PHÂN TÍCH SỰ LỰA CHỌN CỦA DOANH NGHIỆP KHI ĐỔI MỚ

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư khoa học công nghệ vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thương mại dịch vụ ở thành phố cần thơ (Trang 58 - 63)

CỦA DOANH NGHIỆP THƢƠNG MẠI DỊCH VỤ Ở TPCT

5.1 PHÂN TÍCH SỰ LỰA CHỌN CỦA DOANH NGHIỆP KHI ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ CÔNG NGHỆ

5.1.1 Nhận thức của doanh nghiệp về việc ứng dụng KHCN mới vào hoạt động kinh doanh động kinh doanh

Trong môi trường cạnh tranh quốc tế gay gắt, áp dụng khoa học công nghệ được xem là công cụ chiến lược để phát triển một cách bền vững ở cả cấp độ vi mô doanh nghiệp và vĩ mô cả nền kinh tế. Tuy nhiên, công nghệ cũng là một sản phẩm nên cũng tuân theo quy luật chu trình sống của sản phẩm. Bất kỳ doanh nghiệp nào nếu khơng có những hoạt động nhằm đổi mới cơng nghệ thì chắc chắn hệ thống cơng nghệ, dây chuyền sản xuất, máy móc, trang thiết bị… sẽ trở nên lạc hậu, hiệu quả kinh tế thấp, dẫn đến bị đào thải, làm cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp bị đe doạ. Vì vậy, đổi mới công nghệ là tất yếu đối với doanh nghiệp. Công nghệ được thay đổi ở đây không chỉ là công nghệ tác động trực tiếp lên chất lượng hàng hóa hay tạo ra những sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu thị trường. Nó cịn nằm ở cách thức vận hành, tổ chức trong nội bộ doanh nghiệp ví dụ như việc lưu trữ quản lý dữ liệu bằng giấy hay một cách nào đó gọn nhẹ dễ dàng hơn để theo dõi, tính tốn, hoạch định các nguồn lực hợp lý; họp online tiết kiệm thời gian, chi phí thay vì phải mướn cả một phịng hội nghị; khai báo thuế, khai báo hải quan qua internet thay vì đến tận cơ quan thuế hay cơ quan hải quan; hay đơn giản như sử dụng thiết bị tiết kiệm năng lượng, độ bền cao, thân thiện môi trường…

Khảo sát cho thấy có 81,1% các doanh nghiệp nhận thức việc áp dụng cơng nghệ mới vào kinh doanh có vai trị từ quan trọng đến rất quan trọng trong thời hội nhập. Điểm đánh giá trung bình cho mức độ quan trọng của mẫu khảo sát là 1,94, độ lệch chuẩn 0,77 với thang đo từ 1 là rất quan trọng đến 5 là không quan trọng.

Bảng 10 - Nhận thức của doanh nghiệp về ứng dụng KHCN mới Mức độ quan trọng Tần số Tỉ lệ % % lũy kế Rất quan trọng 12 27,3 27,3 Quan trọng 22 50,0 77,3 Không ý kiến 8 18,2 95,5 Ít quan trọng 2 4,5 100,0 Không quan trọng 0 0 100,0 Tổng 44 100 100

Nguồn : số liệu khảo sát thực tế năm 2012

Phần lớn doanh nghiệp có nhận thức khá tốt về việc đổi mới công nghệ. Tuy nhiên, theo phần thực trạng ở trên, chỉ có 29,5% doanh nghiệp có ứng dụng cơng nghệ mới. Điều này cho thấy các doanh nghiệp vẫn chưa mạnh dạn đầu tư công nghệ mới.

5.1.2 Thời điểm quyết định thay đổi công nghệ

Khi nào doanh nghiệp thay đổi công nghệ là một phần trong chiến lược phát triển của doanh nghiệp. Do đó, về cơ bản, nó phụ thuộc vào tư duy, tầm nhìn của nhà điều hành khi cân nhắc những yếu tố chủ quan (nguồn lực, thị trường mục tiêu, kế hoạch kinh doanh, định hướng từng thời kỳ…) cũng như những yếu tố khách quan (tình hình vĩ mơ, đối thủ cạnh tranh, thông tin KHCN…).

