2.1.1 .Cơ sở lý luận
2.3. Hiệu quả của đề tài
2.3.1. Phạm vi ứng dụng
- Cách dạy học này đã áp dụng cho các trường THPT Diễn Châu 1, THPT Diễn Châu 3, THPT Diễn Châu 4. Có thể áp dụng cho các trường dân lập, trường dân tộc nội trú, trường bổ túc văn hóa.
- Cách dạy học này có thể áp dụng cho cả học sinh ở đồng bằng lẫn miền núi.
2.3.2. Đối tượng áp dụng
- Tất cả các giáo viên đang giảng dạy tại các trường THPT, trường dân lập,
trường dân tộc nội trú, trường bổ túc văn hóa.
- Cách dạy học này có thể áp dụng cho tất cả đối tượng học sinh từ giỏi, khá, trung bình, yếu. Áp dụng cho các trường THPT và THPT chuyên.
- Đề tài này có thể làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu về đổi mới phương pháp giảng dạy môn Ngữ văn THPT.
2.3.3. Hiệu quả
Triển khai áp dụng đề tài vào dạy học đã đạt được một số kết quả sau:
- Giáo viên đã đưa ra một hướng hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh, tạo cơ hội để các em phát huy năng lực, sở trường, tính tích cực, chủ động trong học tập. Hình thành và phát triển các năng lực tự học, tự chiếm lĩnh tri thức mới, năng lực tìm hiểu và đánh giá các giá trị lịch sử, văn hóa tinh thần của dân tộc.
- Học sinh quan tâm, say mê, hứng thú với việc tìm hiểu, sưu tầm những câu chuyện lịch sử, những giá trị văn hóa tinh thần của địa phương; thích viết, thích sáng tác và thích kể về những câu chuyện của quê hương, đất nước và dòng tộc mình.
- Trong mỗi câu chuyện của học sinh những điều tốt đẹp, những giá trị nhân văn trong đời sống văn hóa, tinh thần của dân tộc được các em tiếp nhận rồi chuyển tải qua những cách thể hiện mới mẻ, độc đáo. Thái độ yêu mến, tự hào và quý trọng các giá trị tinh thần đó được thể hiện rõ nét.
- Học sinh biết vận dụng các kiến thức đã học để làm tốt bài thi giữa kì I, tham gia các cuộc thi sáng tác truyện do Câu lạc bộ Văn học của nhà trường phát động, bước đầu gửi bài tham dự trên tuần báo văn học nghệ thuật huyện Diễn Châu. Học sinh tự ý thức được trách nhiệm giữ gìn và bảo tờn các di sản văn hóa ở địa phương.
- Học sinh yêu thích và chờ đợi mơn Văn nhiều hơn.
Để kiểm nghiệm kết quả của việc áp dụng để tài, tôi đã tiến hành kiểm tra nhanh với những nội dung sau:
Nội dung 1:
42 Câu 2: Chỉ ra các đặc trưng của thể loại truyền thuyết.
Câu 3: Sắp xếp các bước tiến hành khi viết văn tự sự.
Câu 4: Hãy kể ít nhất 05 di tích lịch sử văn hóa, dòng họ văn hóa ở địa phương được công nhận cấp huyện, cấp tỉnh, cấp quốc gia.
Đạt được kết quả cụ thể như sau:
Bảng 1. Không sử dụng đề tài, khảo sát với 120 em học sinh tại các đơn vị
lớp 10A1, 10A5, 10D3 trường THPT Diễn Châu 3, Nghệ An.
(Lớp 10A1: chọn khối A; 10A5: lớp thường khối A; 10D3: lớp thường khối D). Nội dung khảo sát Nêu khái niệm văn tự sự. Chỉ ra đặc trưng của thể loại truyền thuyết. Sắp xếp các bước tiến hành khi viết văn tự sự Kể ít nhất 05 di tích lịch sử văn hóa, dòng họ văn hóa ở địa phương được
công nhận cấp huyện, cấp tỉnh, cấp quốc gia. Kết quả trả lời đúng 100 em, đạt 83,3 % 90 em, đạt 75% 70 em, đạt 58,3% 15 em, đạt 12,5%
Bảng 2. Có sử dụng đề tài, khảo sát với 120 em học sinh tại các đơn vị lớp
10A4, 10D1, 10D2 trường THPT Diễn Châu 3, Nghệ An.
