCP đầu tiên của Việt Nam. Ngân Hàng Xuất Nhập Khẩu Việt Nam đã chính thức đi vào hoạt động ngày 17/01/1990. Ngày 06/04/1992, Thống Đốc Ngân Hàng Nhà nước Việt Nam ký giấy phép số 11/NH-GP cho phép Ngân hàng hoạt động trong thời hạn 50 năm với số vốn điều lệ đăng ký là 50 tỷ đồng Việt Nam, tương đương 12,5 triệu USD với tên mới là Ngân Hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam (Vietnam
Export Import Commercial Joint-Stock Bank), gọi tắt là Vietnam Eximbank.
Đến tháng 30/06/2010 vốn điều lệ của Eximbank là 8.800.080 triệu đồng. Ngân Hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam có địa bàn hoạt động rộng khắp cả nước với Trụ Sở Chính đặt tại Số 07 Lê Thị Hồng Gấm, Phường Nguyễn Thái Bình, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh và 29 Chi nhánh, phịng giao dịch được đặt tại Hà Nội, Đà Nẵng, Nha Trang, Cần Thơ, và TP. Hồ Chí Minh, đã thiết lập quan hệ đại lý với hơn 640 Ngân hàng ở trên 65 quốc gia trên thế giới.
Thành phố Cần Thơ là vùng kinh tế trọng điểm của tồn vùng Đồng bằng Sơng Cửu Long có đến 13 tỉnh thành. Vốn nằm trong vùng tương đối ưu đãi về thiên nhiên nên Thành phố Cần Thơ đã đẩy mạnh đầu tư và đạt được thành tựu đáng kể như Sân bay Cần Thơ, Cảng biển, khu chế xuất Trà Nóc… cùng đội ngũ cán bộ quản lý, khoa học kỹ thuật từ các Trường Đại học và hệ thống cơ sở hạ tầng tương đối hoàn chỉnh.
Nhận thấy được tiềm năng và thế mạnh của Thành phố Cần Thơ, ngày 28/03/1995 Eximbank Việt nam đã quyết định thành lập một chi nhánh mới ở
TMCP” số 0024/GCT của Vụ trưởng Vụ các định chế tài chính Đặng Thanh Bình, với tên gọi là Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam chi nhánh Cần Thơ, gọi tắt làEximbank Cần thơ. Đây là chi nhánh thứ 3 sau chi nhánh Hà
Nội và Đà Nẵng. Trụ sở giao dịch của Eximbank Cần Thơ đặt tại số 02 Điện Biên Phủ - Quận Ninh Kiều - Thành phố Cần thơ.
Năm 2003 chi nhánh cấp 2Eximbank Tây Đô trực thuộc Eximbank Cần
Thơ được thành lập với tên gọi ban đầu là Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam chi nhánh Cái Khế. Ngày 30/04/2006 Ngân hàng Eximbank chi nhánh Cái Khế đã chính thức đi vào hoạt động độc lập riêng biệt với trụ sở chính đặt tại 22 đường Trần Văn Khéo - Quận Ninh Kiều - Thành phố Cần Thơ. Đến ngày 04/12/2009 Ngân hàng Eximbank chi nhánh Cái Khế đổi thành Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam chi nhánh Tây Đô viết tắt là
Eximbank Tây Đô đặt tại số 22 đường Trần Văn Khéo - Quận Ninh Kiều - Thành phố Cần Thơ.
3.2 ĐẶC ĐIỂM HĐKD CỦA NGÂN HÀNG TMCP XUẤT NHẬP KHẨUVIỆT NAM CHI NHÁNH TÂY ĐÔ VIỆT NAM CHI NHÁNH TÂY ĐÔ
3.2.1 Khái quát môi trường kinh doanh của Eximbank Tây Đô
Hiện nay Eximbank Tây Đô đặt tại số 22 đường Trần Văn Khéo - Quận Ninh Kiều - Thành phố Cần Thơ và Chi nhánh hoạt động chủ yếu ở địa bàn Quận Ninh Kiều và các Quận lân cận như Quận Bình Thủy, Quận Cái Răng… của Thành phố Cần Thơ.
