CHƯƠNG 3 : KHÁI QUÁT VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
3.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TỈNH ĐỒNG THÁP
3.1.1. Vị trí địa lý
Đồng Tháp là tỉnh thuộc vùng đồng bằng Sông Cửu Long, trong giới hạn
10°07’-10°58’ vĩ độ Bắc và 105°12’-105°56’ kinh độ Đông, diện tích tự nhiên
3283 km2, phía bắc giáp tỉnh Prây Veng (Campuchia) trên chiều dài biên giới
47,8 km với 4 cửa khẩu: Thơng Bình, Dinh Bà, Mỹ Cân và Thường Phước, phía nam giáp Vĩnh Long và thành phố Cần Thơ, phía tây giáp An Giang, phía đơng giáp Long An và Tiền Giang. Tỉnh lỵ của Đồng Tháp hiện nay là thành phố Cao Lãnh, cách thành phố Hồ Chí Minh 162 km. Đồng Tháp có hai đơ thị loại III là thành phố Cao Lãnh và thị xã Sa Đéc. Theo quy hoạch, thị xã Sa Đéc sẽ được nâng cấp lên thành phố vào năm 2010.
3.1.2. Địa hình
Địa hình Đồng Tháp tương đối bằng phẳng với độ cao phổ biến 1-2 m so với mặt biển. Dịng sơng Tiền chảy qua 132 km chia Đồng Tháp thành hai vùng:
- Vùng Đồng Tháp Mười phía bắc sơng Tiền, dọc theo hướng tây bắc-đông nam, nơi cao nhất không quá 4m và nơi thấp nhất chỉ có 0,7 m.
- Vùng phía nam, nằm kẹp giữa sơng Tiền và sơng Hậu, có địa hình lịng
máng dốc từ hai phía sơng vào giữa với độ cao phổ biến 0,8-1,0 m. Do địa hình thấp nên mùa lũ tháng 9, tháng 10 hàng năm thường bị ngập nước khoảng 1 m.
Ngồi sơng Tiền và sông Hậu, Đồng Tháp cịn có sơng Sở Thượng và sơng Sở Hạ bắt nguồn từ Campuchia đổ vào sơng Tiền ở phía bắc tỉnh. Phía nam tỉnh cũng có một số sơng như sơng Cái Tàu Thượng, sông Cái Tàu Hạ và sông Sa Đéc. Các sông này cùng với 20 kênh rạch tự nhiên, 110 kênh đào cấp I, 2400 km kênh đào cấp II và III đã hình thành hệ thuỷ nơng hồn chỉnh phục vụ thoát lũ, tiêu úng và đưa nước ngọt vào đồng.
3.1.3. Sinh thái
người ta sẽ bắt gặp những cánh rừng tràm bạt ngàn, những hồ sen, đầm sung, những vườn cị, sân chim mênh mơng và hoang sơ khơng phải nơi nào cũng có. Đáng chú ý là, Đồng Tháp có Vườn quốc gia Tràm Chim thuộc hệ sinh thái Đồng Tháp Mười, đang được nhiều tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế quan tâm. Tràm chim có nghĩa là rừng tràm có chim. Khu bảo tồn thiên nhiên này rộng 7500 ha. Ngoài 140 loài cây dược liệu, 40 loài cá, hàng chục loài trăn, rắn, rùa và nhiều loại động thực vật khác, Tràm Chim cịn có 198 lồi chim, trong đó có những lồi nhiều nơi trên thế giới khơng có như: bồ nông, ngan cánh trắng, vịt trời và đặc biệt là sếu đầu đỏ, loại chim này cịn có tên là sếu cổ trụi và tên dân gian Việt Nam gọi là hạc. Trong tâm linh người Việt, hạc là loài chim biểu
tượng cho sức mạnh, lòng chung thuỷ và sự trường tồn nên trong đình, chùa và
trên các bàn thờ của nhiều gia đình, hạc là vật thiêng được thờ ở vị trí trang trọng.
3.1.4. Tài nguyên
Nhiều khu rừng đặc dụng: vườn quốc gia Tràm Chim, khu di tích Xẻo Quýt, khu di tích Gị Tháp với hệ sinh thái và động thực vật vô cùng phong phú, nơi
sinh trưởng của nhiều loại động, thực vật quý hiếm: rắn, rùa, sếu đầu đỏ (hạc),
bồ nông, ngan cánh trắng, vịt trời..., nhiều loại cây trồng có giá trị kinh tế cao. Tài nguyên nước không bị nhiễm mặn, lưu lượng nước sơng Tiền bình qn
11500 m3/giây, lớn nhất 41504 m3/giây, nhỏ nhất 2000 m3/giây, nguồn nước
ngầm dồi dào, ở nhiều độ sâu khác nhau, thiên nhiên ưu đãi nguồn thủy hải sản vô cùng phong phú, sinh sôi nảy nở tự nhiên.
