3.5 .Đa dạng hóa các hoạt động trải nghiệm sáng tạo
3.5.3 .Hoạt động nhân đạo
Hoạt động nhân đạo thể hiện sự đồng cảm, tình yêu thương và trách nhiệm củahọc sinh trước những con người cịn khó khăn. Thơng qua hoạt động nhân đạo, học sinh biết thêm cuộc sống của người nghèo, nỗibuồn của trẻ em mồ côi, người tàn tật, khuyết tật, người già cô đơn không nơi nương tựa, người có hồn cảnh đặc biệt khó khăn, những đối tượng dễ bị tổn thương trong cuộc sống... để kịp thời giúp đỡ, giúp họphần nào khắcphục khó khăn, vươn lên hòa nhậpvới cộngđồng.
Hoạt động nhân đạo giúp các em học sinh được chia sẻ những suy nghĩ, tình cảm và giá trị vật chất của mình với những thành viên trong cộng đồng, giúp các em biết quan tâm hơn đến những người xung quanh từ đó giáo dục các giá trị cho học sinh biết chia sẻ, cảm thông, biết yêu thương và trách nhiệm với mọi người. Đồngthời, thông qua hoạt động nhân đạo,học sinh cũng được nâng cao nhận thức về chính bản thân, biếttrân trọng hạnh phúc, trân trọng những giá trị bình dị của cuộcsống;biết tiếtkiệm, tránh lãng phí…
Đây là hoạt động rất ý nghĩanhưng cũngđầy nhạy cảm, cần có sựhướng dẫn chu đáo của giáo viên. Khi tổ chức hoặc hỗ trợ học sinh tham gia các hoạt động thiệnnguyện, ngoài những lưu ý chung đốivới hoạtđộng trảinhiệm, chúng tôi đặc biệt chú ý tớimộtsốvấn đề sau:
- Điểm đến của hoạt động: phải tìm hiểu kỹ càng, để trao tấm lòng đúng người, đúng đối tượng. Việc trao quà hoặc hỗ trợ sai đối tượng không những làm cho hoạtđộng trở nên vơ nghĩa mà cịn làm mất niềm tin của người trao và tạo nên sựỷlạihoặcsựmặccảmcủa ngườinhận.
- Nguồn tài chính: có nhiều phương thức huy động tài chính đểhỗ trợhoặc tổ chức các hoạt động, trong đó, chúng tơi đặc biết chú trọng đến việc động viên học sinh tiết kiệm chi tiêu hoặc dùng những suất học bổng, những phần thưởng của mình để tặng quà cho những người kém may mắn hơn. Điều này, vừa tạođộng lực cho các em cố gắng trong học tập và sinh hoạt, vừa là hình thức truyền lửa cho những người được nhận quà. Rất nhiều học sinh vùng cao, học sinh có hồn cảnh khó khăn đặc biệt xúc động khi được nhận quà từ những suất học bổng hoặcphần thưởng của học sinh trường Phan. Ngồi ra, chúng tơi cịn tăng cường việc huy động sách, vở, đồ dùng học tậphoặc quần, áo, xe đạp cũ của học sinh để làm quà. Điều này vừa giáo dục các em ý thức tiết kiệm, tránh lãng phí, vừa tạo ra mối dây khăng khít hơn giữa người tặng và người được tặng bởi những món quà chứa đầy kỷniệm. Kết thúc năm học,học sinh nhà trường thường tổ chức góp sách cũ, phân loại, sửa sang, bọc và đóng gói thành từng bộ sách để tặng cho học sinh một số trường vùng sâu, vùng xa như trường THPT Quế Phong.
- Nội dung hoạt động: trừ một số tình huống đặc thù, cịn thường thì khi tổ chức các hoạt động thiện nguyện, chúng tôi không chỉ thực hiện mục tiêu giải quyết những khó khăn trước mắt cho những người kém may mắn và giáo dục học sinh, mà thường tích hợp với việc hướng tới những mục tiêu lâu dài. Đồng thời, chúng tôi quan tâm lựa chọn những nội dung phù hợp với điều kiện, năng lực, sở trường của học sinh. Với việc xác định rõ thế mạnh của học sinh nhà trường là tri thức, phương pháp học tập, chúng tôi tăng cường các hoạt động hỗ trợ học tậpđối vớihọc sinh vùng sâu, vùng xa, học sinh có hồn cảnh khó khăn.Những hoạtđộng này khơng địi hỏi nhiều về điều kiện tài chính, dễ tổ chức nhưng rất ý nghĩa. Với suy nghĩ đó, trong nhiềunăm qua, học sinh nhà trường đãtổ chứcchương trình “Vì tiếng cười trẻ thơ”, trong đó có một nội dung hoạt động là hướng dẫn, hỗ trợ và dạy các em làng trẻ SOS họctập.
- Phương thức tổ chức hoạt động: ông cha ta từng di huấn “Của cho khơng bằng cách cho”. Văn hóa từ thiện đang là một vấn đề nóng trên các diễn đàn gần đây, có lẽ phần lớn cũng bắt đầu từ những bất ổn trong “cách cho”của một số người, một số tổ chức.Ý thức được điều đó, chúng tôi rất mực quan tâm đến phươngthức tổ chứchoạt độngtừ thiện. Các hoạt độngtặng quà thườngđược khéo léo kếthợpvới các hoạt động giao lưuhọctập, giao lưuvăn nghệ,thể thao… Cùng với thái độ, cách ứng xử văn minh và tế nhị, phương thức này cũng góp phần tạo sự thân thiện, gần gũi giữa người trao và người nhận, hạn chế tạo nên sự tổn thương,mặccảmcủa nhữngngười kém may mắn.
Trong những năm qua, học sinh trường chuyên Phan Bội Châu đã tổ chức nhiềuhoạtđộng nhân đạo có ý nghĩa. Hàng năm, ngồi kếhoạch hành động do nhà trường, Đoàn trường, Cơng đồn nhà trường triển khai, học sinh đã chủ động tổ chức nhiều hoạt động xã hội có ý nghĩa: dạy học cho các em học sinh ở làng trẻ SOS; tổ chức vui Tết Trung thu cho trẻ em lang thang, cơ nhỡ; tặng quà chúc mừng những người phụ nữ sống đơn độc nhân ngày Quốc tế phụ nữ 8/3; ủng hộ sách vở, quần áo cho trẻ em và tặng quà cho đồng bào vùng cao; tặng quà và chăm sóc ngườikhuyết tật…
Những hoạt động này mang lại cho học sinh những trải nghiệm quý giá,vừa tạo điều kiện giúp học sinh hình thành và phát triển nhiều kỹ năng, năng lực quan trọng như tinh thần tự chủ, hoạt động tập thể, kiểm sốt tài chính, xây dựng kế hoạch…Đồngthời góp phần hình thành và phát triển nhiềuphẩmchất quý giá như lịng nhân ái, tình u thương con người và ý thức trách nhiệm đối với cộng đồng xã hội. Bên cạnh đó, với sự thấu hiểu hồn cảnh của những người kém may mắn, các em sẽ biết trân quý hơn những giá trị bình dị và quý giá mà mình đang có, biết chắt chiu vun đắp, dựng xây và trân trọng hạnh phúc, biết tiết kiệm, tránh lãng phí…
Hình 7. Học sinh tổ chứcthăm hỏi và tặng quà cho đồng bào vùng cao
Hình 8. Họcsinhtổ chứcđónTếtvới các em làng trẻ SOS