3.2.1.1 Khái quát chung Thành phố Cần Thơ
Cần Thơ nằm trên bờ phải sông Hậu, ở Đồng bằng Sông Cửu Long. Là một trong 5 thành phố trực thuộc Trung ương của Việt Nam. Ngày 24/06/2009 được Thủ tướng Chính phủ ra quyết định công nhận là đô thị loại 1. Cần Thơ được biết đến như là "Tây Đô" (thủ đô của miền Tây) của một thời rất xa. Cần Thơ nổi danh với những địa điểm như bến Ninh Kiều, cầu Cần Thơ (cây cầu lớn và dài nhất Việt Nam).... Sau hơn 120 năm phát triển, thành phố đang là trung tâm quan trọng nhất của vùng Đồng bằng Sông Cửu Long về kinh tế, văn hóa, khoa học và kỹ thuật, giáo dục, y tế…
3.2.1.2 Khái quát chung Quận Ninh Kiều thành phố Cần Thơ
Quận Ninh Kiều được thành lập ngày 02/01/2004, theo Nghị định số 05/2004/NĐ-CP và là Quận trung tâm của thành phố Cần Thơ.
a) Về kinh tế
Ninh Kiều là trung tâm kinh tế của thành phố Cần Thơ. Quận là trung tâm thương mại của thành phố với hàng loạt chợ và trung tâm mua sắm cao cấp như: chợ cổ Cần Thơ, chợ Tân An, chợ Hưng Lợi, chợ An Bình, chợ An Hồ, siêu thị Co.op Mart, siêu thị CitiMart, siêu thị Metro, siêu thị MaxiMart, siêu thị Vinatex, trung tâm thương mại Cái Khế… Cơ cấu kinh tế của Quận qua các năm không ngừng chuyển dịch theo hướng tăng cường giá trị dịch vụ, giảm dần giá trị công nghiệp và nơng nghiệp.
Ninh Kiều có hệ thống giao thơng đường thủy, đường bộ quốc gia đi qua, là nơi hội tụ của nhiều tuyến giao thông đường thủy, đường bộ quan trọng của vùng nên rất thuận tiện cho việc vận chuyển và lưu thông nguyên liệu và sản phẩm hàng hoá, tạo ra các trục phát triển từ thành phố Cần Thơ đến các thị xã, thành phố của nhiều tỉnh trong vùng.
Ninh Kiều là trung tâm du lịch của thành phố Cần Thơ, tập trung nhiều nhà hàng, khách sạn, khu vui chơi giải trí và di tích thắng cảnh nổi tiếng của thành phố. Các điểm du lịch nổi tiếng mang tính lịch sử như: Cơng viên Ninh Kiều, chợ cổ Cần Thơ...
Từ sau sự kiện khánh thành cầu Cần Thơ và nhiều cơng trình lớn như quốc lộ 91B, đường Nam Sông Hậu, đường Nguyễn Văn Cừ nối dày đã gốp phần đưa Quận Ninh Kiều trở nên sầm uất, náo nhiệt hơn. Chỉ trong 6 tháng đầu năm 2010, hầu hết các chỉ số kinh tế của Quận Ninh Kiều đều đã đạt và vượt, nhất là ở các lĩnh vực thương mại - dịch vụ... đang hấp dẫn nhiều nhà đầu tư.
Phấn đấu đến năm 2011, quận Ninh Kiều thực sự trở thành một trung tâm kinh tế trọng điểm của thành phố Cần Thơ. Hoạt động thương mại - dịch vụ tập trung thu hút và chi phối được 80% các mối liên kết kinh tế trong thành phố, tham gia mạnh vào các mối quan hệ kinh tế giữa thành phố Cần Thơ với các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long và các khu vực kinh tế trong cả nước đặc biệt là thành phố Hồ Chí Minh. Thực hiện được giao lưu kinh tế giữa các nước trong khu vực đặc biệt với các nước lưu vực sông Mêkơng.
b) Về xã hội
Ninh Kiều là trung tâm hành chính, văn hố, giáo dục, công nghệ, y tế của thành phố Cần Thơ.
