Tăng cường tham gia các hoạt động trải nghiệm trong trường học.

Một phần của tài liệu Thực trạng, giải pháp nâng cao kỹ năng giao tiếp của học sinh dân tộc thiểu số ở trường THPT Kỳ Sơn (Trang 30 - 32)

III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO KỸ NĂNG GIAO TIẾP CHO HỌC SINH DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở TRƯỜNG THPT KỲ SƠN.

3.2.3. Tăng cường tham gia các hoạt động trải nghiệm trong trường học.

Ngày nay, các em học sinh thường khơng có thời gian để tham gia vào các hoạt động vì phải hồn thành một số lượng bài tập ở nhà sau những giờ học ở trường, ngoài ra các em lại thích lào vào các trị chơi điện tử trên điện thoại hay như fabook, zalo... Khi mà các trị giải trí tràn ngập trên máy tính, điện thoại, thì việc tổ chức cho các em các hoạt động sẽ đem lại cho các em những lợi ích to lớn về mặt thể chất lẫn tinh thần. Với điều kiện các em ở vùng cao đa số phải ở trọ, về nhà không ai giám sát, khơng ai quản thúc thì rất cần các hoạt động trải nghiệm thiết thực như hoạt động thể thao để lôi các em rời khỏi chiếc điện thoại trên tay. + Nhắm phát huy tính sáng tạo, giải tỏa căng thẳng, xây dựng sự tự tin, phát triển kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng quản lý thời gian và kỹ năng lãnh đạo. Tạo tinh thần các em ln sảng khối và minh mẫn. Một trong những lợi ích rõ ràng và quan trọng nhất khi tham gia thể thao đồng đội là hiệu quả của bài rèn luyện thể chất mà các em tiếp nhận. Thơng qua việc khuyến khích các em tham gia mơn giáo dục thể chất trong các buổi huấn luyện với cơ hội thi đua cùng các bạn, hình thành cách sống năng động cho các em nhằm đẩy lùi lối sống lười vận động. Đặc biệt khi tạo được sân chơi vui vẻ thì các em vào các ngày nghỉ cuối tuần đỡ về hơn, các em

ít tiếp xúc hơn các cám dỗ bên ngoài xã hội, đồng thời sẽ tạo thành guồng quay liên tục để các em đỡ nghỉ học, bỏ học hơn

.Giải đi bộ của Trường THPT Kỳ Sơn

+ Học cách làm việc nhóm, chơi cơng bằng: Thơng qua các hoạt động thể thao có tổ chức, học sinh khơng ngừng được học hỏi về giá trị khi làm việc tập thể, chơi thể thao theo luật và giao tiếp hiệu quả. Mơn thể thao đội nhóm giúp các em nâng cao khả năng hòa nhập với cộng đồng, gắn kết bền chặt với bạn bè cùng trang lứa, và rèn luyện tinh thần đồng đội khi làm việc trong môi trường tập thể. Tất cả kỹ năng sống này hình thành trực tiếp đến mỗi học sinh vào những buổi học ở trường hay tại nhà. Thể thao có tổ chức sẽ tạo cho các em cơ hội gặp gỡ những bạn quan tâm cùng hoạt động và thêm cơ hội tiếp cận bạn bè mới.

+ Tính kỷ luật, việc thiết lập mục tiêu và tính kiên trì: Thể thao ln địi hỏi tính kiên nhẫn và ý chí đạt đến thành công cũng như sự cam kết và tính kỷ luật khi tham gia tập luyện. Các em phải nỗ lực không ngừng, cam kết tuân thủ thời gian và luôn chấp hành qui định. Điều này mang đến cơ hội cho các em tìm hiểu việc thiết lập mục tiêu thiết thực và cách làm việc hữu hiệu để đạt được các mục tiêu đó. + Phát triển kỹ năng đối mặt với vấn

đề: Trong cuộc đời mỗi người, không ai tránh khỏi thất bại. Đối với HSDTTS, biết cách đối mặt với vấn đề khi thua khá quan trọng vì điều này tác động đáng kể vào tương lai sau này của các em. Trong môi trường thể thao lành mạnh, thua hoặc thắng đều là dịp để học sinh trải nghiệm. Học hỏi cách đối mặt khi thua sẽ cho các em cơ hội phản ánh và nhận thấy những thay đổi có

thể thực hiện nhằm đạt được kết quả tích cực trong tương lai. Những kỹ năng này liên quan trực tiếp đến cuộc sống hằng ngày của các em, đặc biệt là việc học tập ở trường.

Hoạt động trải nghiệm được tổ chức dưới nhiều hình thức khác nhau như hoạt động câu lạc bộ, tổ chức trò chơi, diễn đàn, sân khấu tương tác, tham quan dã ngoại, các hội thi, hoạt động giao lưu, hoạt động nhân đạo, hoạt động tình nguyện, hoạt động cộng đồng, sinh hoạt tập thể, lao động cơng ích, sân khấu hóa (kịch, thơ, hát, múa rối, tiểu phẩm, kịch tham gia,...), thể dục thể thao, tổ chức các ngày hội,... Mỗi hình thức hoạt động trên đều mang ý nghĩa giáo dục nhất định.

Một phần của tài liệu Thực trạng, giải pháp nâng cao kỹ năng giao tiếp của học sinh dân tộc thiểu số ở trường THPT Kỳ Sơn (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(48 trang)