(Lớp 10A4: chọn khối A; 10D1: chọn khối D; 10D2: lớp thường khối D) Nội dung khảo sát Nêu khái niệm văn tự sự. Chỉ ra đặc trưng của thể loại truyền thuyết. Sắp xếp các bước tiến hành khi viết bài văn tự sự Kể ít nhất 05 di tích lịch sử văn hóa, dòng họ văn hóa ở địa phương được công nhận cấp huyện, cấp tỉnh, cấp quốc gia. Kết quả trả lời đúng 112 em, đạt 93,3 % 90 em, đạt 75% 96 em, đạt 80% 85 em, đạt 70,8%
Nhìn vào bảng thống kê trên chúng ta nhận thấy các lớp có sử dụng đề tài, học sinh nắm vững kỹ năng viết văn tự sự hơn. Học sinh quan tâm, hiểu biết về các di tích lịch sử ở địa phương nhiều hơn. Điều đó chứng tỏ đề tài này có hiệu quả cao trong việc dạy và học.
Nội dung 2: Khảo sát với 120 em học sinh tại các đơn vị lớp 10A4, 10D1,
10D2 trường THPT Diễn Châu 3, Nghệ An.
Câu hỏi kiểm tra: Hãy viết một câu chuyện dã sử liên quan đến một trong những nội dung sau:
43
- Sự kiện lịch sử
- Một nét đẹp truyền thống văn hóa của địa phương hoặc dòng họ.
Kết quả khảo sát:
- Số học sinh không tham gia viết truyện: 25 em, chiếm 20,8% - Số học sinh tham gia viết truyện: 95 em, chiếm 79,2%, trong đó:
Nội dung khảo sát Viết về nhân vật lịch sử Viết về sự kiện lịch sử Viết về truyền thống
văn hóa của địa phương
Viết về những câu chuyện ứng xử đời thường Số lượng tham gia 35 em, đạt 29,1 % 30 em, đạt 25% 15 em, đạt 12.5% 15 em, đạt 12,5% Nhìn vào bảng thống kê trên chúng ta nhận thấy đa số học sinh đã có hứng thú viết truyện dã sử. Những mảng đề tài mà các em quan tâm là viết về các nhân vật và sự kiện lịch sử của quê hương. Ngoài ra, trong quá đánh giá kết quả sản phẩm truyện của các em, tôi đã phát hiện ra nhiều học sinh có kỹ năng viết truyện. Nhiều em thể hiện năng khiếu sáng tác văn học, không chỉ đáp ứng yêu cầu của một tác phẩm dã sử mà con tạo ra những dấu ấn cá nhân độc đáo. Nhiều em đạt giải trong các cuộc thi sáng tác của Câu lạc bộ Văn học nhà trường tổ chức.(Kết quả được đưa ra trong phần phụ lục)
44
PHẦN III. KẾT LUẬN
3.1. Kết luận
Đề tài đã tổng hợp và phân tích các nội dung lý luận liên quan đến việc dạy học gắn liền với hoạt động trải nghiệm sáng tạo. Từ đó thấy được sự cần thiết của đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy học Ngữ văn. Tạo niềm say mê, hứng thú cho học sinh với hoạt động sáng tạo nghệ thuật – một hoạt động đặc thù của bộ môn. Đồng thời góp phần giáo dục truyền thống tự hào dân tộc, tình yêu và trách nhiệm đối với các di sản lịch sử, văn hóa tinh thần của quê hương, đất nước.