Về giáo dục, quận tập trung các trường đại học lớn nhất khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long như: Đại học Cần Thơ, Đại học Y dược Cần Thơ và nhiều trường cao đẳng như: Cao đẳng Cần Thơ, Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật, Cao đẳng Y tế… Các trường này là địa chỉ đào tạo nguồn nhân lực chất lượng không chỉ cho riêng thành phố Cần Thơ mà cho cả khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long.
Về cơng nghệ, trên địa bàn có trung tâm Kỹ thuật - Ứng dụng Công nghệ, trung tâm Công nghệ phần mềm, trung tâm triển lãm, trung tâm truyền hình đã tạo nên vai trị tiên phong của quận Ninh Kiều, tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế, xã hội của thành phố Cần Thơ, cũng như của cả khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long.
Về y tế, quận có nhiều bệnh viện đầu ngành của thành phố và khu vực như: Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ, Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ…
Chính những điều kiện địa lý, kinh tế-xã hội nói trên đã tạo điều kiện cho Eximbank Tây Đơ có mơi trường kinh doanh rất thuận lợi.
3.2.2 Đặc điểm HĐKD của Eximbank Tây Đô
3.2.2.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy của Eximbank Tây Đô a) Sơ đồ tổ chức
Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho q trình hoạt động Eximbank Tây Đơ đã thiết lập một cơ cấu tổ chức khá gọn nhẹ và hiệu quả như Hình 3.1 sau:
Hình 3.1: Sơ đồ tổ chức Eximbank Tây Đô b) Chức năng và nhiệm vụ các phòng ban
Giám đốc
- Tổ chức, chỉ đạo thực hiện các chính sách chế độ nghiệp vụ và kế hoạch kinh doanh theo sự chỉ đạo của Tổng Giám đốc.
- Chịu trách nhiệm về toàn bộ tài sản, vốn, tổ chức cán bộ Chi nhánh. - Quyết định chương trình hoạt động, kế hoạch cơng tác.
- Ký kết các văn bản tín dụng, tiền tệ thanh tốn trong phạm vi hoạt động của Chi nhánh.
- Xây dựng các chỉ tiêu, kế hoạch của Chi nhánh.
- Tổ chức nghiên cứu học tập và hướng dẫn thi hành các chế độ nghiệp vụ của Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam và các vấn đề có liên quan do
Giám Đốc Phịng Ngân Quỹ Phịng Hàng Chánh Tổ Thẩm Định Giá Phịng Tín Dụng Phịng Dịch Vụ Khách Hàng Phịng Kế tốn Phó Giám Đốc
Nhà nước, Bộ Thương mại, Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài chính, các Bộ quản lý ban ngành.
- Chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh của Chi nhánh, về chi tiêu tài chính, trích lập quỹ theo quy định Nhà nước, Hội đồng quản trị và Tổng Giám đốc.
- Đại diện đương nhiên của pháp nhân chi nhánh Eximbank Tây Đô trước pháp luật và trong quan hệ tố tụng.
Phó Giám đốc
- Giúp Giám đốc chỉ đạo và điều hành trực tiếp một số lĩnh vực công tác trong các mặt nghiệp vụ của phịng kế tốn và phịng ngân quỹ. Đồng thời cũng góp phần tham gia với Giám đốc việc chuẩn bị, xây dựng và quyết định về chương trình cơng tác, kế hoạch kinh doanh và các phương hướng hoạt động của Chi nhánh.
- Có trách nhiệm thay mặt Giám đốc giám sát và điều hành các hoạt động của đơn vị được uỷ nhiệm khi Giám đốc vắng mặt và chịu trách nhiệm trước Giám đốc giải quyết và ký kết các văn bản thuộc lĩnh vực được phân cơng.
Phịng tín dụng
- Thực hiện cơng tác tín dụng theo chế độ hiện hành.
- Thực hiện các khoản vay chủ yếu là cho vay ngắn hạn, dài hạn và cho vay bằng ngoại tệ.
- Giám sát theo dõi các khoản vay, thu lãi và nợ của khách hàng.
- Xét bão lãnh L/C hàng nhập khẩu và tài trợ cho các L/C hàng xuất khẩu.
