CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN
1.3 Những nghiên cứu về hoạt tính sinh học cây cà phê
Một số nghiên cứu chỉ ra rằng hợp chất alkaloid (caffeine và trigonelline), diterpene (cafestol và kahweol) và một số hợp chất chuyển hóa thứ cấp khác có trong cà phê chống lại các bệnh như oxy hóa, tiểu đường loại 2, ung thư, tổn thương gan, trầm cảm, rối loạn thần kinh và tim mạch,...
Hoạt tính chống lại thối hóa não và hệ thống thần kinh
Caffeine là một chất kích thích hệ thần kinh trung ương làm giảm mệt mỏi và buồn ngủ. Nó hoạt động bằng cách ngăn chặn tác dụng của adenosine (một chất dẫn truyền thần kinh cảm thấy mệt mỏi) và làm tăng hoạt động các chất dẫn truyền thần kinh dopamine, norepinephrine trong não và tăng nồng độ adrenaline trong máu [16]. Sự kết hợp này kích thích não bộ và thúc đẩy trạng thái tỉnh táo và tập trung.
Các nhà nghiên cứu đã tiết lộ rằng uống cà phê có thể giúp giảm nguy cơ rối loạn thối hóa thần kinh. Một số dữ liệu từ các nghiên cứu thực nghiệm đã đưa ra giả thuyết cho rằng caffeine, chlorogenic acid hoặc sự kết hợp của chúng có thể chống lại sự suy giảm nhận thức hoặc các đặc điểm sinh học của bệnh Alzheimer trong hệ thống thần kinh trung ương [17, 18]. Các kết quả thu được các nghiên cứu và điều tra ở nam giới cho thấy rằng tiêu thụ cà phê có thể chống lại nguy cơ mắc bệnh Parkinson. Theo Ascherio và các cộng sự, mỗi ngày uống 1-3 ly cà phê có thể giảm nguy cơ mắc bệnh Parkinson với rủi ro thấp nhất. [19]
Hoạt tính chống ung thư
Một số nghiên cứu của P. Nawrot và cộng sự về đề tài “Ảnh hưởng của caffeine đối với sức khỏe con người” cho thấy cà phê, và đặc biệt là caffeine, có thể làm giảm nguy cơ ung thư đại trực tràng và ung thư vú, cũng như ung thư tuyến tiền liệt, buồng trứng, tụy, thận [20, 21]. Theo kinh nghiệm lâm sàng chỉ ra rằng caffeine có khả năng ức chế, chữa tổn thương DNA trong tế bào ung thư, làm tăng giá trị của việc sử dụng hóa trị liệu trong tế bào sarcoma (một loại ung thư bắt đầu trong các mô như xương hoặc cơ) và tế bào khối u nhỏ [22, 23, 24].
Hoạt tính đối với các bệnh về gan
Một số nghiên cứu cho thấy tiêu thụ cà phê càng nhiều thì nguy cơ mắc bệnh xơ gan càng thấp. Tuy vậy, khơng thể chứng minh rằng cà phê có vai trị ngăn ngừa tổn thương gan. Các mơ hình động vật và nghiên cứu nuôi cấy tế bào chỉ ra rằng
14 cafestol và kahweol có thể hoạt động như các tác nhân ngăn chặn bằng cách điều chỉnh nhiều enzyme có khả năng ngăn ung thư gan. [25]
Hoạt tính chống bệnh tiểu đường
Một số nghiên cứu quan sát cho thấy những người uống cà phê mỗi ngày có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 thấp hơn nhiều so với những người không uống hoặc uống ít hơn [26]. Theo một đánh giá lớn có 18 nghiên cứu trong tổng số 457.922 người tham gia, kết quả cho thấy người uống cà phê một tách mỗi ngày có thể giảm 7% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 [27]. Các thí nghiệm sử dụng trigonelline cho chuột mắc bệnh tiểu đường cho thấy chuột sống lâu hơn và giảm tổn thương nội tạng liên quan đến bệnh tiểu đường [28, 29].
Hoạt tính chống oxy hóa
Dihydrocaffeic acid và quinic acid trong cà phê có khả năng chống oxy hóa, ngăn chặn q trình lão hóa [30]. Hạt cà phê rang thể hiện tính chống oxy hóa cao hơn hạt khơng rang do polyphenolic tự nhiên chuyển thành hỗn hợp phức tạp của các sản phẩm phản ứng Maillard giữa một đường khử và amino acid trong quá trình rang [31].
Các hoạt tính khác
Caffeine có tác dụng giảm cân, ngăn chặn béo phì bằng cách kìm hãm sự thèm ăn và kích thích sinh nhiệt đốt cháy chất béo và tăng q trình trao đổi chất [32]. Do đó, các sản phẩm giảm cân thương mại thường chứa caffeine.
Trigonelline có thể ức chế sự phát triển của Streptococcus mutans, một loại vi khuẩn có liên quan chặt chẽ với sự phát triển sâu răng ở người [33].
15