Tác động do ô nhiễm môi trƣờng đất.

Một phần của tài liệu f4e237a8e888fb2dBao_cao_HTMT_tinh_Nam_Dinh_gd_2016-2020_20201103030906300300 (Trang 157 - 158)

- Tác động đến môi trường khơng khí:

f. Xâm nhập mặn:

9.1.3. Tác động do ô nhiễm môi trƣờng đất.

Trong những năm gần đây, nền kinh tế của tỉnh Nam Định đã có những bước phát triển, đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao. Trong lĩnh vực sản xuất nơng nghiệp đạt năng suất cao góp phần tăng thu nhập kinh tế của hộ dân cư trong vùng. Lĩnh vực sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đang ngày càng được mở rộng với quy mô lớn và hiện đại hơn. Cùng với sự phát triển kinh tế của địa phương, kéo theo nó là tình trạng phát sinh nước thải, chất thải, khí thải, hóa chất bảo vệ thực vật gây ơ nhiễm môi trường đất. Môi trường đất bị ô nhiễm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người thông qua tiếp xúc trực tiếp với đất hoặc qua đường hô hấp do sự bốc hơi của chất gây ơ nhiễm có trong đất.

Theo kết quả quan trắc mơi trường đất từ năm 2015 – 2019, cho thấy đã xuất hiện dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật trong đất nhưng dưới ngưỡng giá trị cho phép của QCVN 15:2008/BTNMT (thông số DDT, Haxaconazole), một số kim loại nặng như: Cu, Pb, Zn trong mẫu đất tại các CCN làng nghề cơ khí, tái chế kim loại cao hơn so với các khu vực khác nhưng vẫn nằm trong quy chuẩn cho phép.

Bên cạnh đó thì việc sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật, phân hóa học khơng hợp lý sẽ tích lũy các hóa chất độc hại gây ơ nhiễm mơi trường đất. Theo thống kê của Sở Nông

nghiệp & Phát triển Nông thơn tỉnh Nam Định, tồn tỉnh hiện có 1.686 cơ sở buôn bán thuốc BVTV. Hàng năm trên địa bàn tỉnh trung bình sử dụng từ 250 tấn – 490 tấn thuốc bảo vệ thực vật; từ 180.000 tấn – 191.000 tấn phân bón; từ 40 tấn -62 tấn thuốc diệt cỏ

[5]. Các loại hóa chất độc hại, có khả năng tồn lưu lâu trong đất gây ảnh hưởng tới môi

trường đất sau đó ảnh hưởng đến sản phẩm nơng nghiệp và con người.

Khi người dân bón nhiều phân hóa học thuộc nhóm chua sinh lý ((NH4)2SO4, super photphat… gây tồn dư acid, làm chua đất xuất hiện nhiều độc tố đối với cây trồng như : Al3+, Mn2+, Fe3+; làm giảm hoạt tính sinh học của đất. Bón nhiều phân đạm vào thời kỳ muộn cho rau quả, đã làm tăng đáng kể hàm lượng NO3- trong sản phẩm gây ảnh hưởng đến sức khoẻ con người.

Một phần của tài liệu f4e237a8e888fb2dBao_cao_HTMT_tinh_Nam_Dinh_gd_2016-2020_20201103030906300300 (Trang 157 - 158)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(198 trang)
w