Chỉ tiêu Đvt Cỡ mẫu Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình
Số người trong hộ Người 9.402 1 15 3,9
Tuổi của chủ hộ Tuổi 9.402 11 99 48,3
Trình độ học vấn của chủ hộ 12/12 9.402 0 12 7,1
Nguồn: kết quả KSMS năm 2010
Người làm chủ hộ theo thống kê người có tuổi nhỏ nhất là 11 tuổi và lớn nhất là 99 tuổi, tuổi trung bình 48, tuổi. Một số gia đình do hồn cảnh cha mẹ mất sớm nên 11 tuổi đã là chủ gia đình. Nhưng xét về mặt tổng thể thì trung bình 48, tuổi làm chủ hộ là hợp lý. Vì người làm chủ gia đình thường quyết định những việc quan trọng trong gia đình do đó tuổi của chủ chủ hộ phải tương đối để có đủ năng lực quản lý gia đình.
Trong số 9.402 hộ được phỏng vấn thì trình độ học vấn của chủ hộ từ 0 đến 12. Trình độ 0/12 tức mù chữ chiếm 7,65%, trình độ 12/12 chiếm 20,2%. Trình độ trung bình của các hộ trong cuộc điều tra là 7/12. Nhìn chung với trình độ phát triển như hiện nay thì trình độ của chủ hộ còn thấp nhưng so với mặt bằng cả nước và lịch sử phát triển của nước ta thì trình độ người dân đã được cải thiện và nâng cao đáng kể.
Tổng số người trong gia đình biến động từ 1 đến 15 người trong một hộ. Hộ có 01 người chiếm 4,87%, hộ có đơng nhất 15 người chỉ có 2 hộ trong phạm vi cả nước chiếm 0,02%. Trong đó, hộ có 04 người có đến .080 hộ chiếm 2,76% chiếm tỷ lệ nhiều nhất. Điều này phù hợp với thực tế khi cả nước ta thực hiện một cách đồng bộ chính sách dân số và đã đạt được những thành tích đáng phấn khởi. Số người trung bình trong hộ trên phạm vi cả nước ,9 người. Tổng số người trong gia đình ảnh hưởng đến tỷ lệ phụ thuộc, thu nhập, chi tiêu, … Khi tỷ lệ phụ thuộc cao làm tăng khả năng nghèo đói trong dân. Do đó một khi thực hiện tốt cơng tác dân số thì góp phần làm giảm tỷ lệ phụ thuộc giảm nghèo đói góp phần phát triển kinh tế xã hội.
GVH:Phạm Lê Thông 3 SVTH: Hồ Thị Diễm Trang 4.2 PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHI TIÊU CHO ĂN UỐNG CỦA HỘ GIA ĐÌNH
4.2.1 Mơ hình xác định các yếu tố tác động đến việc chi tiêu cho ăn uống của hộ của hộ
4.2.1.1 Lý do chọn biến quan sát
Trước khi đưa ra mơ hình nghiên cứu, chúng ta cần phải xác định biến phụ thuộc được đo lường bằng các biến độc lập tác động đến chi tiêu lương thực, thực phẩm của hộ gia đình. Theo các nhà nghiên cứu (như Somporn Isvilanonda and Weerasak Kongrith, (2008); Engel (1857);...) việc chi tiêu của hộ chịu tác động bởi nhiều yếu tố, bao gồm các yếu tố thuộc về chủ hộ, các yếu tố thuộc về đặc điểm chung của hộ và cả các yếu tố ngoại vi. Do đó, các yếu tố như trình độ học vấn, tuổi của chủ hộ, thu nhập, vùng địa lý, số người trong gia đình, giới tính có thể đưa vào mơ hình nghiên cứu. Các yếu tố này có thể tác động khác nhau đến việc chi tiêu. Lý do chọn các biến quan sát được giải thích như sau:
- Trình độ học vấn (hvch): Đây là biến học vấn của chủ hộ, nhận giá trị từ 0 đến 12 theo trình độ từ mừ chữ đến hết lớp 12. Biến quan sát này có ảnh hưởng một cách trực tiếp đến việc chi tiêu của hộ do chủ hộ có học vấn càng cao sẽ có nhiều hiểu biết cũng như dễ nắm bắt các thông tin, phân loại và chi tiêu một cách hợp lý hơn. Bên cạnh đó, chủ hộ có học vấn cao thường chủ động hơn cho nên không mất nhiều thời gian tìm kiếm nguồn thơng tin và chi tiêu phong phú hơn. Đồng thời, trình độ học vấn cũng sẽ thể hiện trong việc quản lý chi tiêu gia đình để đạt hiệu cao.
