Tạo động lực lao động

Một phần của tài liệu Luận văn nâng cao chất lượng đội ngũ công chức cấp xã huyện đông anh, thành phố hà nội (Trang 74 - 76)

1.3.8 .Đánh giá đội ngũ công chức

2.2. Thực trạng hoạt động nâng cao chất lượng đội ngũ công chức cấp xã huyện

2.2.6. Tạo động lực lao động

Qua kết quả thu được, có thể rút ra được nhận xét ban đầu là động lực làm việc của công chức xã hiện nay không cao, về cơ bản họ khơng hài lịng về các chính sách tạo động lực hiện hành. Các chính sách hiện hành chưa thực sự khuyến khích, động viên, tạo động lực thúc đẩy công chức cấp xã nỗ lực làm việc, hồn thành tốt nhiệm vụ, cơng việc được giao. Cụ thể như sau:

- Chính sách bố trí sử dụng chưa thực sự tao sự thúc đẩy, khuyến khích cơng chức xã nỗ lực làm việc, phát huy tốt trình độ chuyên môn được đào tạo cũng như năng lực sở trường trong quá trình hoạt động, công tác. Chức năng nhiệm vụ của công chức xã hiện nay chủ yếu là triển khai thực

hiện các yêu cầu nhiệm vụ của cấp trên, cơng việc phần lớn cịn mang tính sự vụ hành chính, tính thách thức trong cơng việc khơng cao nên dẫn đến cơng chức cịn thiếu sự chủ động, sáng tạo, không tạo được sự hăng say trong công việc. Thêm vào đó, cơ hội phát triển của cơng chức xã còn bị hạn chế. Theo quy định hiện hành, công chức cấp xã chưa được thi nâng ngạch lên chuyên viên chính hoặc chuyên viên cao cấp, chưa có sự liên thơng giữa công chức cấp xã và cấp trên. Điều này cũng có tác động khơng tốt tới động lực làm việc của cơng chức xã trong q trình làm việc.

- Chính sách khen thưởng cịn nhiều tồn tại, hạn chế: Thời điểm thực hiện công tác khen thưởng chưa kịp thời. Phần lớn các xã tiến hành xem xét, đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ và tổ chức thực hiện việc khen thưởng mỗi năm một lần vào cuối năm. Rất ít xã xem xét, đánh giá mức độ hồn thành cơng việc hàng tháng, hàng q hoặc sau khi kết thúc một công việc để tổ chức khen thưởng động viên công chức kịp thời. Việc xem xét khen thưởng chưa căn cứ nhiều vào hiệu quả và thành tích cơng tác của cơng chức. Giá trị các phần thưởng chưa tương xứng với kết quả và thành tích cơng tác của cơng chức do ngân sách cấp xã còn hạn hẹp.

- Việc tạo điều kiện, mơi trường làm việc cấp xã cũng đang cịn nhiều hạn chế, chưa tạo được điều kiện, môi trường thuận lợi để công chức thực hiện tốt nhiệm vụ. Trụ sở làm việc, trang thiết bị, phương tiện làm việc của công chức cấp xã cịn nhiều khó khăn, thiếu thốn, chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Hệ thống các quy chế, quy định về tổ chức và hoạt động của các cơ quan, tổ chức trong bộ máy chính quyền cấp xã chưa được xây dựng đồng bộ và hợp lý. Đáng chú ý là các quy định về kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện cơng việc của cơng chức chưa cụ thể, rõ ràng, hiệu quả khơng cao.

2.2.7. Phân tích cơng việc

Luật cán bộ, công chức năm 2008 và Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ quy định cụ thể 7 chức danh công chức cấp xã. Với mỗi vị trí đã có các quy định tương đối cụ thể về tiêu chuẩn chức danh, là cơ sở để tạo nguồn, tuyển dụng, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng và giải quyết chế độ, chính sách đối với đội ngũ công chức cấp xã. Đây là bước tiến quan trọng hướng tới chuyên nghiệp hóa, hiện đại hóa đội ngũ cơng chức xã, góp phần trực tiếp nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy nhà nước. Tuy nhiên, tiêu chuẩn chức danh hiện nay đã bộc lộ nhiều bất hợp lý, nhiều điểm khơng cịn phù hợp với thực tiễn của các khu vực, vùng miền khác nhau trong cả nước; nặng về định tính, thiếu các tiêu chuẩn định lượng. Do đó, việc cần thiết hiện nay là phải hồn thiện cơng tác phân tích cơng việc, xác định vị trí việc làm và xây dựng khung năng lực đối với các vị trí chức danh, coi đây là công cụ quan trọng nhất trong quản lý công chức xã.

Một phần của tài liệu Luận văn nâng cao chất lượng đội ngũ công chức cấp xã huyện đông anh, thành phố hà nội (Trang 74 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)