Đưa ra nhận định, đánh giá

Một phần của tài liệu (TIỂU LUẬN) đề tài trốn thuế, tránh thuế trong nền kinh tế toàn cầu ở việt nam (Trang 25 - 31)

Chương 3 : Kết quả nghiên cứu

3.3. Đưa ra nhận định, đánh giá

Xu thế tồn cầu hóa và hiện đại hóa đang tạo cơ hội cho các doanh nghiệp mở rộng và hội nhập nhanh hơn vào thị trường khu vực và quốc tế, khiến cho

hiện tượng trốn và tránh thuế trở thành một vấn nạn vơ cùng phức tạp mang tính tồn cầu. Hành vi gian lận thuế ngày càng mở rộng, quy mơ ngày càng lớn, thủ đoạn thì ngày càng tinh vi. Nghiên cứu một cách có hệ thống, tồn diện, khoa học về vấn đề này là một đòi hỏi đặt ra trong q trình hồn thiện hệ thống chính sách thuế, phịng chống gian lận thuế, tội phạm trốn thuế và tránh thuế, góp phần làm cho hệ thống thuế phát triển lành mạnh, thúc đẩy sự phát triển chung của đất nước, xây dựng bộ máy nhà nước vững mạnh, tạo công bằng, minh bạch trong nền kinh tế đối với các chủ thể tham gia vào sản xuất kinh doanh và những chủ thể khác có liên quan.

Trên cơ sở phân tích về thực trạng cơng tác đấu tranh phịng chống tội phạm trốn thuế, tiểu luận cũng đã đề cập đến một số tồn tại và hướng khắc phục để làm tốt hơn nữa trong cơng tác đấu tranh phịng chống loại tội phạm này. Với kết quả nghiên cứu trên thì chúng tơi cho rằng Việt Nam cần có thêm những chính sách bổ sung để phòng chống hành vi trốn và tránh thuế, tạo mơi trường kinh doanh bình đẳng giữa các khu vực doanhh nghiệp, hướng tới một hệ thống ngân sách bền vững. Đồng thời, cần ứng dụng chuyển đổi số và công nghệ thông tin để khai thác hiệu quả cơ sở dữ liệu người nộp thuế và các thông tin khác trong khâu theo dõi, quản lý các hoạt động thuế, giảm giám sát bằng kỹ thuật thủ công mà tập trung nguồn lực tăng cường trong công tác thanh tra thuế.

Phòng chống tội phạm trốn thuế phải được thực hiện một cách quyết liêt, đồng bộ các giải pháp trên nhiều góc độ, nhiều phương diện khác nhau. Từ đề tài nghiên cứu với quy mô của một bài tiểu luận sẽ khơng tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế, chúng tơi mong nhận được những ý kiến đóng góp, trao đổi để có thể hồn thiện đề tài hơn.

KẾT LUẬN :

Với sự phát triển của xu thế tồn cầu hóa và hiện đại hóa các doanh nghiệp đã biết nắm bắt cơ hội mở rộng và hội nhập nhanh hơn trong xu hướng phát triển ở trong nước và thế giới, điều này cũng đã gây ra một vấn nạn vô cùng

