Chức năng hoạt động của các phòng ban và phòng giao dịch

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp giải pháp phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại vietcombank cần thơ (Trang 34 - 44)

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI

3.2 KHÁI QUÁT VỀ NHTMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM – CH

3.2.3 Chức năng hoạt động của các phòng ban và phòng giao dịch

3.2.3.1 Phịng quản lí nợ

- Mở tài khoản vay, kiểm tra điều kiện rút vốn. - Theo dõi và thu hồi các khoản nợ đến hạn. - Lưu giữ tồn bộ các hồ sơ tín dụng.

- Báo cáo thống kê. 3.2.3.2 Phịng vốn Phịng Khách hàng P.Quản lý nợ P.Vốn P.GD Ninh Kiều P.GD Cái Răng Cái P.TTQT P.Kế tốn P.Vi tính P.HCNS P.Ngân quỹ PGD Hưng Lợi PGD Nam Cần Thơ

- Hàng ngày phải kiểm tra theo dõi số dư tài khoản vốn VND và ngoại tệ cũng như tình hình biến động tỷ giá để chuyển đổi ngoại tệ kịp thời với Trung ương.

- Thực hiện công tác báo cáo định kỳ hàng tháng, hàng quý và hàng năm theo nhiệm vụ của phòng vốn; chịu trách nhiệm trước ban lãnh đạo về tính chính xác của cơng tác quản trị vốn, quản trị thanh khoản, huy động vốn, kinh doanh ngoại tệ và chất lượng công tác.

- Hàng ngày tham khảo tỷ giá mua và bán ngoại tệ của VCB Trung ương, VCB Hồ Chí Minh, tỷ giá của các NHTM khác cùng địa bàn để xây dựng tỷ giá mua bán ngoại tệ hợp lý và cập nhật lên mạng.

- Theo dõi và hạch toán các khoản mua bán ngoại tệ giữa chi nhánh và Trung ương, giữa chi nhánh với VCB Hồ Chí Minh, giữa chi nhánh với các đơn vị.

- Thiết kế điều chỉnh lãi suất tiền gửi, lãi suất cho vay phù hợp với tình hình và cung cầu vốn tại địa bàn kinh doanh đầu tư, phối hợp với phòng kinh doanh dịch vụ và phòng khách hàng đưa ra sản phẩm và chính sách hợp lý đẩy mạnh cơng tác huy động, xin hỗ trợ từ nguồn điều hòa của Trung ương đối với chi nhánh để mở rộng hoạt động tín dụng.

3.2.3.3 Phòng TTQT

Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến q trình thanh tốn XNK với các đơn vị nước ngồi bằng các phương thức thanh tốn: tín dụng chứng từ, nhờ thu, chuyển tiền…với các công việc chủ yếu sau:

- Thanh tốn tiền hàng cho nhà XK và địi tiền nhà NK.

- Phát hành thư tín dụng cho nhà NK và tiếp nhận thư tín dụng từ nước ngồi chuyển đến.

- Tiếp nhận kiểm tra bộ chứng từ hàng XK. - Bảo lãnh nhập hàng hóa trả chậm, trả ngay…

3.2.3.4 Phịng khách hàng

Thực hiện q trình thẩm định phương án, ký kết hợp đồng, đôn đốc, kiểm tra công việc sử dụng vốn vay của khách hàng, thu nợ. Ngồi ra, cịn thực hiện một số nghiệp vụ liên quan đến hoạt động TTQT như cho vay, ký quỹ, mở L/C, theo dõi nợ của đơn vị NK.

3.2.3.5 Phòng kinh doanh dịch vụ

- Thực hiện các hoạt động kinh doanh mua bán ngoại tệ theo quy định của NHTMCP Ngoại Thương Việt Nam.

- Mua, bán, chuyển đổi các loại chứng từ do VCB Trung ương phát hành như: thẻ tín dụng, séc, phiếu thanh tốn… cho mọi khách hàng có yêu cầu.

- Chi trả các món tiền của Việt kiều ở nước ngồi gửi về thơng qua các dịch vụ kiều hối, Moneygram, mạng thanh toán SWIFT.

- Nhận các khoản tiền gửi bằng VND và ngoại tệ có kỳ hạn và khơng kỳ hạn.

- Phát hành kỳ phiếu bằng VND và ngoại tệ.

- Phát hành và thanh tốn thẻ tín dụng quốc tế Visacard, Mastercard và Amex.

- Làm đại lý cho các cơ sở thanh toán thẻ như: nhà hàng, khách sạn, siêu thị…

3.2.3.6 Phịng kế tốn

- Thực hiện các nghiệp vụ có liên quan đến q trình thanh tốn: séc, ủy nhiệm thu, ủy nhiệm chi theo yêu cầu của khách hàng.

