Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.1. Tình hình huy động vốn tại NHNo&PTNT chi nhánh TXGC
4.1.2. Phân tích nguồn vốn theo kỳ hạn
Bảng 3: CƠ CẤU VỐN HUY ĐỘNG PHÂN TÍCH NGUỐN VỐN THEO KỲ HẠN
ĐVT: Triệu đồng
NĂM CHÊNH LỆCH
2007 2008 2009 2008/2007 2009/2008
KHOẢN MỤC
Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền %
Tiền gửi không kỳ
hạn 22.515 53.164 33.012 30.649 136,13 -20.152 -37,91 Tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng 34.136 219.446 268.671 185.310 542,86 49.225 22,43 Tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng 199.355 122.328 106.028 -77.027 -38,64 -16.300 -13,32 Tổng 256.006 394.938 407.711 138.932 54,27 12.773 3,23
(Nguồn: Phòng Kế hoạch – Kinh doanh)
Tiền gửi không kỳ hạn: gồm tiền gửi thanh toán và tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, đây là loại tiền gửi khách hàng có thể rút ra bất cứ lúc nào. Khi khách hàng lựa chọn hình thức gửi tiền này thì mục tiêu an toàn và tiện lợi quan trọng hơn là mục tiêu sinh lợi. Nguồn vốn từ loại tiền gửi không kỳ hạn có lãi suất thấp, làm cho lãi suất đầu vào của Ngân hàng thấp nên rất có lợi khi cho vay. Ngồi ra khách hàng cịn được sử dụng tài khoản tiền gửi để phục vụ cho cơng tác thanh tốn khơng dùng tiền mặt.
Qua bảng số liệu trên ta thấy tiền gửi không kỳ hạn qua các năm tăng
trưởng không ổn định, cụ thể: năm 2007 tiền gửi không kỳ hạn đạt 22.515 triệu đồng, năm 2008 tiền gửi không kỳ hạn đạt 53.164 triệu đồng tăng 30.649 triệu
đồng hay tăng 136,13% so với năm 2007, nhưng đến năm 2009 thì tiền gửi này đạt 33.012 triệu đồng giảm 20.152 triệu đồng hay giảm 37,91% so với năm 2008. Nguyên nhân năm 2009 tiền gửi không kỳ hạn giảm do tiền gửi các tổ chức kinh
Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn là loại tiền gửi khách hàng chỉ được hưởng lãi suất đủ khi thanh toán đúng kỳ hạn đã thoả thuận khi gửi, trường hợp rút
trước hạn, khách hàng chỉ được thanh toán bằng lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cho những ngày đã gửi. Nguồn tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn chiếm tỷ trọng cao
nhất trong tổng vốn huy động, năm 2007 chiếm 91,21%, năm 2008 chiếm
86,54%, năm 2009 chiếm 91,9 % trong tổng vốn huy động và tỷ trọng này từ năm 2007 đến năm 2008 giảm 4,67%, nhưng từ năm 2008 đến năm 2009 thì tăng 5,36%. Trong đó, tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn dưới 12 tháng tăng liên tục qua 3 năm: năm 2008 đạt 219.446 triệu đồng, tăng 185.310 triệu đồng hay tăng
542,86% so với năm 2007, năm 2009 tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng tăng 49.225 triệu đồng so với năm 2008. Ngược lại, tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng giảm liên tục qua 3 năm, do trong năm 2008 có sự dịch chuyển về kỳ hạn gởi tiền: trong đó kỳ hạn trên 12 tháng chuyển sang kỳ hạn dưới 12 tháng, nguyên nhân từ sự tác động thay đổi lãi suất huy động của Ngân hàng và xu hướng chung lãi suất tiền gởi ngắn hạn hấp dẫn hơn dài hạn trong thời gian nền kinh tế bị tác động khủng hoảng toàn cầu kéo dài, bên cạnh đó lãi suất tiền gởi đang có
khuynh hướng tăng và Ngân hàng huy động lãi suất với các loại có kỳ hạn đều
bằng nhau, chính vì vậy mà khách hàng đã chọn gởi ngắn hạn để có thể quay vịng nhanh hơn khi lãi suất tăng.
Hình 5: Biểu đồ thể hiện cơ cấu vốn huy động theo kỳ hạn từ 2007 - 2009
Triệu đồng 0 50.000 100.000 150.000 200.000 250.000 300.000 350.000 400.000 450.000 2007 2008 2009
Tiền gửi khơng kỳ hạn
Tiền gửi có kỳ hạn dưới
12 tháng
Tiền gửi có kỳ hạn trên
12 tháng
Tổng
Tóm lại, nguồn vốn huy động của NHNo&PTNT chi nhánh Thị xã Gị Cơng qua 3 năm đều tăng, thể hiện nguồn vốn huy động tại chỗ của ngân hàng có sự tăng trưởng bền vững. Tuy nhiên, việc nguồn vốn có kỳ hạn trên 12 tháng giảm liên tục trong năm 2008 và 2009 đưa tỷ trọng vốn huy động ngắn hạn
chiếm tỷ trọng ngày càng cao, làm giảm tính ổn định trong kinh doanh đồng thời làm giảm nguồn vốn cân đối cho vay trung dài hạn tại chi nhánh.
Trong xu thế hội nhập hiện nay, để tồn tại và phát triển thì việc nâng cao nguồn vốn huy động là một vấn đề sống còn trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Trong cơ chế điều hành kế hoạch của Ngân hàng Nông nghiệp và
Phát triển Nông thôn Việt Nam trong năm 2010 tại văn bản 631/NHNo-KHTH ngày 05/02/2010 có ghi rõ chỉ tiêu tổng nguồn vốn là chỉ tiêu bắt buộc thực hiện, nếu nguồn vốn không tăng trưởng chi nhánh không được tăng dư nợ. Vì vậy,
Ngân hàng cần tìm ra nhiều biện pháp tăng nguồn vốn huy động hơn nữa để chủ
động trong việc tăng trưởng dư nợ và mở rộng quan hệ đối với khách hàng.