4.1. Kết luận
Như vậy, việc kiểm tra đánh giá chất lượng giáo dục học sinh là một hoạt động có ý nghĩa quan trọng trong cơng tác giáo dục hiện nay. Đổi mới hoạt động kiểm tra đánh giá chất lượng học sinh theo hướng chú trọng cả lý thuyết lẫn thực hành, chú trọng đánh giá năng lực của học sinh, đánh giá cả quá trình học tập của học sinh, khả năng vận dụng kiến thức được học vào thực tiến cuộc sống , hình thành kỹ năng sống cho bản thân, phát huy tối đa năng lực, sở trường của chính mình.
Qua kiểm tra đánh giá, giúp cho các nhà quản lý giáo dục, giáo viên, biết được năng lực và sở trường của các em để từ đó tư vấn, định hướng nghề nghiệp cho các em. Đây cũng là nhiệm vụ cực kỳ quan trọng, nếu làm tốt cơng tác này sẽ góp phần thúc đấy cơng tác dạy và học ngày càng tiến bộ và có hiệu quả cao, tạo ra khơng khí thi đua tích cực đối với cả giáo viên và học sinh. Như vậy, việc quản lý hiệu quả và tổ chức thực hiện kiểm tra, đánh giá học sinh một cách khách quan và trung thực giúp cho Hiệu trưởng biết được thực trạng về đội ngũ giáo viên mình quản lý. còn giáo viên cũng thấy hiệu quả giảng dạy của mình để họ điều chỉnh mục tiêu dạy học cho phù hợp và từng bước nâng cao năng lực dạy học của chính mình.
4.2. Kiến nghị
- Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo: Thường xuyên tổ chức tập huấn để nâng cao kỹ năng ra đề kiểm tra cho đội ngũ giáo viên. Thông qua các buổi tập huấn giáo viên có thể trao đổi ý kiến về chun mơn, thống nhất cấu trúc đề kiểm tra cho từng loại hình, ở từng môn học. Qua các đợt tập huấn giáo viên nắm vững hơn về ba cấp độ nhận biết, thông hiểu và vận dụng trong một đề kiểm tra.
- Đối với chính quyền địa phương: Cần quan tâm hơn nữa đến tình hình phát triển giáo dục của địa phương, thường xuyên hỗ trợ cho nhà trường trong việc triển khai và tổ chức thực hiện sự nghiệp giáo dục.