- Thực hiện các bút toán chuyển khoản trong thanh toán giữa khách hàng với NH, giữa chi nhánh với VCB Trung ương.

- Thường xuyên kiểm tra tài khoản có liên quan, hướng dẫn khách hàng các đơn vị nội bộ sử dụng các chừng từ, biểu mẩu đúng quy định của NH.

- Kiểm tra, mua sắm tài sản đặc biệt là các tài sản có giá trị lớn phải đề suất ý kiến lên ban giám đốc.

- Ghi chép toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong ngày. - Hạch toán kế toán theo chế độ do nhà nước quy định.

- Báo cáo quyết tốn phân tích từng kỳ.

- Tổng hợp chi tiết, lên bảng cân kế toán và báo cáo quyết toán hàng năm với VCB Trung ương.

3.2.3.7 Phòng ngân quỹ

Còn gọi là kho tiền của VCB Cần Thơ, thực hiện các công việc sau:

Về thu: tiếp nhận tiền gửi của mọi khách hàng, nộp tiền bán hàng trả

nợ, vay NH bằng tiền mặt theo chứng từ đã được các phòng ban xét duyệt.

Về chi: trả tiền cho khách hàng, thanh toán séc du lịch, ngân phiếu theo

chứng từ đã được phê duyệt.

3.2.3.8 Phòng kiểm tra nội bộ

- Theo dõi, giám sát cơng việc của các phịng nghiệp vụ. - Đôn đốc, nhắc nhở nhân viên làm việc đúng quy tắc.

- Kết hợp với các đoàn thanh tra NH Ngoại Thương Việt Nam hoặc các đoàn thanh tra để kiểm tra hoạt động của các phịng nghiệp vụ, các vấn đề có liên quan đến NH của các đơn vị sản xuất kinh doanh.

3.2.3.9 Phịng vi tính

- Lắp đặt, kiểm tra và bảo trì các loại máy tính trong NH.

- Theo dõi và sửa chữa những trục trặc trong mạng lưới máy tính giữa các phòng ban trong NH, bảo đảm hoạt động thơng suốt của mạng máy tính.

- Chịu trách nhiệm quản lý tồn bộ các hoạt động có liên quan đến tổ chức, bố trí nhân sự giữa các phịng ban cho phù hợp.

3.2.3.11 Phòng giao dịch Ninh Kiều, Cái Răng, Hưng Lợi, Nam Cần Thơ Tạo điều kiện cho khách hàng trên địa bàn quận, đặc biệt là các hộ tiểu thương, doanh nghiệp vừa và nhỏ thuận lợi trong việc vay vốn, tiếp cận với các sản phẩm NH hiện đại và các dịch vụ tiện ích.

3.2.4 Khái quát về hoạt động kinh doanh của NH

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế TP. Cần Thơ, VCB Cần Thơ ngày càng khẳng định vị thế của mình trên địa bàn và trong cả nước, trong những năm gần đây, hoạt động kinh doanh NH luôn đối mặt với những khó khăn trước tiên là áp lực cạnh tranh khi hội nhập, mặt khác do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế nên nhiều doanh nghiệp đặc biệt là những doanh nghiệp XK, điều này cũng ảnh hưởng khơng ít đến hoạt động của NH…nhưng nhờ sự phấn đấu khơng ngừng của tồn thể cán bộ cơng nhân viên để đạt được mục tiêu đề ra và phục vụ tốt hơn nhu cầu của khách hàng trên địa bàn thành phố Cần Thơ, Vietcombank Cần Thơ đã đạt được những kết quả trong hoạt động kinh doanh được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 1. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA VCB CẦN THƠ QUA 3 NĂM 2007 – 2009

(Nguồn: Phòng TTQT Vietcombank Cần Thơ) 202 357 247 147 178 55 18 69 339 0 50 100 150 200 250 300 350 400 2007 2008 2009 Năm Tỷ đồng Tổng thu nhập Tổng chi phí Lợi nhuận

Hình 1. Biểu đồ thu nhập, chi phí, lợi nhuận của VCB Cần Thơ từ 2007-2009 Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2008/2007 2009/2008 Số tiền % Số tiền % Tổng thu nhập 202 357 247 155 76,7 -110 -30,8 Thu nhập lãi 175 281 183 106 60,6 -98 -34,9

Thu nhập phi lãi 27 76 64 49 181,5 -12 -15,8

Tổng chi phí 147 338 178 191 130,0 -160 -47,3

Chi phí lãi 102 198 129 96 94,1 -69 -34,9

Chi phí phi lãi 45 140 49 95 211,1 -91 -65,0

Qua bảng 1 ta thấy tình hình thu nhập, chi phí cũng như lợi nhuận của VCB luôn biến động trong 3 năm 2007 -2009, cụ thể như sau:

