6. Bố cục của luận văn
3.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP HẠN CHẾ VÀ PHÒNG NGỪA RỦI RO TÍN DỤNG
3.2.7. Giám sát, kiểm tra khoản cho vay:
Nâng cao chất lượng công tác thẩm định năng lực chủ đầu tư, thẩm định dự án vay vốn. Công tác thẩm định cần được thay đổi căn bản trên cơ sở việc quản lý tín dụng theo khách hàng chứ không phải chỉ quản lý theo dự án. Để nâng cao chất lượng thẩm định, cần bố trí cán bộ có đủ phẩm chất, năng lực, kinh nghiệm trong công tác thẩm định, thường xuyên tổ chức các buổi thảo luận và khoá học về thẩm định dự án để cập nhật thông tin, cách thức thẩm định. Đồng thời khi thẩm định cần chú trọng công tác thu thập, xử lý thông tin về dự án, khoản vay; và cần đặc biệt lưu ý việc thẩm định năng lực, uy tín, khả năng tài chính của khách hàng/chủ đầu tư…
Tăng cường kiểm tra giám sát, quản lý nợ vay. Việc tăng cương kiểm tra, giám sát, quản lý nợ vay là biện pháp quan trọng nhằm hạn chế rủi ro tín dụng đối với ngân hàng, nhất là rủi ro đạo đức khi khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích. Để thực hiện tốt cơng tác này địi hỏi tiền vay phải được chuyển trực tiếp cho đơn vị thụ hưởng. Việc giải ngân phải được thực hiện qua hệ thống thanh toán của ngân hàng; định kỳ (q) phải phân tích, đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp; tăng cường kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay, tài sản đảm bảo tiền vay và tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng, đặc biệt khách hàng có nợ quá hạn và lãi treo.
Sau khi giải ngân, cán bộ tín dụng phải giám sát, theo dõi chặt món đã cho vay cho đến khi thu dứt nợ để có biện pháp xử lý kịp thời lúc chuyển biến xấu.
Như trên đã phân tích, khi kiểm tra kiểm sốt tốt, cán bộ tín dụng có thể sớm phát hiện ra những khoản đã cho vay có vấn đề dựa vào các dấu hiệu như: thanh toán chậm tiền gốc và lãi, nộp chậm trễ bất thường các BCTC định kỳ thể hiện sự lẩn tránh dấu ngân hàng những kết quả tài chính bất lợi. Khi xảy ra những sự việc trên, cán bộ cho vay phải tìm hiểu ngay ngun do, có thể người vay đang gặp khó khăn tài chính. Tiếp theo, cán bộ cho vay cùng người vay tìm phương án khắc phục kịp thời để ngăn chặn tình hình tiếp tục xấu thêm hầu giảm thiểu tổn thất.
Cán bộ cho vay phải biết phối hợp hành động để bảo vệ cả ngân hàng và người vay khỏi tổn thất như: cơ cấu lại lịch trả nợ phù hợp với thực trạng của khách hàng, tạo điều kiện tốt nhất để khách hàng sớm phục hồi và trả được nợ. Ngân hàng nên biết tự hạn chế can thiệp vào việc quản lý của khách hàng nhất là đối với các doanh nghiệp lớn. Xử lý tài sản đảm bảo chỉ là biện pháp sau cùng, khi mọi cố gắng vực khách vay dậy đều vô vọng.
Việc theo dõi chặt khoản vay có thể sớm giúp phát hiện ra các lỗi cố ý che đậy của người vay như: BCTC, chứng từ, chứng khoán, quyền sở hữu tài sản thế chấp giả mạo, có thể kịp thời ngăn chận khách vay bỏ trốn.
Các chương trình quản lý tín dụng hiện đại có khả năng tự động giúp theo dõi lịch trả nợ gốc và lãi, đồng thời tự động tạo mẫu nhắn tin SMS nhắc khách vay trước 2 tuần lễ để chủ động chuẩn bị. Dù vậy, can bộ theo dõi cũng không được lơ là công việc, ỷ lại vào phần mềm xử lý tự động. Lãnh đạo cũng không nên giao nhiều đầu việc khác cho cán bộ theo dõi nợ, để sau đó, phê bình họ khơng hồn thành trách nhiệm chính được giao.