Nhận xét về thực trạng khai thác nguyên du lịch tỉnh Phú Yên

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp ngành văn hóa du lịch thực trạng và giải pháp khai thác hiệu quả tài nguyên du lịch tỉnh phú yên (Trang 48 - 52)

Hiện nay thực trạng khai thác tài nguyên du lịch tỉnh Phú n có chuyển biến tích cực như: đã hình thành được các tuyến, điểm du lịch nội tỉnh; một số điểm tài nguyên du lịch đã được đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kĩ, cơ sơ hạ tầng phục vụ du lịch. Nhưng bên cạnh đó, tài nguyên du lịch Phú Yên chưa được khai thác một cách hiệu quả về mặt kinh tế và môi trường.

➢ Về mặt kinh tế:

Theo thống kê của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Phú n, thì tính đến tháng 5 năm 2010 Phú Yên có 25 điểm tài nguyên, trong tổng số 32 điểm tài nguyên là điểm tham quan. Hình thức khai thác hầu hết là hình thức

“thơ”, tức là tại các điểm tài nguyên du lịch chưa đầu tư xây dựng cơ vật chất kĩ thuật, cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch như: nhà vệ sinh, nhà tắm nước ngọt (tại các bãi tắm), các nhà trưng bày hiện vật (tại các di tích lịch sử), các tuyến đường dẫn đến các điểm tài nguyên du lịch khó khăn.

Sản phẩm du lịch ở tỉnh Phú Yên chưa phong phú, chưa đa dạng, lại trùng lắp với các tỉnh (thành phố) khác trong khu vực Nam Trung Bộ như: trong các chương trình du lịch đến Phú Yên phần nhiều là loại hình du lịch nghỉ dưỡng biển.

Tất cả những điều đó dẫn đến lượng khách du lịch thuần túy đến với các điểm tài nguyên không nhiều. Theo thống kê của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Yên thì khách du lịch thuần túy là 50 200 lượt khách trong tổng số 280 000 lượt khách du lịch (năm 2009). Doanh thu lữ hành thấp, sau đây là bảng tổng hợp doanh thu từ du lịch Phú Yên giai đoạn 2005 – 2009 Bảng 2.1. Tổng hợp doanh thu từ du lịch Phú Yên giai đoạn 2005 – 2009.

Đơn vị tính: Triệu đồng.

(Nguồn: Sở Văn hố, Thể thao và Du lịch Phú Yên)

Từ bảng tổng hợp trên, có thể thấy rằng doanh thu giữa các lĩnh vực có sự chênh lệch khá lớn cụ thể là: kinh doanh lữ hành luôn chiếm tỉ lệ thấp so Năm

Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 2009

Lữ hành 286 456 744 1.133 2.800

Lưu trú 5.739 8.061 10.153 21.178 42.000

Ăn uống 12.084 20.310 33.267 56.542 77.000

Vui chơi giải trí 1.360 1.317 2.203 8.288 9.000

Dịch vụ khác 1.031 2.012 1.077 2.957 10.200

với các loại hình kinh doanh khác. Năm 2005, kinh doanh lữ hành chỉ đạt được 286 triệu đồng trong tổng số 20,5 tỉ đồng chiếm 1,4% trong tổng doanh thu từ du lịch; đến năm 2009, kinh doanh lữ hành đạt 2.8 tỉ đồng, trong tổng số 141 tỉ đồng, chiếm 2% tổng doanh thu du lịch. Như vậy doanh thu từ lữ hành giai đoạn 2005 – 2009 có tăng nhưng chiếm tỉ trọng nhỏ trong doanh thu từ du lịch.

Tóm lại, lượng khách du lịch thuần túy và doanh thu từ lữ hành của tỉnh Phú Yên thấp. Điều này cho thấy thực trạng khai thác tài nguyên du lịch Phú Yên chưa đạt hiệu quả về kinh tế.

➢ Về mặt môi trường

Hiện nay hầu hết các điểm tài nguyên du lịch ở Phú Yên được khai thác phục vụ mục đích du lịch mà chưa được đầu tư xây dựng nhà vệ sinh, chỗ được rác thải sinh hoạt. Điều này được minh chứng qua điểm du lịch nổi tiếng ở gành Đá Dĩa, Vực Phun, tháp Nhạn, bãi Mơn tại đây khơng có nhà vệ sinh công cộng, nơi đựng rác sinh hoạt cho du khách. Như vậy du khách sẽ “phóng uế”, vức rác bừa bãi khắp mọi nơi làm ô nhiễm môi trường tại các điểm du lịch .

Mặt khác do nhu cầu muốn thưởng thức món sị huyết Ơ Loan nổi tiếng của du khách khi đến Phú Yên cho nên người dân ở đây đã đánh bắt hải sản tận thu, tận diệt trên đầm Ô Loan bằng soi điện, lưới điện, lưới ba màn...và hậu quả là cua huỳnh đế đã giảm 70%, sò huyết giảm 95%, cá mối vạch giảm 60% và nhiều loại cá nổi, cá đáy cũng giảm nhiều (theo thống kê của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Phú Yên). Môi trường sinh thái ở đầm Ô Loan – một danh thắng cấp Quốc gia đang bị suy thối nghiêm trọng.

Tóm lại, các điểm tài nguyên đang bị đe dọa bởi rác thải sinh hoạt của khách du lịch, các nguồn tài nguyên thủy sản tại các đầm, vịnh đang bị người dân địa phương khai thác quá mức để phục vụ du khách. Chính điều này đã

thể hiện thực trạng khai thác nguyên du lịch ở tỉnh Phú Yên chưa đạt hiệu quả về mặt môi trường.

Tiểu kết chương 2

Chương này đã nêu lên hiện trạng tài nguyên du lịch của tỉnh Phú Yên bao gồm tài nguyên tự nhiên với cảnh quan quan địa hình, tài nguyên biển, tài nguyên sơng hồ, thác, nước khống và tài nguyên nhân văn với các di tích lịch sử văn hóa, di tích khảo cổ, lễ hội, làng nghề thủ công truyền thống, các cơng trình kinh tế. Dựa vào tài nguyên du lịch sẵn có của tỉnh, khóa luận đi sâu vào phân tích, làm rõ thực trạng khai thác tài nguyên du lịch tỉnh Phú Yên trên các mặt như: tuyến điểm du lịch đã hình thành, sản phẩm du lịch, hình thức khai thác tài nguyên du lịch, và rút ra kết luận là nguồn tài nguyên du lịch ở tỉnh Phú Yên chưa được khai thác hiệu quả về mặt kinh tế và môi trường.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp ngành văn hóa du lịch thực trạng và giải pháp khai thác hiệu quả tài nguyên du lịch tỉnh phú yên (Trang 48 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)