Về thu nhập:

Thu nhập của VCB bao gồm: thu nhập từ lãi suất như tiền lãi từ cho vay khách hàng, lãi từ tiền gửi tại các tổ chức tín dụng khác…và thu nhập phi lãi như: kinh doanh dịch vụ thẻ, kinh doanh ngoại tệ, bảo lãnh, TTQT, thu khác… Ta thấy thu nhập của NH năm 2008 tăng mạnh, cụ thể về tuyệt đối tăng 155 tỷ đồng so với năm 2007, hay tăng 76,7%. Trong năm 2008, mặt dù tình hình khó khăn hơn trước do những biến động của thị trường, nhưng nhờ sự chỉ đạo của VCB Trung ương và sự điều hành tốt của ban lãnh đạo NH cũng như sự phấn đấu không ngừng của tập thể cán bộ công nhân viên nên tình hình thu nhập của NH khơng giảm mà có sự gia tăng đáng kể. Phần lớn thu nhập tăng là do thu nhập từ lãi do lãi suất cho vay năm 2008 có sự gia tăng do chính sách thắt chặt tiền tệ của NHNN. Tuy nhiên, qua bảng 1 ta thấy rõ thu nhập phi lãi có sự gia tăng đáng kể, năm 2008 tăng gần gấp ba lần so với năm 2007. Sự gia tăng này là do thu từ kinh doanh dịch vụ. Qua đó cho thấy, NH đã rất chú trọng trong việc phát triển các hoạt động dịch vụ NH, đẩy mạnh công tác cho vay và thu hồi nợ, ln đề ra chính sách mới thu hút khách hàng trong điều kiện kinh tế ngày càng khó khăn như hiện nay.

Thu nhập từ hoạt động kinh doanh của Vietcombank Cần Thơ năm 2009 so với năm 2008 giảm 110 tỷ đồng, tức giảm 30,8%. Trong đó, thu nhập từ lãi năm 2009 so với năm 2008 giảm 98 tỷ đồng, tức giảm 34,87% và thu nhập phi lãi giảm 12 tỷ đồng, tức giảm 15,79%. Nguyên nhân chủ yếu là do: thứ nhất, năm 2009 tình hình kinh Việt Nam chịu tác động xấu của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thối kinh tế tồn cầu, kinh tế Việt Nam đạt mức tăng trưởng khoảng 5,32%, thấp nhất trong vòng 10 năm trở lại đây, Chính phủ đã đưa nhiều gói hỗ trợ lãi suất phù hợp với thực tiển nước ta để thúc đẩy sản xuất kinh doanh, duy trì việc làm và đãm bảo tăng trưởng như: Quyết định 131/2009 và Quyết định 443/2009 để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp

cận vốn hiệu quả, trong đó: Từ tháng 2/2009 lãi suất cơ bản VNĐ được điều chỉnh từ 8,5%/năm xuống còn 7%/năm; điều chỉnh dự trữ bắt buột đối với VNĐ khơng kỳ hạn và có kỳ hạn; Ổn định mức lãi suất 7%/năm trong 10 tháng; Đến tháng 12/2009 lãi suất cơ bản 7%/năm được nâng lên 8%/năm. Bên cạnh đó, NNNN cịn quy định các NH TMNN, NHTMCPNT giới hạn tăng trưởng tín dụng cả năm 2009 khơng q 25%. Tuy nhiên những tháng cuối năm thị trường tiền tệ bộc lộ một số khó khăn đó là việc tăng trưởng nóng tín dụng đã làm cho nhiều NH buộc phải thắc chặt tín dụng theo chỉ đạo của NHNN nên đã làm cho thu thập của NHTM trong năm 2009 giảm đi; thứ hai, nhiều lĩnh vực chịu ảnh hưởng nhiều nhất là XK với các mặt hàng chủ lực của thành phố Cần Thơ như: nông lâm thủy sản, may mặc, giầy da… giảm mạnh, chính điều đó làm cho hoạt động của NH nói chung và Vietcombank Cần Thơ nói riêng giảm xúc nghiêm trọng.

