Phân loại được khả năng giao tiếp của các em trong lớp:

Một phần của tài liệu Thực trạng, giải pháp nâng cao kỹ năng giao tiếp của học sinh dân tộc thiểu số ở trường THPT Kỳ Sơn (Trang 27 - 28)

III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO KỸ NĂNG GIAO TIẾP CHO HỌC SINH DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở TRƯỜNG THPT KỲ SƠN.

3.1. Phân loại được khả năng giao tiếp của các em trong lớp:

Không giống như trường học ở xuôi, ở các trường THPT ở các huyện vùng cao hầu hết các em là học sinh vùng sâu, vùng xa nên chủ yếu phải thuê phòng trọ, sau khi từ trường về khơng có ai giám sát. Bố mẹ gần như khoán trắng cho nhà trường. Ở độ tuổi này, trong quá trình học tập các em bắt đầu ý thức được giá trị của bản thân về vai trị của tình bạn. Các em bắt đầu tham gia và hình thành nhóm bạn cùng bản, cùng dân tộc, cùng tuổi, cùng lớp,.. Những mối quan hệ bạn bè này được hình dựa theo sở thích, tình cảm... của các em mà khơng có sự tác động hay giám sát của người lớn. Quan hệ xã hội cũng như ý thức về bản thân khác với những gì có trong gia đình. Trên một khía cạnh khác để xây dựng các mối quan hệ đó là khả năng giao tiếp, ứng xử của nhiều em rất hạn chế, vì hầu hết các em xưa nay đã quen với kiểu quan hệ ở làng bản thưa thớt, ít khi giao tiếp với xã hội, chủ yếu chỉ trong gia đình. Để giúp đỡ các em vượt qua những ngày tháng đầu tiên bỡ ngỡ, rất cần thiết sự quan tâm tận tình chỉ bảo của thầy cô giáo. Để công việc đạt hiệu quả cao thì ngay những ngày đầu vào lớp học, giáo viên cần phân loại giao

tiếp sau khi khảo sát đầu năm và quá trình tiếp cận qua sinh hoạt, giảng dạy thành ba nhóm để có kế hoạch, phương pháp sát thực hơn đối với các em HS DTTS: + Nhóm HSDTTS nói lưu lốt, đọc trơi chảy, biết thể hiện lời biểu cảm trong giao tiếp;(Nhóm này có thể đọc và tóm tắt được yêu cầu của bài tập)

+ Nhóm HSDTTS nói tương đối lưu lốt, trơi chảy, nhưng chưa thể hiện được biểu cảm trong giao tiếp; (Nhóm này có thể đọc nhưng chưa tóm tắt được hết yêu cầu

của bài học)

+ Nhóm học sinh DTTS cịn sợ sệt, nhút nhát, ngại giao tiếp, nói năng cộc lốc...hầu như khơng biết sử dụng lời nói biểu cảm trong giao tiếp; (Nhóm này đọc chưa trơi

chảy, chưa tóm tắt yêu cầu của bài học)

Sau đó kết hợp phân tích đặc điểm, phong tục dân tộc của từng học sinh thì GVCN sắp xếp chỗ ngồi, sao cho vừa có học sinh người kinh, vừa có học sinh các dân tộc khác thuộc ba nhóm trên. Ngồi xen kẽ nhau để tạo cơ hội giúp đỡ, tương trợ lẫn nhau “học thầy, không tày học bạn”. Các bạn người kinh ngồi cạnh bạn

học sinh dân tộc phải giúp đỡ cho HS DTTS hiểu câu hỏi nếu khi gặp khó khăn và khuyến khích các bạn phát biểu ý kiến. Học sinh người kinh chủ động nhắc nhở HSDTTS ý thức vệ sinh trong sinh hoạt (khạc-nhổ, vệ sinh), học ở nhà, thường xuyên dò bài, kiểm tra vở.

Một phần của tài liệu Thực trạng, giải pháp nâng cao kỹ năng giao tiếp của học sinh dân tộc thiểu số ở trường THPT Kỳ Sơn (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(48 trang)