- Tuổi của chủ hộ (Tuoich): Là số năm chủ hộ sinh ra tính đến thời điểm nghiên cứu. Đây là biến định lượng có đơn vị tính là tuổi. Biến quan sát này thể hiện rằng tuổi của chủ hộ càng cao thì quản lý chi tiêu tốt hơn do có nhiều kinh nghiệm trong cuộc sống cũng như uy tín và trách nhiệm tốt. Cũng theo nghiên cứu, chủ hộ trẻ sẽ gặp khó khăn hơn trong việc quản lý chi tiêu do họ có ít kinh nghiệm và uy tín cho nên dấu kỳ vọng của biến này có cùng dấu với biến phụ thuộc trong mơ hình nghiên cứu.
GVH:Phạm Lê Thông 4 SVTH: Hồ Thị Diễm Trang
- Tổng thu nhập (tongthunhap): Biến này thể hiện tổng số tiền thu được trong năm từ tất cả các nguồn lao động trong hộ. Có nhiều phương diện giải thích mối quan hệ giữa biến quan sát này và biến phụ thuộc trong mơ hình. Xét về phương diện tiêu dùng thì hộ có thu nhập cao sẽ tăng các khoản chi tiêu trong gia đình. Ở đây chúng ta kỳ vọng người có thu nhập cao họ sẽ tăng chi tiêu về mặc giá trị hơn là số lượng. Như vậy, dấu kỳ vọng của hệ số của biến quan sát này có giá trị dương.
- Giới tính (Gioitinh): Là giới tính của chủ hộ. Biến này là biến giả. Nếu chủ hộ là nam thì biến nhận giá trị là 1 và chủ hộ là nữ thì biến nhận giá trị là 0. Theo phong tục tập quán của người Việt, người Nam thường làm chủ và là trụ cột trong gia đình nhưng phụ nữ thường là người nắm giữ tài chính trong gia đình, làm nội trợ và là người chi tiêu cho những mặc hàng ăn uống thường xuyên nhất. Trong nghiên cứu này dấu của hệ số của biến này được kỳ vọng là dương.
- Tổng số người trong gia đình (tsnguoi) là số thành viên hiện có trong gia đình. Số người trong hộ càng tăng thì chi tiêu cho ăn uống càng nhiều nên biến này được kỳ vọng dấu dương.
- Yếu tố vùng địa lý là yếu tố không thể thiếu khi xét đến ảnh hưởng đến chi tiêu của hộ. Mỗi vùng có điều kiện kinh tế xã hội khác nhau dẫn đến cách chi tiêu cũng sẽ khác nhau. Trong nghiên cứu này tác giả sử dụng biến vùng làm biến giả để so sánh với các vùng cịn lại. Cụ thể Đồng bằng sơng Cửu Long làm gốc để so sánh với các vùng còn lại.
- Thành thị - Nông thôn (ththnt) theo kỳ vọng hộ ở thành thị sẽ chi tiêu nhiều hơn cho ăn uống xét về mặt giá trị. Hộ ở thành thị thu nhập tương đối cao hơn ở nơng thơn do đó nhu cầu về chất lượng trong ăn uống cao hơn.
Tất cả các biến này cùng với dấu kỳ vọng của hệ số của nó được thể hiện ở bảng tổng hợp sau:
GVH:Phạm Lê Thông 5 SVTH: Hồ Thị Diễm Trang