Về chi phí

Tương tự, chi phí của NH cũng bao gồm 2 phần đó là chi phí lãi gồm: các khoản chi trả lãi tiền gửi, lãi tiền vay, trả lãi trái phiếu, kỳ phiếu…và các khoản chi phí phi lãi: chi hoạt động kinh doanh dịch vụ như kinh doanh ngoại tệ, dịch vụ thanh tốn…; chi dự phịng rủi ro, tiền lương, chi hoạt động,…

Trong năm 2008, do những biến động của lãi suất, tỷ giá… đã làm cho chi phí có sự gia tăng đáng kể, tăng 191 tỷ so với năm 2007 hay tăng 130%. Trong đó, chi phí lãi tăng 96 tỷ, hay tăng 94,1%. Sự gia tăng này là do, đầu năm tỷ lệ lạm phát khá cao nên các NH phải đối mặt với chính sách thắt chặt tiền tệ của Nhà nước. Mặt khác, để đảm bảo thanh khoản, NH đã tăng lãi suất huy động, thực hiện nhiều hình thức huy động vốn nên chi phí tăng lên. Tốc độ tăng của chi phí phi lãi cịn cao hơn chi phí lãi. Cụ thể, chi phí phi lãi năm 2008 tăng 95 tỷ, tương đương 211,1% một con số khá lớn. Do phải huy động vốn với lãi suất cao nên NH phải tăng lãi suất cho vay, chính vì vậy nên càng ít doanh nghiệp vay vốn cũng làm hạn chế khả năng kinh doanh của NH. Ngoài ra, do lãi suất cho vay cao nên khả năng hoàn trả của các con nợ bị

giảm sút, việc thu hồi nợ khó khăn hơn, làm tăng rủi ro cho NH, vì vậy các khoản trích lập dự phịng tổn thất tín dụng tăng lên. Mặc khác, NH còn hướng đến những khoản hỗ trợ đầu tư, đổi mới, nâng cao hệ thống công nghệ để nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng. Chính những điều đó đã làm cho chi phí phi lãi của NH trong giai đoạn này khá lớn.

Chi phí từ hoạt động kinh doanh năm 2009 là 178 tỷ đồng, so với năm 2008 giảm 161 tỷ đồng, tức giảm 47,49%. Trong đó: Chi phí lãi năm 2009 so với năm 2008 giảm 69 tỷ đồng, tức giảm 34,84% và chi phí phi lãi năm 2009 so với năm 2008 giảm 91 tỷ đồng, tức giảm 65%. Nguyên nhân là do: thứ nhất, NHNN đã điều chỉnh giảm và duy trì ổn định mức lãi suất điều hành hợp lí từ tháng 2/2009 để giảm mặt bằng lãi suất cho vay, đáp ứng nhu cầu mở rộng tín dụng cho nền kinh tế, theo đó lãi suất cơ bản được điều chỉnh giảm từ 8,5% xuống 7%/năm, lãi suất tái cấp vốn giảm từ 9,5%/năm xuống 7%/năm, lãi xuất tái chiếc khấu giảm 7,5% xuống 5%/năm, điều chỉnh giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi khơng kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 12 tháng xuống cịn 5% và có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên xuống còn 1% kể từ kỳ dự trữ bắt buộc tháng 1/2009, nên đã làm cho chi phí huy động của các NHTM giảm đi; thứ hai năm 2009 là năm khủng hoảng tài chính lên đến đỉnh cao, trước tình hình đó tập thể lãnh đạo và nhân viên của Vietcombank Cần Thơ đã có kế hoạch hoạt động kinh doanh phù hợp như: thay đổi mạnh cơ cấu kinh doanh từ dịch vụ NH truyền thống sang dịch vụ NH hiện đại, cắt giảm các chi phí khơng cần thiết nhằm giúp cho Vietcombank Cần Thơ đạt được mức lợi nhuận cao trong năm 2009. Với tình hình thu nhập và chi phí như đã phân tích ở trên đã dẫn đến tình hình lợi nhuận như sau:

Về lợi nhuận:

Nhìn chung tình hình lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của Vietcombank Cần Thơ giai đoạn năm 2007 – 2009 tăng giảm không đều giữa các năm, cụ thể là lợi nhuận năm 2008 đạt 18 tỷ đồng, so với năm 2007 giảm

năm 2008 tăng 51 tỷ đồng, tức tăng 283,3%. Nguyên nhân là do tập thể lãnh đạo và nhân viên Vietcombank Cần Thơ trong việc phát triển nguồn lực, tận dụng cơ hội nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh cụ thể là năm 2009 hoạt động của Vietcombank Cần Thơ đã đạt được mức lợi nhuận cao là 69 tỷ đồng cao hơn năm 2007 là 14 tỷ đồng. Mặc dù tình hình thu nhập năm 2009 so với năm 2008 có xu hướng giảm (30,81%) nhưng tình hình chi phí cũng giảm (47,49%) giảm nhiều hơn thu nhập, chính vì lý do đó, lợi nhuận năm 2009 tăng.

CHƯƠNG 4

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG THANH TỐN QUỐC TẾ TẠI NH TMCP NGOẠI THƯƠNG

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp giải pháp phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại vietcombank cần thơ (Trang 34 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)