Tài nguyên đất: Đất phù sa diện tích 191.769 ha, chiếm 59,06% diện tích
đất tự nhiên, hàng năm được bồi đắp thêm phù sa mới, thuận lợi cho việc trồng các loại hoa màu như bắp, khoai, sen, rau muống…, cây công nghiệp ngắn
ngày như đậu nành, mè, đậu phọng…, cây ăn quả: xoài, cam, chanh, nhãn…
Đất phèn diện tích 84.382 ha, chiếm 25,99% diện tích đất tự nhiên, đa số đã được ngọt hóa, trồng được lúa, nuôi trồng thuỷ sản với năng suất và chất lượng cao. Đất xám diện tích 28.155 ha, chiếm 8,67% diện tích đất tự nhiên, tập trung
chủ yếu trên địa hình cao ở các huyện: Tân Hồng, Tam Nơng, Hồng Ngự, thị
xã Hồng Ngự. Đất cát: Diện tích 120 ha, chiếm 0,04% diện tích đất tự nhiên
Khoáng sản: cát xây dựng có trữ lượng và chất lượng lớn nhất và tốt nhất so với các tỉnh ĐBSCL, miền Đông Nam Bộ, nằm dọc theo các doi, cồn cát, cù lao sông lớn, thuận tiện cho việc khai thác và vận chuyển. Sét gạch ngói trữ lượng
lớn, phủ rộng khắp địa bàn tỉnh. Sét Kaolin có nguồn gốc trầm tích sơng, phân
bố ở các huyện phía Bắc của tỉnh. Than bùn có nguồn gốc hình thành từ thế kỷ
IV, trữ lượng khoảng 2 triệu m3, phân bố ở các huyện: Tam Nông, Tháp Mười.
3.1.5. Các đơn vị hành chính
Theo kết quả điều tra ngày 01/04/2009, dân số tỉnh Đồng Tháp là 1.665.420
người. Hiện nay Đồng Tháp có 12 đơn vị hành chính cấp huyện với 129 xã, 17
phường, 9 thị trấn, bao gồm:
- 1 thành phố trực thuộc tỉnh (thành phố loại III) là thành phố Cao Lãnh được thành lập theo Nghị định 10/2007/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 16 tháng 1 năm 2007.
- 2 thị xã là thị xã Sa Đéc (đô thị loại III) và thị xã Hồng Ngự (đô thị loại IV).
o Thị xã Sa Đéc đang được mở rộng bằng việc thành lập thêm 4
phường và 3 xã, nâng tổng số phường xã lên 10 phường và 6 xã với tổng diện
tích trong tương lai là 165.029,85 ha, trở thành thị xã lớn nhất vùng đồng bằng
Sông Cửu Long. Khi trở thành thành phố (vào năm 2010), Sa Đéc sẽ là thành
phố trực thuộc tỉnh có diện tích lớn thứ 4 ở đồng bằng Sông Cửu Long sau Long Xuyên, Mỹ Tho và Rạch Giá.
o Thị xã Hồng Ngự được thành lập vào ngày 30/04/2009 trên cơ sở
chia tách huyện Hồng Ngự cũ nhưng vẫn không được đặt tên mới dẫn đến việc
tỉnh này vừa có thị xã Hồng Ngự lại vừa có huyện Hồng Ngự (trước đó, Đồng
Tháp cũng đã có hai địa phương có trùng tên Cao Lãnh là thành phố Cao Lãnh và huyện Cao Lãnh).
- 9 huyện gồm: Cao Lãnh, Châu Thành, Hồng Ngự, Lai Vung, Lấp Vị, Tam Nơng, Tân Hồng, Thanh Bình, Tháp Mười.
3.1.6. Dân tộc và tôn giáo
Ở Đồng Tháp có nhiều tơn giáo như Cao Đài, Hịa Hảo, Phật giáo và Cơng giáo. Tính cách người dân Đồng Tháp mang đậm nét đặc trưng chung của đồng bằng Nam Bộ: cần cù, hiền lành, phóng khống, cởi mở và giàu lòng mến khách.