1.3.6 .Cơ sở xây dựng tiêu chí đánh giá chất lượng dịch vụ hành chính cơng
2.2. Thực trạng hoạt động của cơ quan hành chính tại phường Văn Đẩu
Chính quyền địa phương ở phường là cấp chính quyền địa phương gồm có Hội đồng nhân dân (HĐND) phường và Ủy ban nhân dân (UBND) phường.
Bảng 2.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy hành chính của Phường
STT Khối Chức danh CBNV Số lượng
(người/phịng/ban) 1 Bí thư kiêm chủ tịch HDND 01 2 Phó bí thư đảng ủy 01 3 Khối Đảng ủy Chủ tịch UBND 01 4 Chủ tịch UBND 01
5 Ủy ban nhân dân Phó chủ tịch UBND 02
6 Chủ tịch HĐND 01
7
Khối chính
quyền Hội đồng nhân dân
Phó Chủ tịch HĐND 01
8 Hội liên hiệp phụ nữ Công chức 01
9 Hội cựu chiến binh Cơng chức 01
10 Đồn thanh niên Cơng chức 01
11 Hội nơng dân Cơng chức 01
12
Khối mặt trận đồn thể
Ủy ban mặt trận tổ quốc
VN Cơng chức 01
13 Phịng kế tốn Cơng chức 02
14 Phịng tư pháp Cơng chức 01
15 Phịng địa chính Cơng chức 02
16 Ban văn hóa thể thao Công chức 01
17 Ban công an Trưởng công an, Phó
cơng an 01 18 Các phịng ban chun mơn
Ban chỉ huy quân sự Trưởng ban, phó ban 01
19 Ban dân vận Công chức 01
2.3.1.1 Hội đồng nhân dân phường a. Tổ chức hội đồng nhân dân Phường
HĐND giữ vai trò là cơ cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân. Hội đồng nhân dân với 02 chức năng chính là quyết định và giám sát. Hai chức năng này bổ trợ cho nhau, giúp cho hoạt động của HĐND hiệu quả hơn.
Thành phần cán bộ gồm các đại biểu Hội đồng nhân dân do cử tri ở phường bầu ra. Tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân Phường có 16 đại biểu theo nguyên tắc từ bốn nghìn dân trở xuống được bầu hai mươi lăm đại biểu, nhưng tổng số không quá ba mươi lăm đại biểu.
Thường trực Hội đồng nhân dân phường gồm 01 Chủ tịch Hội đồng nhân dân, 01 Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân. Phó chủ tịch Hội đồng nhân dân phường là đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách.
Hội đồng nhân dân phường thành lập Ban pháp chế, Ban kinh tế - phường. Các ban của Hội đồng nhân dân phường gồm có 01 Trưởng ban, 01 Phó trưởng ban và 02 ủy viên. Số lượng Ủy viên của các Ban của Hội đồng nhân dân phường do Hội đồng nhân dân phường quyết định.
b. Chức năng và thẩm quyền của HĐND phường
HĐND phường có 02 chức năng chính là chức năng giám sát và chức năng quyết định. Hiện tại, HĐND đã và đang thực hiện được một số chức năng sau theo quy định của pháp luật, gồm:
1. Ban hành nghị quyết về những vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân phường.
2. Quyết định biện pháp bảo đảm trật tự, an toàn phường hội, đấu tranh, phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác, phòng, chống quan liêu, tham nhũng trong phạm vi được phân quyền; biện pháp bảo vệ tài sản của cơ quan, tổ chức, bảo hộ tính mạng, tự do, danh dự, nhân phẩm, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của công dân trên địa bàn phường.
3. Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Trưởng ban, phó Trưởng ban của Hội đồng nhân dân phường; bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân và các Ủy viên Ủy ban nhân dân phường.
4. Quyết định dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn; dự toán thu, chi ngân sách phường; điều chỉnh dự toán ngân sách phường trong trường hợp cần thiết; phê chuẩn quyết toán ngân sách phường. Quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án của phường trong phạm vi được phân quyền.
5. Giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phương, việc thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân; giám sát hoạt động của Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cùng cấp, ban của Hội đồng nhân dân cấp mình; giám sát văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân cùng cấp.
6. Lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Hội đồng nhân dân phường bầu theo quy định tại Điều 88 và Điều 89 của Luật này.