Qua đánh giá trước, trong và sau khi thực hiện việc dạy học hình thành và phát triển kỹ năng viết truyện dã sử qua truyền thuyết Truyện An Dương Vương và
Mị Châu – Trọng Thủy có thể thấy được sự chuyển biến tích cực của học sinh trong quá trình học tập. Tạo ra một cách tiếp cận mới đặt nội dung bài học trong mối quan hệ với môi trường văn hóa, sinh thành, biến đổi; trong mối quan hệ với những thể loại khác. Sáng tác truyện dã sử vừa củng cố kiến thức về truyền thuyết vừa giúp học sinh khám phá, phát hiện các giá trị văn hóa tinh thần tốt đẹp của quê hương, dòng tộc, khám phá năng lực sáng tạo nghệ thuật của bản thân.Việc làm này khơi gợi được niềm đam mê, tạo động lực để các em học tập, giúp các em phát triển những kỹ năng cần thiết của môn học. Bên cạnh đó còn giúp các em phát triển một số kỹ năng mềm như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng lắng nghe tích cực, kĩ năng trình bày suy nghĩ ý tưởng, kỹ năng hợp tác, kỹ năng tìm kiếm và xử lí thơng tin,…
Đề tài đã nghiên cứu, khảo sát thực trạng, những thuận lợi và khó khăn của dạy học truyện dã sử ở trường THPT Diễn Châu 3, từ đó đề xuất những yêu cầu cần đảm bảo quy trình thiết kế và tổ chức dạy học trong nhà trường. Đề tài đã được tiến hành thực nghiệm tại trường THPT Diễn Châu 3 với 6 lớp 10 năm học 2020 – 2021. Quá trình thực nghiệm đã chứng tỏ tính khả thi của việc dạy học hướng đến hình thành và phát triển kỹ năng viết truyện dã sử cho học sinh và kết quả đạt được rất khả quan.
Tuy nhiên, hoạt động sáng tác truyện nói chung và truyện dã sử nói riêng là một hoạt động đòi hỏi năng khiếu thật sự của người viết. Hơn nữa truyện dã sử là một thể loại rất mới đối với học sinh, các tài liệu viết về thể loại này còn ít, còn mang tính hàn lâm, lí luận. Kiến thức lịch sử với thế hệ trẻ hiện nay không còn là niềm gây hứng thú. Vì vậy, quá trình sáng tác truyện dã sử ít nhiều sẽ gặp những khó khăn. Từ những khó khăn trên, chúng tôi sẽ tiếp tục đa dạng hình thức, tổ chức dạy học như gắn liền với tham quan, trải nghiệm; đưa các hoạt động sáng tác truyện vào kế hoạch dạy học hàng tháng, hàng kì của bộ mơn và thi tuyển thành viên của Câu lạc bộ Văn học.
Đề tài được nghiên cứu và thực hiện một cách khách quan, khoa học, sử dụng số liệu chính xác, đã được khảo sát, có cơ sở lí luận và thực tiễn đầy đủ, rõ ràng, phù hợp với thực trạng dạy học. Đề tài được trình bày có tính hệ thống, theo quy định về viết sáng kiến kinh nghiệm, lập luận rõ ràng, chặt chẽ, lôgic.
45
3.2. Một số kiến nghị đề xuất
Đối với giáo viên dạy: Cần đa dạng hóa các hoạt động dạy học để giúp học sinh hình thành các năng lực: nghe, nói, đọc, viết trong môn học Ngữ văn. Trong việc thiết kế bài dạy cần hướng đến phát huy năng lực, sở trường của học sinh. Cần tích hợp kiến thức liên mơn giúp mở rộng sự hiểu biết của học sinh về đời sống văn hóa, xã hội cũng như khắc sâu kiến thức môn học.
Đối với học sinh: Phải thấy được vai trò của môn Văn trong việc giáo dục nhân cách và bồi dưỡng tâm hồn con người. Thấy được các giá trị tinh thần của lịch sử cha ông đối với đời sống tâm hờn và tình cảm. Thường xun trau dời kỹ năng viết truyện giúp cho khả năng tư duy ngôn ngữ, quan sát và đánh giá những vấn đề của đời sống được tốt hơn. Học sinh cần có thái độ học tập đúng đắn với môn học, tự nâng cao tinh thần chủ động, tự học, tự sáng tạo, tìm tòi, trải nghiệm.
