Khái quát về khoa học và công nghệ

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư khoa học công nghệ vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thương mại dịch vụ ở thành phố cần thơ (Trang 25 - 29)

2.1 PHƢƠNG PHÁP LUẬN

2.1.3 Khái quát về khoa học và công nghệ

2.1.3.1 Khoa học

- Theo Wikipedia, khoa học (trong tiếng Latin scientia, có nghĩa là "kiến thức" hoặc "hiểu biết") là các nỗ lực thực hiện phát minh, và tăng lượng tri thức hiểu biết của con người về cách thức hoạt động của thế giới vật chất xung quanh. Thông qua các phương pháp kiểm soát, nhà khoa họcsử dụng cách quan sát các dấu hiệu biểu hiện mang tính vật chất vàbất thường của tự nhiên nhằm thu thập dữ liệu, phân tích thơng tin để giải thích cách thức hoạt động, tồn tại của sự vật hiện tượng. Một trong những cách thức đó là phương pháp thử nghiệm nhằm mô phỏng hiện tượng tự nhiên dưới điều kiện kiểm soát được và các ý tưởng thử nghiệm. Tri thức trong khoa học là tồn bộ lượng thơng tin mà các nghiên cứu đã tích lũy được. Định nghĩa về khoa học được chấp nhận phổ biến rằng khoa học là tri thức tích cực đã được hệ thống hóa.

- Theo Luật khoa học và công nghệ Việt Nam năm 2000, khoa học là hệ thống tri thức về các hiện tượng, sự vật, quy luật của tự nhiên, xã hội và tư duy.

Như vậy thực chất của khoa học là sự khám phá các hiện tượng các thuộc tính vốn tồn tại một cách khách quan . Sự khám phá này đã làm thay đổi nhận thức của con người tạo điều kiện nghiên cứu, ứng dụng hiểu biết này vào thực tế.

Những khám phá khoa học không thể áp dụng trực tiếp vào sản xuất, đời sống nên không đảm bảo độc quyền và không phải là đối tượng mua bán. Các tri thức khoa học có thể được phổ biến rộng rãi. Khoa học thường được phân loại theo khoa học tự nhiên và khoa học xã hội. Khoa hoc tự nhiên khám phá nhưng quy luật của tự nhiên xung quanh chúng ta. Khoa học xã hội nghiên cứu cách sống cách hành động và ứng xử của con người. Ngồi ra, khoa học cịn được chia ra thành khoa học thực nghiệm, khoa học thuần túy và khoa học ứng dụng. Khoa học thực nghiệm là loại trong đó kiến thức phải được dựa trên những hiện tượng quan sát được và có khả năng được thử nghiệm để kiểm nghiệm tính đúng đắn

của nó bởi các nhà nghiên cứu khác nhau làm việc trong cùng điều kiện. Khoa học thuần túy là các môn học bao gồm các phương diện triết lý, tơn giáo, khoa học, tín ngưỡng, xã hội học, nhân chủng học, chính trị học, luận lý học, đạo đức học, tâm lý học, phân tâm học, thần kinh bệnh học, ngôn ngữ học, tôn giáo học huyền bí học. Khoa học ứng dụng là khoa học chính xác sử dụng các kiến thức thuộc một hay nhiều lĩnh vực của khoa học tự nhiên và khoa học xã hội để giải quyết những vấn đề thực tế. Nó có thể được sử dụng để phát triển cơng nghệ.

2.1.3.2 Công nghệ

- Theo Uỷ ban Kinh tế và Xã hội khu vực Châu Á - Thái Bình Dương (ESCAP), cơng nghệ là kiến thức có hệ thống về quy trình và kỹ thuật dùng để chế biến vật liệu và thơng tin. Nó bao gồm kiến thức, thiết bị, phương pháp và các hệ thống dùng trong việc tạo ra hàng hoá và cung cấp dịch vụ.

- Theo luật Khoa học và công nghệ Việt Nam năm 2000, công nghệ là tập hợp các phương pháp, quy trình, kỹ năng, bí quyết, cơng cụ, phương tiện dùng để biến đổi các nguồn lực thành sản phẩm.

