Bảng 2.5 Hình phạt áp dụng cho Tội hủy hoại tàisản (Điều 178 BLHS năm 2015)
3.2.2. Các giải pháp khác có liên quan
Thứ nhất, tăng cường bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân
Trong hoạt động tố tụng nói chung, cơng tác xét xử nói riêng, quan trọng nhất vẫn là con người, cụ thể trong hoạt động xét xử đó chính là đội ngũ Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân. Để hạn chế tới mức thấp nhất oan, sai trong hoạt động tố tụng thì đội ngũ Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân phải làm việc cơng tâm, trách nhiệm, tránh tình trạng chủ quan duy ý chí.
Nhằm đạt được những hiệu quả trong hoạt động xét xử, cần nâng cao năng lực và trách nhiệm của Thẩm phán, tăng cường đổi mới công tác đào tạo nguồn Thẩm phán, thường xuyên mở các lớp tập huấn bồi dưỡng về nghiệp vu, củng cố về tổ chức và quan tâm tới chế độ chính sách cho đội ngũ Thẩm phán. Những người làm Thẩm phán phải ln có ý thức trách nhiệm cao trong cơng việc, trình độ chuyên môn vững vàng, am hiểu về pháp luật, giỏi về kỹ năng, có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp và bản lĩnh, tinh thần dũngcảm, đấu tranh bảo vệ lẽ phải, tơn trong sự cơng bằng thì họ mới có niềm tin nội tâm vững vàng đảm bảo xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật.
Ngồi Thẩm phán thì Hội thẩm nhân dân cũng phải là người có hiểu biết pháp luật, kiến thức xã hội sâu rộng và sâu sát địa bàn. Thường xuyên mở các lớp đào tạo ngắn hạn và dài hạn để bồi dưỡng, tập huấn, tạo cơ chế cho Hội thẩm nhân dân tiếp cận các văn bản pháp luật hiện hành để họ thực hiện tốt chức trách, nhiệm vụ được giao trong hoạt động tố tụng.
Thứ hai, tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật tới mọi đối tượng, tầng
lớp nhân dân
Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật nói chung, pháp luật chuyên ngành nói riêng, trong đó đặc biệt là pháp luật hình sự trong thời gian qua đã được chú ý và thu được kết quả đáng khích lệ, nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra hiện nay. Vì vậy một trong những nguyên nhân dẫn đến tội phạm vẫn cịn xảy ra nhiều, đó là cơng tác tun truyền, phổ biến,
giáo dục pháp luật chưa được thường xuyên, sâu rộng, mạnh mẽ. Do vậy, cần phải tiếp tục tăng cường, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật một cách hiệu quả. Có như vậy, pháp luật mới đưa vào cuộc sống, ý thức pháp luật mới được nâng cao, từ đó người dân hiểu, biết pháp luật một cách cơ bản để họ có đủ nhận thức khơng thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật đồng thời có ý thức tích cực tố giác tội phạm.
Đồng Nai là địa bàn có tình hình dân cư khá phức tạp, có nhiều khu cơng nghiệp, nên người dân lao động nhập cư sinh sống cao. Cần phải làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật tới người dân thơng qua nhiều kênh thơng tin, bằng nhiều hình thức, phương pháp khác nhau. Hoạt động tuyên truyền, giải thích pháp luật đến mọi tầng lớp dân cư, lứa tuổi, ngành nghề để mọi người biết, hiểu và có ý thức tuân thủ pháp luật. Cùng với đó, phải nâng cao trách nhiệm của các tổ chức Đảng, chính quyền, các tổ chức xã hội cùngvới các ban ngành, đoàn thể, hội, …phối hợp vận động nhân dân tuân thủ nghiêm chỉnh pháp luật, nêu cao ý thức tố giác tội phạm,…
Đồng Nai cần tích cực làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật tới mọi tầng lớp nhân dân, chú trọng các hoạt động tuyên truyền tại cơ sở cấp huyện, cấp xã nhất là những nơi có nhiều cơng nhân lao động tại khu cơng nghiệp đóng trên địa bàn tỉnh. Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, giáo dục pháp luật cho từng đối tượng cụ thể bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú, kết hợp nhiều loại hình tuyên truyền như: tổ chức hội nghị, sân khấu hóa, thi viết, phát tờ rơi, tuyên truyền trên loa, tuyên truyền lưu động...
Thứ ba, về tổ chức lực lượng, đầu tư cơ sở vật chất, chun mơn hóa hoạt động xét xử.
