6. Bố cục của luận văn
3.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP HẠN CHẾ VÀ PHÒNG NGỪA RỦI RO TÍN DỤNG
3.2.9. Nâng cao năng lực tài chính của NHTMVN
Vốn chủ sở hữu quyết định năng lực tài chính của ngân hàng. Vốn chủ sở hữu bao gồm vốn điều lệ, lợi nhuận để lại chưa phân phối, các quỹ được trích lập nhưng chưa sử dụng, trong đó quan trọng nhất là vốn điều lệ vì quy mơ của phần cịn lại bị khống chế theo luật, khơng thể tự do duy trì theo ý riêng.
Trước kia, theo hệ số Cooke, vốn điều lệ quyết định mức nguồn vốn tối đa, một ngân hàng được phép huy động. Sau khi trừ ra mức dự trữ bắt buộc cùng mức đảm bảo thanh toán, ngân hàng được phép dùng nguồn vốn huy động còn lại để cho vay. Suy ra, vốn điều lệ càng lớn, ngân hàng càng có khả năng huy động nhiều vốn để cho vay. Ngày nay, theo hệ số C.A.R., vốn điều lệ lớn cho phép tăng tài sản có có sinh lợi, nói khác là tăng mức cho vay. Ngồi ra, vốn điều lệ lớn cho phép ngân hàng tiếp cận khách vay lớn.
Rủi ro tín dụng tăng lên theo khả năng cho vay của ngân hàng. Nếu ngân hàng khơng phân tán rủi ro tín dụng ra nhiều đối tượng cho vay khác nhau qua việc mở rộng danh mục khách hàng cùng danh mục ngành nghề, mà tập trung vào một nhóm đối tượng, rủi ro tín dụng chỉ có tăng lên nhanh theo khẩu vị rủi ro của người điều hành.
Vì lẽ này, các chuyên gia quốc tế thường khuyên Việt Nam sớm phát triển thêm các dịch vụ phi tín dụng để phá thế độc canh của hoạt động tín dụng, đồng thời phân tán bớt rủi ro tín dụng. Nhưng, phải mất thêm thời gian nữa để khuyến cáo này trở thành hiện thực, vì với đặc thù của một nền kinh tế đang phát triển, Việt Nam đang rất đói vốn. Hơn nữa, Việt Nam lại phát triển kinh tế đất nước dựa trên sự thâm dụng vốn nên tỷ trọng của hoạt động tín dụng trong kinh doanh ngân hàng sẽ giảm rất chậm.
Trong giai đoạn kinh tế hưng thịnh, số vốn điều lệ mới bổ sung tăng thêm chưa sử dụng kịp, thêm nguồn vốn mới huy động vào, tạo áp lực buộc ngân hàng sớm tìm đối tượng cho vay ra để tránh chi phí cơ hội, vơ tình phát sinh rủi ro tín dụng tiềm ẩn chờ dịp bộc phát gây tác hại.
Các nhà quản trị ngân hàng thích bổ sung vốn điều lệ dần dần từ lợi nhuận để lại hầu dễ kiểm sốt rủi ro tín dụng phát sinh đột biến. Việc tăng nhanh vốn chủ sở hữu bằng cách phát hành thêm cổ phiếu hay trái phiếu chuyển đổi thường phải kèm theo biện pháp chủ động hạn chế nóng vội tăng trưởng tín dụng một cách hữu hiệu để phịng ngừa rủi ro. Nâng cao năng lực tài chính khơng chỉ có khía cạnh tốt đẹp là nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại trên thương trường mà các nhà quản trị cịn phải biết tích cực ngăn chận rủi ro tín dụng đi kèm theo. Cho vay ngắn ngày trên thị trường liên ngân hàng hay lướt sóng trên thị trường hối đối, thị trường chứng khoán, hoạt động trên thị trường mở (OMO) là các biện pháp ứng phó tạm thời khá đắc dụng, vừa tránh đọng vốn vừa tạo thêm chút thu nhập phụ cho ngân hàng.