5. Kết cấu của khóa luận
1.2 NHỮNG VẤN ĐỀCƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ BÁN LẺCỦA
1.2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến việc phát triển DVBL của NHTM
Trong điều kiện nền kinh tế hội nhập, hoạt động kinh doanh của ngân hàng chịu ảnh hưởng bởi rất nhiều nhân tố trong đó khơng những chịu ảnh hưởng bởi đường lối chính sách điều hành của Đảng và nhà nước mà còn chịu ảnh hưởng bởi các quy luật kinh tế hơn nữa nó cịn chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi cơ chế chỉnh sách điều hành hoạt động của chính ngân hàng đó. Việc phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động DVBL của NHTM từ đó tìm ra các giải pháp hữu hiệu cho sự phát triển DVBL có ý nghĩa vơ cùng quan trọng. Nhóm nhân tố ảnh hưởng tới DVBL gồm:
1.2.4.1 Nhân tố khách quan.
Các nhân tố thuộc mơi trường chung.
- M ơi trường chính trị:
Dịch vụ ngân hàng nói chung và DVBL của NHTM chịu ảnh hưởng rất lớn của sự biến động về chính trị trong và ngồi nước. Mơi trường chính trị ổn định thì ngân hàng có điều kiện để phát triển tốt các dịch vụ của mình, thuđược lợi nhuận cao và góp phần tăng trưởng kinh tế tốt.
- M ơi trường pháp lý:
Luật pháp tạo ra cơ sở pháp lý cho các hoạt động của ngân hàng buộc các ngân hàng phải tuân theo. Khi một hệ thống văn bản pháp luật hồn chỉnh, đảm bảo tính đồng bộ, nhất quán, ổn định và minh bạch sẽ là một hành lang pháp lý vững chắc cho hoạt động ngân hàng. Đặc biệt trong điều kiện nước ta trở thành thành viên chính thức của tổ chức WTO, khi đó các ngân hàng thương mại của Việt Nam có thể thành lập chi nhánh, văn phòngđại diện tại nước ngoài và các ngân hàng nước ngồi cũng mở chi nhánh tại Việt Nam thì việc tạo dựng một mơi trường pháp lý lại càng có ý nghĩa quan trọng. Nó khơng những tạo mơi trường cạnh tranh lành mạnh trong nước mà còn giúp các ngân hàng Việt Nam nắm rõ luật pháp quốc tế để không bị chèn ép, kiện tụng khi gia nhập thị trường quốc tế.
- M ôi trường kinh tế:
Trong thời đại nền kinh tế mở cửa thì mơi trường kinh tế trong nước lẫn quốc tế đều có tác động tới sự phát triển của dịch vụbán lẻ. Nếu nền kinh tế phát triển, đời sống nhân dân được cải thiện, thu nhập tăng, nhu cầu sử dụng các dịch vụ ngân hàng như gửi tiền, thanh toán, vay vốn để sản xuất kinh doanh cũng tăng theo. Đây là môi trường thuận lợi cho các ngân hàng thương mại phát triển dịch vụ, mở rộng thị trường bán lẻ tới mọi đối tượng khách hàng là cá nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ. Trong trường hợp nền kinh tế rơi vào tình trạng suy thối, lạm phát kéo dài, khủng hoảng gia tăng thì các nhu cầu chi tiêu, gửi tiền tiết kiệm của người dân sẽ giảm. Hoạt động sản xuất kinh doanh không hiệu quả, hàng hóa khơng tiêu thụ được, doanh nghiệp khơng có khả năng trả lãi ngân hàng nên nhu cầu vay vốn cũng giảm hoạt động bán lẻ kém phát triển.
- M ơi trường văn hóa - xã hội:
Cũng giống như yếu tố kinh tế, yếu tố văn hóa xã hội có ảnh hưởng trực tiếp tới nhu cầu sử dụng các sản phẩm DVBL. Ở đâu trìnhđộ văn hóa của người dân cao, tập trung đơng dân thìở đó DVBL phát triển. Ngược lại ở các nơi trìnhđộ dân trí thấp, thư thớt dân như ở các vùng cao tây nguyên thì DVBL kém phát triển. Bên cạnh đó yếu tố văn hóa xã hội cịnảnh hưởng đến tâm lý, thói quen của người dân trong việc sử dụng sản phẩm của ngân hàng. Thông thường người dân thường thích sử dụng tiền mặt hơn và e ngại sử dụng các sản phẩm mới, hiện đại của ngân hàng. Tâm lý ngại thay đổi là lực cản trong quá trình sử dụng dịch vụ của người tiêu dùng.