Trên cơ sở tình hình về tổ chức nhân sự của TAND tỉnh Đồng Nai, để cơ cấu tổ chức lực lượng đội ngũ công tác trong lĩnh vực tư pháp đạt hiệu quả, cần có những chính sách hỗ trợ, ưu tiên để thu hút nhân lực cho các đơn vị Tòa án cấp quận huyện. Cần đặc biết chú ý tăng số lượng thẩm phán, ưu tiên đầu tư về cơ sở hạ tầng, vật chất, phương tiện, trang thiết bị, trụ sở làm việc, chính sách chế độ cho các Tịa án cấp huyện, đặc biệt những nơi xa xơi, nhiều khó khăn như TAND huyện Định Quán, Cẩm Mỹ, Tân Phú, Vĩnh Cửu.
Thẩm phán khi xét xử chuyên sâu từng lĩnh vực sẽ góp phần nâng cao chất lượng cơng tác xét xử, tránh quá tải công việc cho đội ngũ Thẩm phán. Tiến tới chun mơn hóa lĩnh vực xét xử cho Thẩm phán để hoạt động xét xử đi vào chiều sâu, đảm bảo chất lượng.
Thứ tư, cải thiện chính sách tiền lương, thu nhập và chính sách hỗ trợ tạo điều kiện cho
Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân và cán bộ tư pháp.
Trong bối cảnh kinh tế thị trường cũng như đời sống sinh hoạt phát triển hiện nay, cần phải quan tâm hơn nữa đến vấn đề cải cách chế độ tiền lương cũng như các chế độ phụ cấp, chính sách đãi ngộ hỗ trợ khác cho Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân và cán bộ tư pháp. Đặc biệt nghiên cứu xây dựngchính sách hỗ trợ thêm những khoản tiền “trợ cấp đặc thù nghề nghiệp”
độ chính sách tiền lương, phụ cấp hợp lý giúp nguồn thu nhập của Thẩm phán, Hội thẩm và cán bộ công tác trong ngành tư pháp đảm bảo trang trải đủ các chi phí sinh hoạt để ni sống bản thân và gia đình. Đồng thời tạo mọi điều kiện xây dựng môi trường làm việc thuận lợi cho họ yên tâm công tác, thực thi công vụ, yêu ngành, yêu nghề, hạn chế những biểu hiện tiêu cực khơng đáng có.
Thứ năm, nghiên cứu, xây dựng các biện pháp chế tài xử lý cán bộ vi phạm trong quá
trình giải quyết vụ án
Tòa án nhân dân tối cao cần chú trọng nghiên cứu, xây dựng các biện pháp, chế tài xử lý cán bộ tư pháp vi phạm nhằm mục đích nâng cao ý thức tuân thủ, chấp hành pháp luật của đội ngũ cán bộ tư pháp trong q trình thực thi cơng việc, duy trì kỷ luật, kỷ cương cơng vụ, đề cao trách nhiệm cá nhân góp phần nâng cao hiệu quả, chất lượng hoạt động cơng vụ. Từ đó xây dựng đội ngũ cán bộ tư pháp các cấp trong sạch, vững mạnh, kỷ cương, liêm chính nhằm góp phần phịng ngừa, hạn chế phát sinh những hành vi tiêu cực, tham nhũng trong hoạt động tư pháp của Tòa án, đáp ứng nhiệm vụ cải cách tư pháp. Đây cũng là cơ sở để xem xét và xử lý kỷ luật đối với cán bộ nếu có hành vi vi phạm chuẩn mực đạo đức, quy tắc ứng xử và quy tắc nghề nghiệp. Đối với các trường hợp vi phạm của cán bộ sau khi bị phát hiện cần phải xử lý nghiêm minh. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm các quy định của pháp luật, Thẩm phán có thể bị cách chức khi thuộc một trong các trường hợp được quy định tại khoản 2 Điều 82 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014. Tuy nhiên, những quy định này cịn mang tính chung chung chưa phân loại mức độ, tính chất của hành vi vi phạm để có hình thức xử lý phù hợp. Trong thời gian tới, Tòa án nhân dân tối cao cần quan tâm xây dựng cơ chế xử lý vi phạm đối với các trường hợp cán bộ vi phạm pháp luật. Tùy theo tính chất, mức độ của hành vivi phạm có thể bị xử lý bằng một trong các hình thức sau: khiển trách, kiểm điểm, tạm dừng nhiệm vụ xét xử có thời hạn; tạm dừng xem xét đề nghị bổ nhiệm lại khi hết nhiệm kỳ; không xem xét đề nghị bổ nhiệm lại khi kết thúc nhiệm kỳ; cách chức; đề nghị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật hình sự.
Kết luận chương 3
Trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật về tội hủy hoại tài sản trên địa bàn tỉnh Đồng Nai nhất là trong hoạt động định tội danh và quyết định hình phạt. Chương 3 của Luận văn đã đưa ra được một số các yêu cầu bảo đảm áp dụng đúng quy định pháp luật về tội hủy hoại tài sản.