Phòng dịch vụ khách hàng
- Cung cấp tất cả các sản phẩm dịch vụ của Chi nhánh cho khách hàng, thực hiện giao dịch kiều hối, thẻ…
- Thực hiện dịch vụ tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán, dịch vụ thanh toán, chuyển tiền, dịch vụ thanh toán quốc tế, cung ứng và chấp nhận các phương tiện thanh toán cho khách hàng, dịch vụ thu chi hộ, trung gian thanh toán theo uỷ nhiệm của khách hàng.
Phòng ngân quỹ
- Phòng ngân quỹ là bộ phận thực hiện cơng tác thu chi, có quan hệ mật thiết với phịng kế tốn và được kiểm tra qua lại trên chứng từ.
- Các công tác thu chi được thực hiện một cách chính xác, kịp thời và quản lý chặt chẽ tiền mặt Việt nam đồng, các loại ngoại tệ, séc và giấy tờ có giá trị.
Phịng hành chánh
- Tổ chức thực hiện quy hoạch cán bộ, quản lý nhân sự, chi trả lương cho người lao động, đào tạo nhân viên theo kế hoạch.
- Chịu trách nhiệm thực hiện các công tác như: văn thư, lễ tân, bảo vệ, lao vụ và thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc giao.
Phịng kế tốn
- Tiếp nhận, kiểm tra hạch toán tổng hợp các số liệu phát sinh hàng ngày, thực hiện cơng tác hạch tốn cho tồn Chi nhánh.
- Thực hiện các nghiệp vụ thanh tốn và kiểm sốt tình hình thanh tốn trong nội bộ tồn Chi nhánh, giữa Chi nhánh đối với các đơn vị khác, các Ngân hàng khác.
- Lưu trữ và bảo quản chứng từ kế toán theo quy định. - Đầu mối tiếp nhận các yêu cầu về thanh tra, kiểm tra.
- Quản lý số dư tài khoản của Chi nhánh tại các Ngân hàng và tài khoản của các Ngân hàng khác tại Chi nhánh phục vụ cho việc giao dịch của Chi nhánh.
- Lập các báo cáo kế tốn có liên quan đến cơng việc do Phòng đảm trách. - Tổng hợp kế hoạch kinh doanh, tài chính trong tháng, q, năm của Chi nhánh do Phịng nghiệp vụ và các Phòng trực thuộc xây dựng, lập kế hoạch tài chính, theo dõi tổng hợp các phân tích, đánh giá tình hình thực hiện kế tốn theo định kỳ của Chi nhánh thực hiện các báo cáo số liệu định kỳ theo yêu cầu.
Tổ thẩm định giá
Thực hiện phẩm định các dự án trung và dài hạn, cùng các khoản tín dụng ngắn hạn vượt quá mức phán quyết của bộ phận phụ trách.
3.2.2.2 Một số sản phẩm chủ yếu của Eximbank Tây Đô
Ngân hàng Eximbank Tây Đô cung cấp đầy đủ các dịch vụ của một Ngân hàng lớn, cụ thể sau:
- Huy động tiền gởi tiết kiệm, tiền gởi thanh toán của cá nhân, đơn vị bằng Việt Nam đồng, ngoại tệ và vàng. Tiền gửi của khách hàng được bảo hiểm theo quy định của Nhà nước.
- Cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn, cho vay đồng tài trợ, cho vay thấu chi, cho vay sinh hoạt, tiêu dùng, cho vay theo hạn mức tín dụng với các điều kiện thuận lợi và thủ tục đơn giản.
- Mua bán các loại ngoại tệ theo phương thức giao ngay (Spot), hoán đổi (Swap), kỳ hạn (Forward) và quyền lựa chọn tiền tệ (Currency Option).
- Thanh tốn, tài trợ xuất nhập khẩu hàng hóa, chiết khấu chứng từ hàng hóa và thực hiện chuyển tiền qua hệ thống SWIFT bảo đảm nhanh chóng, chi phí hợp lý, an tồn với các hình thức thanh tốn bằng L/C, Cheque.
- Phát hành và thanh tốn thẻ tín dụng nội địa và quốc tế: Thẻ Eximbank