-Khoa h ọc kỹ thuật công nghệ:
Yếu tố cơng nghệ cũng góp phần khơng nhỏ trong việc thúc đẩy các hoạt động của ngân hàng đặc biệt là hoạt động DVBL của NHTM. Sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật cho phép nhiều giao dịch được tự động hóa, đảm bảo thực hiện giao dịch nhanh chóng, an tồn, chính xác. Cơng nghệ hiện đại giúp cho ngân hàng cung cấp các dịch vụ ngân hàng mới như ngân hàng điện tử, ngân hàng qua mạng, thanh toán trực tuyến đa dạng kênh phân phối.
Cạnh tranh trong lĩnh vực tài chính ngân hàng.
Cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng hiện nay rất gay gắt do quá trình hội nhập sâu vào thị trường thế giới. Các ngân hàng trong nước ngoài việc canh tranh lẫn nhau còn phải cạnh tranh với các ngân hàng nước ngồi, các cơng ty tài chính, các cơng ty bảo hiểm, các tổ chức tín dụng. Việc cạnh tranh này diễn ra làm cho thị phần của các ngân hàng bị chia sẻ, để có thể chiếm lĩnh thị trường các ngân hàng phải khơng ngừng nâng cao uy tín, chất lượng phục vụ, đưa ra các sản phẩm phù hợp thiết thực với người dân và giá cả phải chăng.
1.2.4.2. Nhân tố chủ quan
Chiến lược kinh doanh của ngân hàng.
Bất kỳ một đơn vị kinh doanh nào khi đi vào hoạt động đều hoạch định cho mình một đường lối chiến lược kinh doanh. Nó chính là con đường sẽ phải đi để từ đó chuẩn bị các nguồn lực về tài chính, nhân lực, vật lực để đi tới được các đích đó. Để thành cơng, mỗi một ngân hàng cũng phải xây dựng cho mình một chiến lược kinh doanh rõ ràng. Chiến lược kinh doanh được xây dựng cho từng thời kỳ dựa trên nền tảng điều tra, khảo sát các khách hàng mục tiêu, môi trường công nghệ, mơi trường cạnh tranh, nguồn lực của chính ngân hàng. Phát triển DVBL đang là chiến lược kinh doanh của nhiều ngân hàng, khi đó cần phải chia sẻ nguồn lực cho hoạt động bán lẻ , tuy nhiên tỷ lệ chia sẻ phụ thuộc vào mỗi quyết định của từng ngân hàng.
Năng lực t ài chính của ngân hàng.
Đối với mỗi ngân hàng, năng lực tài chính là yếu tố đầu tiênđảm bảo sức mạnh, sức cạnh tranh, sức chống đỡ, chịu đựng các rủi ro, đảm bảo sự ổn định, bền vững và không ngừng phát triển. Một ngân hàng với nguồn lực tài chính mạnh cho phép ngân hàng đầu tưmởrộng thị trường, phát triển nguồn nhân lực, hoàn thiện các sản phẩm dịch vụ truyền thống, nghiên cứu phát triển sản phẩm mới để phát triển hoạt động bán lẻ của mình. Như vậy với quy mơ tài chính mạnh tạo ra thế và lực cho ngân hàng trong hoạt động bán lẻ mà trước hết là lợi thế cạnh tranh trong việc thu hút khách hàng.
Chất lượng nguồn nhân lực.
Một trong những nhân tố mang tính quyết định đến sự phát triển của tồn bộ nền kinh tế nói chung và hệ thống ngân hàng nói riêng là nhân tố con người. Đặc biệt khi các ngân hàng phát triển DVBL thì nguồn nhân lực chất lượng cao lại càng có vai trị quan trọng. Một đội ngũ cán bộ cơng nhân viên chun nghiệp, có trình độ nghiệp vụ chuyên môn vững vàng, kỹ năng giao tiếp tốt, sự tận tình trong cơng việc chính là cơ sở quan trọng trong việc phát triển nền khách hàng. Hiện nay khi các sản phẩm ngân hàng là tương đồng, chính sách phí là san bằng thì yếu tố nhân lực chính là cơ sởcạnh tranh giữa các ngân hàng, họ chính là hìnhảnh đại diện cho ngân hàng, là cầu nối giữa ngân hàng với khách hàng.