phức tạp và nhức nhối đó là hiện tượng trốn thuế và tránh thuế mang tính tồn cầu. Trong những năm gần đây ở Việt Nam, hàng loạt các sai phạm đã được các cơ quan phát hiện, thường gặp không chỉ ở thuế TNDN mà còn ở hàng loạt các sắc thuế khác. Có thể nói, hành vi gian lận thuế ngày càng diễn biến phức tạp, phạm vi ngày càng rộng, quy mô ngày càng lớn và thủ đoạn ngày càng tinh vi. Dữ liệu thống kê các chỉ số hoạt động của các khu vực doanh nghiệp chỉ ra nhiều bằng chứng cho thấy hiện tượng trốn và tránh thuế ở các công ty đa quốc gia có thể diễn ra phổ biến và với mức độ nghiêm trọng hơn các công ty trong nước. Tỷ lệ các công ty đa quốc gia dẫn đầu tăng quy mô lao động nhưng tỷ lệ doanh nghiệp báo lãi (lỗ) chỉ tương đương khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước vốn yếu thế hơn hẳn về tiếp cận vốn, công nghệ, thị trường xuất khẩu, v.v. Điều khác lạ, mặc dù có tỷ suất lợi nhuận trên tài sản hoặc vốn chủ sở hữu là lớn nhất, nhưng các cơng ty đa quốc gia có tỷ lệ lợi nhuận trên doanh thu chỉ tương đương DNNN. Điều này hàm ý khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tạo ra nhiều doanh thu nhưng cũng đi kèm chi phí lớn. Kết quả từ các phân tích định lượng khẳng định thực trạng chỉ ra trong kết luận của các cơ quan quản lý thuế đó là hành vi trốn và tránh thuế có thể xảy ra ở mọi loại hình doanh nghiệp, từ các DNNN đến các công ty đa quốc gia hay công ty tư nhân, và có xu hướng ngày càng gia tăng. Trong đó, mức thuế suất phổ thơng hay mức ưu đãi thuế có vai trị quan trọng quyết định đến mức lợi nhuận bị che dấu. Cụ thể, gánh nặng thuế càng lớn thì mức độ trốn và tránh thuế càng cao.

Bên cạnh đó, phản ứng của các doanh nghiệp thuộc khu vực FDI và NNN trước những thay đổi về chính sách thuế là lớn hơn nhiều so với các DNNN. Kết quả phân tích định lượng cũng ủng hộ khá chắc chắn giả thuyết cho rằng khu vực FDI có nhiều cơ hội, và do vậy là trốn và tránh thuế nhiều hơn so với khu vực doanh nghiệp trong nước.

Với những kết quả nghiên cứu chính ở trên, cho thấy rằng Việt Nam cần có những điều chỉnh chính sách quan trọng để phòng và chống hành vi trốn và tránh thuế, tạo mơi trường kinh doanh bình đẳng giữa các khu vực doanh nghiệp. Những chính sách đó có thể bao gồm:

Thứ nhất, Việt Nam nên nhanh chóng nghiên cứu và áp dụng các biện

pháp chống trốn và tránh thuế phổ biến ở các nước tiên tiến trên thế giới, đặc biệt là các quy định trong Chỉ thị chống tránh thuế (Anti–tax Avoidance

Directive – ATAD) đang được áp dụng ở các nước thành viên của EU, hoặc các biện pháp theo khuyến cáo của các tổ chức quốc tế như Chương trình Chống Xói mịn Cơ sở Thuế và Dịch chuyển Lợi nhuận (BEPS) hay Mạng lưới Cơng bằng Thuế Tồn cầu, v.v.

Bên cạnh đó, việc tăng cường cơng tác thanh kiểm tra, tăng mức xử phạt, và nâng cao trình độ chun mơn của các cán bộ thuế cũng rất cần thiết nhằm đảm bảo việc tuân thủ thuế của các doanh nghiệp.

Thứ hai, áp dụng mức trần 20% đối với tất cả các loại hình doanh nghiệp ở

Việt Nam. Để giảm động cơ trốn và tránh thuế qua kênh chuyển lãi vay trong dài hạn, nước ta cũng nên có lộ trình thắt chặt tỷ lệ này đồng thời phối hợp chặt chẽ với các nước trong việc phịng chống trốn và tránh thuế, xóa bỏ sự phân biệt đối xử giữa vốn vay và vốn cổ phần như khuyến cáo của Mạng lưới Cơng bằng Thuế Tồn cầu.