Bảng 11 - Thời điểm đổi mới công nghệ

Thời điểm thay đổi công nghệ Tần số Tỉ lệ % % lũy kế

Khi dây chuyền cũ khơng cịn sử dụng

được hoặc hư hỏng 22 50,0 50,0

Khi công nghệ cũ không đáp ứng được

nhu cầu sản xuất 16 36,4 86,4

Khi có thơng tin phát minh ra cơng nghệ

mới 0 0,0 86,4

Theo kế hoạch sản xuất của doanh nghiệp 2 4,5 90,9

Khác 4 9,1 100

Tổng 44 100 100

Nguồn : số liệu khảo sát thực tế năm 2012

Theo số liệu điều tra, hơn 55% doanh nghiệp thay đổi công nghệ khi công nghệ cũ khơng cịn sử dụng được hoặc hư hỏng, 32% sẽ thay đổi khi công nghệ cũ khơng cịn đáp ứng được nhu cầu sản xuất, chỉ khoảng 4% sẽ thay đổi theo kế hoạch sản xuất của doanh nghiệp và khơng có doanh nghiệp nào sẽ thay đổi khi

có thơng phát minh mới. Điều này phản ánh một thực tế doanh nghiệp còn thụ động trong đổi mới trang thiết bị máy móc.

Kế hoạch đưa ra là vậy nhưng trên điều kiện thực tế, quyết định thay đổi công nghệ và chọn cơng nghệ nào cịn phụ thuộc điều kiện cơ sở vật chất hiện tại của doanh nghiệp và sự xuất hiện các đối thủ cạnh tranh ứng dụng công nghệ hiện đại hơn. Về cơ sở vật chất, có đến 84% các doanh nghiệp được khảo sát tự đánh giá điều kiện cơ sở vật chất hiện tại có thể sẵn sàng tiếp nhận cơng nghệ mới. 16% cịn lại cho biết các lý do chưa trang bị đủ cơ sở vật chất cho việc tiếp nhận những cải tiến công nghệ mới là quy mô hoạt động nhỏ lẻ nên khơng có nhu cầu ứng dụng mới, trình độ người lao động chưa cao, thiếu vốn. Về phản ứng của doanh nghiệp dưới tác động của đối thủ cạnh tranh, 57% số doanh nghiệp trong mẫu khảo sát sẽ tìm hiểu thêm thơng tin khi xuất hiện công nghệ mới ở các đối thủ cạnh tranh, 22,7% không quan tâm, 18,2% tìm cách cải tiến cơng nghệ cũ và chỉ có 2,3% sẽ bỏ cơng nghệ cũ hay áp dụng mới. Như vậy, đa số các doanh nghiệp tỏ ra chủ động khi tìm hiểu kỹ thơng tin trước, song tỉ lệ các doanh nghiệp tỏ ra không quan tâm đến công nghệ của đối thủ cạnh tranh xếp thứ hai cho thấy vẫn còn một bộ phận chưa quan tâm đến việc đổi mới công nghệ, tăng sức cạnh tranh hoặc các đối thủ cạnh tranh này chưa thật sự cạnh tranh trực tiếp nên không ảnh hưởng nhiều đến thị trường của doanh nghiệp.

5.1.3 Yếu tố doanh nghiệp mong muốn khi đổi mới công nghệ

Sau khi có được thơng tin một số loại cơng nghệ, doanh nghiệp sẽ đánh giá dựa trên một số tiêu chí để đi đến quyết định. Tùy thuộc điều kiện cụ thể từng doanh nghiệp và loại cơng nghệ mà q trình đánh giá có thể đơn giản hay phức tạp. Tuy nhiên, nhóm tiêu chí có thể xem như điều kiện cần, mang tính tổng quát để doanh nghiệp lựa chọn áp dụng một công nghệ mới là mong muốn của họ khi thay đổi.

Bảng 12 - Mong muốn của doanh nghiệp khi ứng dụng công nghệ mới

(1= quan trọng nhất -> 5= không quan trọng)

Nhân tố Điểm nhỏ nhất Điểm lớn nhất Điểm trung bình Độ lệch chuẩn 1. Chọn nguồn công nghệ tốt 1 5 2,28 1,28 2. Được hỗ trợ vốn vay từ chính phủ để

đầu tư thay đổi cơng nghệ mới 1 5 3,70 1,34

3. Nhân viên doanh nghiệp được tập

huấn để vận hành công nghệ mới 1 5 3,15 1,08

4. Được hỗ trợ vốn vay của đơn vị

chuyển giao công nghệ 1 5 3,80 1,25

5. Nâng cao lợi nhuận sau khi thay đổi

công nghệ 1 5 1,30 0,63

Nguồn: số liệu khảo sát thực tế năm 2012

Như vậy lợi nhuận cao là điều doanh nghiệp mong muốn nhất khi đổi mới công nghệ, điều này phù hợp với mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp nói chung. Kế tiếp, doanh nghiệp coi trọng yếu tố chọn nguồn công nghệ tốt và nhân viên được tâp huấn vận hành công nghệ mới. Nguồn công nghệ tốt ở đây không hẳn là phải tối tân nhất, chỉ cần ở một mức độ hiện đại nhất định miễn sao cơng nghệ đó phù hợp điều kiện doanh nghiệp và các yếu tố xung quanh. Số liệu điều tra cũng cho thấy doanh nghiệp không quan trọng lắm yếu tố được hỗ trợ vốn vay từ chính phủ hay đơn vị chuyển giao công nghệ.