Như vậy có thể định nghĩa tổng quát thuật ngữ công nghệ là tập hợp những hiểu biết để tạo ra các giải pháp kỹ thuật được áp dụng vào sản xuất và đời sống, bao gồm phần cứng là các trang thiết bị và phần mềm là con người, thông tin và tổ chức. Đây cũng là sự khác biệt công nghệ với kĩ thuật khi nó không chỉ gồm các máy móc thiết bị do con người tạo ra để tác động vào đối tượng lao động.

Theo tổ chức quốc tế công nghiệp-công nghệ, công nghệ gồm 4 thành phần liên hệ chặt chẽ với nhau.

- Phần thiết bị (ký hiệu T) gồm tất cả các dây chuyền, máy móc thiết bị, nhà xưởng, phương tiện vận chuyển. Nói cách khác đó là tất cả phần cứng.

- Phần con người (ký hiệu H) gồm đội ngũ lao động để vận hành, quản lý, phụ thuộc nhiều vào tay nghề (kỹ năng và kinh nghiệm)

- Phân thông tin (ký hiệu I) gồm các sự việc được tư liệu hóa như bằng sáng chế, bản thuyết minh chỉ dẫn, đặc tính kỹ thuật…được sắp xếp logic và có khả năng cập nhật. Phần này quyết định trình độ của cơng nghệ và được bảo hộ bởi luật.

- Phần tổ chức (ký hiệu O) gồm tổ chức quản lý sản xuất, tổ chức kinh doanh trong đó có sự liên kết giữa việc phân bổ lao động, phân bổ sản xuất, tuyển dụng, trả lương và các vấn đề thẩm quyền đảm bảo cho một công nghệ hoạt động hiệu quả.

Khác với khoa học, các giải pháp kĩ thuật của cơng nghệ đóng góp trực tiếp vào sản xuất và đời sống nên nó được sự bảo hộ của nhà nước dưới hình thức sở hữu cơng nghiệp và do đó nó là thứ hàng để mua bán. Nghị định số 63/CP của Thủ tướng Chính phủ quy định 5 đối tượng được bảo hộ ở Việt nam : sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng cơng nghệ, nhãn hiệu hàng hoá và tên gọi, xuất xứ hàng hoá.

Khái niệm “khoa học” và “cơng nghệ” có nội dung khác nhau nhưng ln gắn bó chặt chẽ với nhau. Phát triển khoa học tạo ra những tri thức để sáng tạo công nghệ. “Khoa học của hôm nay là công nghệ của ngày mai”.

Hiện tại, với sự tốc độ phát triển công nghệ ngày càng cao, số lượng các loại công nghệ cũng ngày càng đa dạng và khó mà phân loại một cách chính xác, chi tiết. Tuy nhiên, có thể xem xét các cách phân loại phổ biến sau.

- Theo tính chất có các loại cơng nghệ sản xuất, cơng nghệ dịch vụ, công nghệ thông tin, công nghệ giáo dục-đào tạo.

- Theo ngành nghề có cơng nghệ nơng nghiệp, công nghiệp, công nghệ sản xuất hàng tiêu dùng, cơng nghệ vật liệu.

- Theo trình độ cơng nghệ : công nghệ truyền thống (thường là thủ công, có tính độc đáo và độ tinh xảo, tính cộng đồng và lưu truyền nhưng năng suất không cao và chất lượng không đều), công nghệ tiên tiến (thành quả nền khoa học hiện đại, chất lượng cao và đồng đều), công nghệ trung gian nằm giữa công nghệ truyền thống và tiên tiến.

- Theo mục tiêu phát triển cơng nghệ có công nghệ phát triển (gồm các công nghệ đảm bảo cung cấp nhu cầu thiết yếu cho xã hội như ăn, mặc, ở, đi lại…), công nghệ dẫn dắt (gồm các công nghệ tạo nên sự tăng trưởng kinh tế quốc gia) và công nghệ thúc đẩy (cơng nghệ có khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới)

- Theo góc độ mơi trường có cơng nghệ ô nhiễm và công nghệ sạch (hay công nghệ thân thiện môi trường)

- Theo đặc thù của công nghệ có thể chia thành cơng nghệ cứng và cơng nghệ phần mềm. Cách phân loại này xuất phát từ quan niệm coi công nghệ gồm 4 thành phần với kĩ thuật là phần cứng. Một công nghệ mà phần cứng của nó đóng vai trị chủ yếu được coi là cơng nghệ cứng và ngược lại.

