IV. KHẢO NGHIỆM THỰC TIỄN
4.5.2. Phân tích kết quả sau thực nghiệm
* Kết quả thực nghiệm lần 1
Sau khi tiến hành thực nghiệm, tiến hành đánh giá dựa vào kết quả của việc đánh giá q trình; thơng qua việc thu nhận thông tin từ việc trao đổi trực tiếp với HS, GV và qua trưng cầu ý kiến học sinh về nhu cầu, phát triển giao tiếp của học sinh dân tộc thiểu số sau khi tham gia vào các hoạt động nâng cao kỹ năng giao tiếp, kết quả nhận được thể hiện ở bảng 4.1. Chúng tôi đã tiến hành TN lần một trong vòng 1 tháng (của năm học trước, khi đó cịn là lới 10C1 và 11A4)(từ 1/10/2019 đến 1/11/2019) ở lớp TN đã có kết quả:
Bảng 4.1: Kết quả đánh giá kỹ năng giao tiếp của hai lớp TN và lớp ĐC lần 1.
STT Kỹ năng giao tiếp
Lớp TN Lớp ĐC Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ %
1 Kỹ năng chào hỏi 22/30 73,3 16/30 53,3
2 Kỹ năng nói lời cảm ơn xin lỗi 18/30 60,0 14/30 46,7
3 Kỹ năng lắng nghe 19/30 63,3 12/30 40,0
4 Kỹ năng chia sẻ 15/30 50,0 13/30 43,3
5 Kỹ năng thuyết trình 14/30 46,7 10/30 33,3
7 Kỹ năng xử lý tình huống 13/30 43,3 9/30 30,0 8 Kỹ năng nói lời yêu cầu đề nghị 15/30 50,0 10/30 33,3 9 Kỹ năng nói lời từ chối yêu cầu đề nghị 16/30 53,3 9/30 30,0
Với kỹ năng chào hỏi thì ở lớp ĐC đến thời điểm tháng 10, khảo sát được kết quả là 53,3% học sinh có kỹ năng chào hỏi; nhưng đối với lớp TN đã vận dụng nhiều biện pháp khác nhau để tác động vào lớp TN thì kết quả mà học sinh có kỹ năng chào hỏi cao hơn lớp ĐC, ở lớp TN là 73,3% cao hơn (20%). Tương tự như vậy, chung tôi nhận thấy tất cả các kỹ năng giao tiếp của các em học sinh dân tộc thiểu số ở lớp TN có tỉ lệ cao hơn lớp ĐC. Kỹ năng nói lời cảm ơn xin lỗi lớp TN (60,0%), lớp ĐC (46,7%); kỹ năng lắng nghe lớp TN(63,3%), lớp ĐC (40,0%); kỹ năng chia sẻ lớp TN (50,0%), lớp ĐC (43,3%), kỹ năng thuyết trình lớp TN (46,7%), lớp ĐC (33,3%); kỹ năng làm việc hợp tác lớp TN (50,0%), lớp ĐC (36,7%); kỹ năng xử lý tình huống lớp TN (43,3), lớp ĐC (30,0%); kỹ năng nói lời yêu cầu đề nghị lớp TN (50,0%); kỹ năng từ chối lời yêu cầu đề nghị ở lớp TN (53,3%), lớp ĐC (30,0%). Như vậy, chúng ta thấy rằng sau khi có tác động TN lần 1 thì kết quả của lớp TN đạt tỉ lệ cao hơn lớp ĐC rõ rệt và với trước khi TN.
* Kết quả thực nghiệm lần 2
Tiến hành TN lần 2 trong vòng 1 tháng (từ 11/10/2020 đến 11/11/2020) ở lớp TN thơng qua với lớp ĐC thì đã có kết quả ở bảng 3.2.
Bảng 4.2: Kết quả đánh giá kỹ năng giao tiếp hai lớp TN và lớp ĐC lần 2.