Đối với tổ chun mơn và các cấp quản lý: Tổ chuyên môn nên đầu tư thời gian cho việc thảo luận và rút kinh nghiệm các cách dạy học gắn liền với hoạt động trải nghiệm sáng tạo, nhất là các hoạt động đặc thù của bộ môn Ngữ văn như sáng tác các thể loại văn học: thơ, truyện. Đưa hoạt động dạy học theo hình thức nghiên cứu bài dạy minh họa nhiều hơn, chất lượng được đầu tư hơn. Nhà trường chỉ đạo sát sao kế hoạch hoạt động của Câu lạc bộ Văn học. Tạo điều kiện về thời gian và kinh phí để Câu lạc bộ hoạt động có hiệu quả.
Sáng kiến này chỉ là một số kinh nghiệm về giảng dạy gắn liền với hoạt động vận dụng trải nghiệm sáng tạo thể loại dã sử của cá nhân tôi nên không tránh khỏi khiếm khuyết và hạn chế. Mong các thầy cô giáo và Ban giám khảo góp ý để đề tài hồn thiện hơn. Tơi xin chân thành cảm ơn!
Diễn Châu, ngày 20 tháng 3 năm 2021 Tên tác giả
46
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách SGK Ngữ Văn lớp 10, Tập 1(2006), Nhà xuất bản Giáo Dục 2. Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kỹ năng lớp 10 (2012) 3. Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên chu kỳ 3 – 2007
4. Tài liệu bồi dưỡng giáo viên, thực hiện chương trình, sách giáo khoa lớp 10 môn Ngữ văn.
5. Tài liệu tập huấn chuyên đề “Dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực học sinh” của Sở Giáo dục Nghệ An, tháng 9- 2015
6. Tài liệu tập huấn chuyên đề “Chủ đề dạy học” của Sở Giáo dục Nghệ An, tháng 9 – 2016
7. Vũ Tiến Quỳnh(1997), “Văn học dân gian Việt Nam”, NXB Văn nghệ, Thành phố Hờ Chí Minh.
47
PHỤ LỤC 1
BÀI TEST NỘI DUNG 1 Câu 1: Nêu khái niệm về văn tự sự.
............................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
...........................................................................................................................
Câu 2: Đặc trưng của thể loại truyền thuyết được chỉ ra là một trong các đáp
án sau. Đó là đáp án nào? (Khoanh vào đáp án đúng)
a. Loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ, thường có các yếu tố tưởng tượng, kì ảo, thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử được kể.
b. Là loại hình tự sự dân gian, chủ yếu sử dụng yếu tố nghệ thuật kì ảo để thể hiện cái nhìn hiện thực của nhân dân với đời sống, bộc lộ quan niệm về đạo đức cũng như cơng lí xã hội và ước mơ một cuộc sống tốt đẹp hơn của nhân dân lao động.
c. Là tác phẩm tự sự, có nội dung hàm chứa những bức tranh rộng và hoàn chỉnh về đời sống nhân dân với nhân vật trung tâm là những anh hùng, dũng sĩ đại diện cho một thế hệ.
Câu 3 : Viết bài văn tự sự gồm các bước sau: 1.Tìm hiểu đề bài
2.Lập dàn ý/ lập dàn ý chi tiết. 3.Tìm ý
4.Viết bài theo dàn ý
Thứ tự sắp xếp đúng của các bước trên là: (Khoanh vào đáp án đúng) A. 1-3-2-4 C. 1-3-4-2
B. 2-3-1-4 D. 4-2-1-3
Câu 4: Hãy kể ít nhất 05 di tích lịch sử văn hóa, dòng họ văn hóa ở địa
48
PHỤ LỤC 2
Hình ảnh về một số các di tích lịch sử trên địa bàn huyện Diễn Châu
Đền Cuông – Diễn An
49
Đài tưởng niệm liệt sỹ 1930-1931 tại Diễn Ngọc
50
Lèn Hai Vai – nằm giữa 3 xã Diễn Bình, Diễn Minh, Diễn Thắng
51 Đình Phượng Lịch – Diễn Hoa
Đền Đệ Nhất – Diễn Nguyên
52
PHỤ LỤC 3