7. Bãi nhiệm đại biểu Hội đồng nhân dân phường và chấp nhận việc đại biểu Hội đồng nhân dân xin thôi làm nhiệm vụ đại biểu.
8. Bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản trái pháp luật của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường.
Hoạt động của HĐND phường được thể hiện qua 03 hình thức:
-Hoạt động tập thể của Hội đồng nhân dân tại kỳ họp HĐND là hoạt động chủ yếu, thường thì họp mỗi năm 2 kỳ.
- Trong trường hợp cần thiết, theo yêu cầu của UBND hoặc ít nhất 1/3 đại biểu HĐND yêu cầu thì Chủ tịch HĐND phường quyết định triệu tập kỳ họp bất thường.
-Hoạt động của Thường trực HĐND.
2.2.1.2. Ủy ban nhân dân phường
Ủy ban nhân dân phường gồm có 01 Chủ tịch, 02 Phó Chủ tịch, 01 Ủy viên phụ trách quân sự, 01 Ủy viên phụ trách cơng an.
Cơ cấu gồm 05 đồn thể là Hội cựu chiến binh; Hội liên hiệp phụ nữ; Hội nông dân; Đoàn thanh niên; Ủy ban mặt trận tổ quốc Việt Nam; 06 phòng ban chuyên môn gồm Ban chỉ huy quân sự; Công an phường; Ban văn hóa thể thao; Phịng địa chính; Phịng tư pháp; Phịng kế tốn và khối ban Đảng gồm Ban dân vận; Ban thanh tra; văn phòng Đảng ủy.
2.2.2. Các dịch vụ hành chính cơng cung cấp cho người dân.
1. Ban hành các và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch, quyết định, chỉ thị về công tác tư pháp ở cấp phường; theo dõi, kiểm tra tình hình thực hiện sau khi được cấp có thẩm quyền quyết định hoặc phê duyệt.
2. Tổ chức lấy ý kiến nhân dân về các dự án luật, pháp lệnh theo hướng dẫn của Ủy ban nhân dân cấp huyện và cơ quan Tư pháp cấp trên.
3. Tổ chức thực hiện việc tự kiểm tra các quyết định, chỉ thị do Ủy ban nhân cấp phường ban hành; rà soát văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp phường ban hành; chỉ đạo, hướng dẫn việc xây dựng quy ước, hương ước khu phố, tổ dân phố phù hợp với quy định pháp luật hiện hành.
4. Theo dõi, báo cáo tình hình thi hành văn bản quy phạm pháp luật, phát hiện, đề xuất biện pháp giải quyết những khó khăn vướng mắc trong thi hành văn bản quy phạm pháp luật ở cấp phường với Phòng Tư pháp cấp quận.
5. Tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật; quản lý, khai thác, sử dụng Tủ sách pháp luật ở cấp trên.
6. Tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về tổ chức và hoạt động hòa giải ở cơ sở, bồi dưỡng, cung cấp tài liệu nghiệp vụ cho tổ viên Tổ hòa giải trên địa bàn theo hướng dẫn của cơ quan cơ quan tư pháp cấp trên.
7. Thực hiện việc đăng ký, đăng ký lại việc sinh, tử, kết hôn, nhận nuôi con nuôi; thay đổi, cải cách hộ tịch cho người dưới 14 tuổi và bổ sung hộ tịch cho mọi trường hợp không phân biệt độ tuổi; đăng ký khai sinh, khai tử quá hạn theo quy định của pháp luật; quản lý, sử dụng các loại sổ hộ tịch, biểu mẫu hộ tịch theo quy định của Bộ Tư phấp; lưu trữ sổ hộ tịch, giấy tờ hộ tịch; cấp bản sao giấy tờ hộ tịch từ sổ hộ tịch.
8. Thực hiện một số việc về quốc tịch thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
9. Thực hiện cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính các giấy tờ, văn bản bằng tiếng Việt; chứng thực chữ ký trong các mẫu giấy tờ, văn bản bằng tiếng Việt; chứng thực các việc khác theo quy định của pháp luật.
10. Phối hợp với cơ quan thi hành án trong thi hành án dân sự trên địa bàn theo quy định của pháp luật.
11. Báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình thực hiện nhiệm vụ quản lý công tác tư pháp được giao với Ủy ban nhân dân cấp quận và Phòng Tư pháp.
12. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Ủy ban nhân dân cấp quận giao.