STT Kỹ năng giao tiếp
Lớp TN Lớp ĐC Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ %
1 Kỹ năng chào hỏi 25/28 89.3 15/26 57.7
2 Kỹ năng nói lời cảm ơn xin lỗi 25/28 89.3 14/26 53.8
3 Kỹ năng lắng nghe 23/28 82.1 13/26 50.0
4 Kỹ năng chia sẻ 24/28 85.7 13/26 50.0
5 Kỹ năng thuyết trình 20/28 71.4 11/26 42.3
6 Kỹ năng làm việc hợp tác 21/28 75.5 11/26 42.3 7 Kỹ năng xử lý tình huống 19/28 67.9 10/26 38.5 8 Kỹ năng nói lời yêu cầu đề nghị 21/28 75.5 11/26 42.3 9 Kỹ năng nói lời từ chối yêu cầu đề nghị 21/28 75.5 10/26 38.5
Qua kết quả khảo sát TN lần 2 chúng ta thấy rằng: Kết quả TN lần 2 cao hơn lần 1. (Có số HS giảm so với lần 1do HS bỏ học của 2 lớp sau tết)
Kỹ năng chào hỏi qua TN lần 1 là có 73,3% , TN lần 2 là 89,3%. Kỹ năng nói lời cảm ơn xin lỗi lần 1 là 60,0%, TN lần 2 là 89.3%. Kỹ năng lắng nghe lần 1 là 63,3%, TN lần 2 là 82.1%.
Kỹ năng chia sẻ lần 1 là 50,0%, TN lần 2 là 85.7%...
Có những kỹ năng khó hơn thì cũng có sự tiến bộ rõ rệt đối với lần TN 1 cũng như đối với lớp ĐC lần 2 như kỹ năng xử lý tình huống TN lần 1 là: 43,3%, ĐC lần 2 là 38.5% trong khi đó TN lần 2 là 67,9%.Vậy chúng ta thấy rằng kết quả TN lần 1 có tiến bộ hơn so với lớp đối chứng, kết quả TN lần 2 cao hơn TN lần 1 và cao hơn hẳn lớp ĐC. Điều này cho thấy, việc lựa chọn biện pháp và tổ chức TN bước đầu đã thu được kết quả khả quan, giúp phát triển kỹ năng giao tiếp, kích thích nhu cầu, phạm vi giao tiếp của học sinh tăng lên. Học sinh dân tộc thiểu số của trường có sự chuyển biến rõ rệt về nhận thức, hành vi và thái độ trong quá trình rèn luyện kỹ năng giao tiếp. Những kỹ năng giao tiếp cơ bản được thực hiện tự tin hơn, nhuần nhuyễn hơn. Đó là kỹ năng biết nói lời cảm ơn xin lỗi; kỹ năng chào hỏi; kỹ năng lắng nghe, kỹ năng chia sẻ; kỹ năng xử lí tình huống,….Q trình tổ chức các hoạt động thực nghiệm góp phần tạo sự thay đổi tích cực ở học sinh dân tộc thiểu số của trường trên cơ sở xây dựng môi trường giáo dục tích cực, phát triển đối với học sinh dân tộc thiểu số.
Phần III. Kết luận 1. Điểm mới
Đề tài đã đưa ra được những giải pháp để nâng cao kỹ năng giao tiếp cho học sinh dân tộc thiểu số ở trường THPT Kỳ Sơn, xây dựng được một hệ thống các biện pháp có tính khả thi, đồng thời tổ chức được các hoạt động tích cực phong phú, đa dạng cho học sinh dân tộc tham gia với với vai trò chủ động, tích cực, sáng tạo.
Căn cứ vào cơ sở lý luận, vào kết quả khảo sát thực trạng, chúng tôi đã đề xuất các biện pháp nâng cao kỹ năng giao tiếp cho học sinh trường THPT Kỳ Sơn. - Tạo mơi trường học tập hịa đồng thân thiện giữa học sinh người kinh và học sinh dân tộc thiểu số.
- Tham gia, góp ý với giáo viên chủ nhiệm, các tổ chức đoàn thể khác tăng cường các hoạt động dã ngoại, ngoại khóa dành riêng cho học sinh dân tộc thiểu số trong trường học.
- Phát huy tính tích cực, chủ động, tự tin, mạnh dạn của học sinh trong mọi hoạt động nhằm tăng cường kỹ năng giao tiếp cho học sinh.
- Thường xuyên phối hợp giữa nhà trường, gia đình và cộng đồng trong việc thực hiện giáo dục kỹ năng giao tiếp cho học sinh.