- Theo đầu ra của cơng nghệ có cơng nghệ sản phẩm và cơng nghệ q trình. Công nghệ sản phẩm liên quan đến thiết kế sản phẩm. Cơng nghệ q trình để chế tạo các sản phẩm đã được thiết kế

2.1.3.3 Vai trị của khoa học cơng nghệ trong phát triển kinh tế

- Khoa học công nghệ là động lực thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng dài hạn

(theo R.Solow). Một trong những nghiên cứu của Solow cho thấy chỉ có 10-13% sự tăng năng suất ở Hoa Kỳ từ năm 1909 tới 1949 là do tích tụ tư bản, phần cịn lại chủ yếu do tiến bộ công nghệ. Một nghiên cứu về sự tăng trưởng kinh tế ở Anh do Denison thực hiện (1968) cho thấy giai đoạn 1950-1962 chỉ có 10% sự tăng sản lượng/người là do gia tăng về nhân lực và vật liệu, 45% do gia tăng về kiến thức, 45% do nâng cao trình độ cho lực lượng lao động và do kinh tế theo quy mơ. Sự đóng góp của cơng nghệ vào tăng trưởng kinh tế nhờ vào đầu tư máy móc và thiết bị mới, nhân lực có kỹ năng và kiến thức cao hơn. Báo cáo “Technology in the national interest” (1996) của Hội đồng khoa học và công nghệ quốc gia Mỹ nhấn mạnh công nghệ là động lực của tăng trưởng kinh tế và thành quả của các cơng ty góp phần vào tăng trưởng kinh tế có liên hệ chặt chẽ với việc sử dụng công nghệ.” Tại Việt Nam, nhà nước luôn coi trọng khoa học cơng nghệ trong q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và xác định : “Khoa học cơng nghệ giữ vai trị then chốt trong phát triển lực lượng sản xuất hiện đại, bảo vệ tài nguyên môi trường, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, tốc độ phát triển và sức cạnh tranh của nền kinh tế.”

- Khoa học công nghệ thúc đẩy quá trình hình thành và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đổi mới mơ hình tăng trưởng. Cho đến ngày nay, những loại công nghệ mới, đặc biệt là công nghệ thơng tin đang tạo nên một làn sóng tăng trưởng kinh tế mới. Sự phát triển công nghệ thơng tin có vai trị quan trọng trong việc hình thành và phổ biến một tổ chức sản xuất mới. Nghiên cứu cho thấy việc đầu tư vào công nghệ thông tin làm tăng hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp

được tổ chức lại lao động nhưng lại làm giảm năng suất chung của yếu tố sản xuất của những doanh nghiệp không tổ chức lại lao động.

- Sự thay đổi công nghệ là một trong những nhân tố chính nâng cao khả năng cạnh tranh. Doanh nghiệp có thể tạo được lợi thế cạnh tranh riêng khi ứng dụng các công nghệ như tự động hóa văn phịng (OA) giúp giảm sai sót trong quản lý, phục vụ khách hàng tốt hơn, công nghệ thiết kế với sự trợ giúp của máy tinh (CAD) giúp nâng cao năng suất vẽ và thiết kế, phân tích thiết kế một cách chi tiết, chính xác, công nghệ chế tạo có sự trợ giúp của máy tính (CAM) giúp nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm diện tích sản xuất, đáp ứng nhanh nhu cầu khách hàng, cải thiện điều kiện làm việc của cơng nhân, cơng nghệ nhóm (GT), hệ thống chế tạo linh hoạt (FMS) cho phép xử lý nhiều loại vật liệu, tăng hệ số sử dụng máy, giảm phế liệu…

Trong thời đại khoa học công nghệ phát triển nhanh với khả năng tạo đột biến cao và dần trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp như ngày nay, sự phát triển khoa học cơng nghệ có ý nghĩa sống còn đối với kinh tế mọi quốc gia trên thế giới. Đầu tư vào khoa học cơng nghệ có thể tiềm ẩn nhiều rủi ro nhưng là dạng đầu tư mang lại nhiều lợi nhuận nhất.

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư khoa học công nghệ vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thương mại dịch vụ ở thành phố cần thơ (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)