Ngoài ra tác giả cũng đề xuất, kiến nghị một số các giải pháp nhằm đảm bảo áp dụng đúng các quy định của pháp luật hình sự về tội hủy hoại tài sản, như giải pháp hồn thiện các quy định pháp luật hình sự về tội hủy hoại tài sản trong đó có hồn thiện quy định về đối tượng tác động, hoàn thiện các quy định về những dấu hiệu thuộc mặt khách quan, hoàn thiện quy định về chế tài của tội hủy hoại tài sản; thông qua các văn bản hướng dẫn, giải thích quy định của pháp luật hình sự về tội hủy hoại tài sản giúp hiểu và vận dụng khi giải quyết các vụ án hình sự trong thực tiễn một cách chính xác; tổng kết thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự, vận dụng khi giải quyết các vụ án hình sự trong thực tiễn góp phần nâng cao chất lượng trong việc khởi tố, điều tra, truy tố xét xử đối với các vụ án này, từ đó đảm bảo pháp chế xã hội chủ nghĩa, đáp ứng được yêu cầu cải cách tư pháp trong việc đấu tranh phòng, chống tội phạm.
KẾT LUẬN
Luận văn phân tích, đánh giá quy định về tội hủy hoại tài sản, cho thấy được ý nghĩa của việc sửa đổi, bổ sung tội hủy hoại tài sản của BLHS năm 2015 là rất cần thiết, rất quan trọng; giúp cho cơ quan tiến hành tố tụng áp dụng quy định về tội hủy hoại tài sản được dễ dàng, thuận tiện. Đồng thời, Luận văn phân biệt tội hủy hoại tài sản với một số tội phạm khác để từ đó rút ra được những điểm khác nhau cơ bản để phân biệt với tội hủy hoại tài sản. Qua đó, đánh giá thực tiễn áp dụng quy định của pháp luật hình sự thơng qua hoạt động định tội danh và quyết định hình phạt đối với tội hủy hoại tài sản đã được cơ quan tiến hành tố tụng, cụ thể là TAND các cấp của tỉnh Đồng Nai áp dụng cơ bản chính xác, đảm bảo tương xứng với tính chất mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại một số hạn chế và thiếu sót trong q trình áp dụng quy định pháp luật về tội hủy hoại tài sản. Để khắc phục những hạn chế, thiếu sót đó, tác giả đề xuất một số yêu cầu và giải pháp nêu ra trong Chương 3 luận văn.
Tội hủy hoại tài sản quy định tại Điều 178 BLHS năm 2015 so với Điều 143 BLHS năm 1999 có một số điểm mới, thuận tiện hơn trong công tác áp dụng và tuân thủ pháp luật. Nhưng hiện nay, quy định chỉ được thể hiện duy nhất trong điều luật chứ chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể do vậy việc nhận thức và áp dụng các quy định của Điều 178 BLHS năm 2015 vẫn cịn một số khó khăn, vướng mắc. Việc nghiên cứu tìm ra những hạn chế, thiếu sót và chỉ ra nguyên nhân của những hạn chế, sai sót này trong việc áp dụng và quá trình giải quyết các vụ án về tội hủy hoại tài sản, nhằm mục đích đáp ứng tốt nhất u cầu đấu tranh phịng, ngừa và chống tội phạm là hết sức cần thiết. Trên cơ cở đánh giá đúng tính chất vụ án, để định tội danh và quyết định hình phạt tương xứng với tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi, hậu quả thiệt hại do tội phạm gây ra, đạt được mục đích của hình phạt khơng chỉ nhằm răn đe, trừng trị người phạm tội mà cịn có mục đích phịng, phát huy được tính
giáo dục, tuyên truyền, phổ biến pháp luật tới mọi người, nâng cao nhận thức của công dân đối với việc tôn trọng pháp luật.
Quá trình tác giả nghiên cứu đề tài tuy đã có nhiều cố gắng nhưng khơng tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Tác giả mong nhận được sự đóng góp ý kiến, chỉ dẫn, giúp đỡ và thông cảm của các nhà khoa học, của quý thầy cô, các cán bộ trong ngành pháp luật, các bạn đồng nghiệp quan tâm đến vấn đề này và đặc biệt tác giả cũng mong muốn những nghiên cứu của luận văn sẽ được các nhà lập pháp quan tâm, cân nhắc trong quá trình áp dụng nhằm hoàn thiện hơn các quy định của pháp luật hình sự về tội hủy hoại tài sản. Qua đó, nhằm hạn chế tội phạm xâm phạm sở hữu nói chung và tội hủy hoại tài sản nói riêng để góp phần bảo vệ quyền sở hữu tài sản của cá nhân, cơ quan, tổ chức và Nhà nước,