5.1.4 Nguồn thông tin tham khảo

Thơng tin khoa học cơng nghệ đóng vai trị quan trọng trong nền kinh tế hiện đại, đặc biệt trong việc phục vụ chiến lược cạnh tranh của các doanh nghiệp. Doanh nghiệp khi có nhận thức đúng đắn về thay đổi cơng nghệ và có một nhu cầu thơi thúc đầu tư cơng nghệ mới sẽ bắt đầu tìm kiếm thơng tin và đánh giá dựa trên những tiêu chí riêng. Như ta đã biết, điều kiện cần để một người tiêu dùng sử dụng một sản phẩm là nhận biết sản phẩm đó có trên thị trường. Thông tin về sản phẩm sẽ được giới thiệu bằng nhiều cách thức khác nhau bới người cung cấp sản phẩm như quảng cáo, tiếp thị qua các phương tiện truyền thơng, thậm chí phát sản phẩm dùng thử trực tiếp đến người tiêu dùng…Đối với công nghệ cũng tương tự vậy, doanh nghiệp cần nắm rõ thông tin các máy móc, thiết bị, phần

mềm mới,… về ưu điểm, tính năng vượt trội, mức độ dễ sử dụng, tiêu hao năng lượng, chất lượng, giá cả, chế độ hậu mãi,… Tuy nhiên, do đặc thù sản phẩm cơng nghệ mới thường có giá trị lớn, kỹ thuật cao khơng phải doanh nghiệp cũng có thể mua hoặc có đủ điều kiện cơ sở vật chất để tiếp nhận nên lượng thông tin cần thiết là khá nhiều và cách tiếp cận thông tin cũng đa dạng hơn với sản phẩm tiêu dùng bình thường.

Bảng 13 - Nguồn tham khảo mua công nghệ mới DN đang ứng dụng

Tần số Tỉ lệ %

Hội thảo khoa học 4 9,1

Khách hàng đến chào hàng tại công ty 7 15,9

Công ty tự nghiên cứu, cải tiến 5 11,4

Thông qua bạn bè 13 29,5

Qua quảng cáo trên tivi, internet 8 18,2

Khác 7 15,9

Nguồn: số liệu khảo sát thực tế

Trong số các doanh nghiệp được khảo sát, nguồn tham khảo qua bạn bè là phổ biến nhất (29,5%). Với nguồn thông tin này, doanh nghiệp không những biết được giới thiệu chi tiết về sản phẩm một cách tin cậy, ít tốn chi phí mà cịn có thể được truyền đạt một số kinh nghiệm cũng như tư vấn về sản phẩm. Theo dõi qua quảng cáo trên ti vi, internet cũng khá phổ biến (chiếm 18,2%) do tính sẵn có, chi phí thấp, phù hợp với điều kiện của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng tham khảo qua các nguồn như hội thảo khoa học, qua chào hàng của khách hàng,…Một số ít doanh nghiệp (11,4%) tự cải tiến cơng nghệ (cụ thể ở đây là doanh nghiệp quảng cáo), nhưng chỉ là cái tiến nhỏ để đáp ứng nhu cầu kinh doanh.

Bên cạnh việc chủ động tìm kiếm thơng tin công nghệ, các doanh nghiệp cũng liên hệ với các cơ quan, tổ chức để được tư vấn như viện nghiên cứu KHCN địa phương, hiệp hội doanh nghiệp địa phương, trường đại học, công ty tư vấn tư nhân,…Các dịch vụ tư vấn thế này có ưu điểm là tính chun mơn cao cho từng lĩnh vực ngành nghề do cơng việc thường xun là nghiên cứu, tìm hiểu những cơng nghệ mới trong, ngồi nước cũng như các thủ tục, hình thức chuyển giao. Với dịch vụ này, doanh nghiệp được đánh giá trình độ cơng nghệ, điều kiện cơ sở vật chất hiện tại một cách khách quan, từ đó được tư vấn những sản phẩm và hình thức chuyển giao phù hợp.

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư khoa học công nghệ vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thương mại dịch vụ ở thành phố cần thơ (Trang 58 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)