Thứ ba, Việt Nam nên triển khai nghiên cứu thực hiện các quy định nhằm chống xói mịn cơ sở thuế và chống vốn mỏng. Nghị định 20 chỉ nên điều chỉnh hành vi vay nợ của các doanh nghiệp có giao dịch liên kết, tuy nhiên để đảm bảo cấu trúc tài chính lành mạnh của các doanh nghiệp và hệ thống ngân hàng trong dài hạn, hành vi vay nợ của các doanh nghiệp độc lập cũng cần được khống chế. Quy định giới hạn về vay nợ phải bao phủ được mọi loại hình 99 doanh nghiệp, bất kể thuộc sở hữu nhà nước hay tư nhân, các tập đoàn đa quốc gia hay tập đoàn trong nước, các cơng ty độc lập hay có giao dịch liên kết, v.v. nhằm đảm bảo mơi trường kinh doanh bình đẳng.

Thứ tư, tăng cường trao đổi thông tin với các nước khác, Việt Nam cần cải thiện cơ sở dữ liệu phục vụ cho mục đích quản lý thuế thông qua việc yêu cầu tất cả các công ty đa quốc gia lớn hàng năm phải lập báo cáo theo từng quốc gia với dữ liệu tổng hợp về phân bổ thu nhập, lợi nhuận, thuế và các hoạt động kinh tế giữa các khu vực pháp lý thuế mà nó có hoạt động kinh doanh. Bên

cạnh đó, Việt Nam cũng cần triển khai thực hiện các quy định quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử, kinh doanh dựa trên nền tảng số, và các dịch vụ khác được thực hiện bởi nhà cung cấp ở nước ngồi khơng có cơ sở thường trú tại Việt Nam. Điều này góp phần tạo mơi trường kinh doanh bình đẳng và chống thất thu cho ngân sách nhà nước.

Cuối cùng, việc bổ sung các vấn đề về cạnh tranh thuế, ưu đãi thuế, và phòng chống trốn và tránh thuế vào chương trình nghị sự của ASEAN nhằm nâng cao nhận thức và khởi xướng các thảo luận cấp khu vực về các chủ đề này là trách nhiệm và việc cần làm của Việt Nam với vai trò là chủ tịch ASEAN năm 2020. OECD nhấn mạnh rằng, các hành động đơn phương của từng quốc gia là không đủ hiệu quả trong việc ngăn chặn và hạn chế trốn và tránh thuế của các doanh nghiệp. Do đó, các biện pháp mang tính đồng bộ nhằm tăng cường quy định về thuế cho các quốc gia cần phải được thực hiện

Danh mục tài liệu tham khảo

(1) Phạm Huyền -Hành vi trốn thuế, gian lận thuế ngày càng phức tạp, tinh vi

(2019)

https://goeco.link/TLrhD

(2) VEPR - Diễn đàn Chính sách Tài khóa và Phát triển Việt Nam (2019)

https://goeco.link/WIbRb

(3) Ths Nguyễn Huy Hoàng - Nguyên nhân gian lận, trốn thuế ở các nước đang

phát triển

https://goeco.link/hLaNT

(4) Nguyễn Mạnh Cường - Nhận diện các thủ đoạn trốn thuế và đề xuất một số

giải pháp phòng ngừa tội phạm, vi phạm pháp luật về thuế

(5) Julia Kagan (2019), Tax Evasion

https://goeco.link/MEeQu

(6) Phiên thảo luận của Quốc hội - Các vấn đề kinh tế xã hội tại Kỳ họp thứ 10

https://goeco.link/AUXII

(7) Cơng trình nghiên cứu của Viện nghiên cứu kinh tế và chính sách (VERP)

http://vepr.org.vn/

(8) Thanh tra kiểm tra doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi có dấu hiệu chuyển giá để trốn thuế

https://goeco.link/JXjKs

(9) Thống kê hơn 642.400 lượt doanh nghiệp vi phạm trên 35.900 tỷ đồng tiền thuế

https://goeco.link/YlNNR

(10) Tổng Cục thuế - Kết quả nghiệm thu

Hết

Một phần của tài liệu (TIỂU LUẬN) đề tài trốn thuế, tránh thuế trong nền kinh tế toàn cầu ở việt nam (Trang 25 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(31 trang)