KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ kinh tế ảnh hưởng nhóm yếu tố thuộc đặc điểm ngân hàng đến rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại việt nam (Trang 72 - 73)

6. Bố cục của luận văn

3.1 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Từ năm 2006 – 2011, hoạt động tín dụng ngân hàng diễn ra khá sơi nổi, tốc độ tăng tín dụng bình qn tồn hệ thống ln ở mức trên 20% trong khi tốc độ tăng GDP bình quân chỉ khoảng 8%. Một lượng tiền lớn được bơm vào nền kinh tế chưa đem lại hiệu quả, có thể đổ vào khu vực phi sản xuất, như bất động sản, chi tiêu cá nhân hoặc đầu tư vào các lĩnh vực kinh doanh kém hiệu quả làm hạn chế khả năng sinh lời của đồng vốn, không tạo ra tăng trưởng kinh tế. Theo kết quả nghiên cứu, các ngân hàng có tốc độ tăng trưởng tín dụng nhanh trong 1-2 năm trước sẽ chịu rủi ro tín dụng cao hơn các ngân hàng khác. Nếu nắm được thông tin về các hướng sử dụng tiền vay chủ yếu, sẽ nhận định được về mức độ rủi ro tín dụng của từng ngân hàng.

Ngồi tăng trưởng tín dụng, quy mơ tín dụng cũng thực sự tác động dương đến rủi ro tín dụng. Các ngân hàng có dư nợ cao sẽ có nguy cơ rủi ro tín dụng cao. Để đạt quy mô lớn, ngân hàng thường đã trải qua một thời kỳ tăng trưởng nhanh (nóng). Đến giai đoạn nhất định, sự tăng trưởng này có khả năng vượt quá tầm quản lý của bộ máy điều hành, tiềm ẩn rủi ro cao hơn các ngân hàng có qui mơ vừa phải, dễ phòng chống rủi ro.

Biến tỷ lệ chi phí hoạt động trên thu nhập hoạt động, có tác động thuận chiều với rủi ro tín dụng; các ngân hàng quản lý kém chi phí hoạt động sẽ gánh rủi ro tín dụng cao hơn các ngân hàng khác. Khi Ban lãnh đạo khơng quản lý tốt các chi phí của ngân hàng thì khó địi hỏi họ quản lý tốt hoạt động cho vay.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ kinh tế ảnh hưởng nhóm yếu tố thuộc đặc điểm ngân hàng đến rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại việt nam (Trang 72 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)