- GV hướng dẫn HS làm bài tậ p tự học ở nhà: Kể lại chuyện cổ tích “Tấm
2.3.2. Rút kinh nghiệm sau dạy học
Sau khi tổ chức dạy học, mỗi GV cần tự rút ra những kinh nghiệm, những bài học để nâng dần hiệu quả dạy học nói và nghe ở lần lên lớp tiếp theo.
Hiện nay, một trong những hình thức đánh giá chất lượng dạy học của GV đang được các nhà nghiên cứu GD rất quan tâm là tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng. Tự đánh giá là GV dựa vào những tiêu chí, yêu cầu cần đạt để đo xem mức độ thực hiện hoạt động dạy của mình đang ở thang bảng nào. Đánh
giá đồng đẳng là GV trong tổ nhóm dựa vào các bộ cơng cụ, các qui định, các tiêu chí cụ thể trong “chuẩn nghề nghiệp giáo viên” để đánh giá lẫn nhau. Như thế, đối với GV Ngữ văn, việc sử dụng các tiêu chí cụ thể để tự đánh giá kết quả thực hiện giờ dạy nói và nghe trong mơn Ngữ văn lớp 6 là hồn tồn có thể thực hiện được. Mục đích của việc đánh giá này là GV sử dụng kết quả đánh giá để rút ra những kinh nghiệm hữu ích cho mình, nhằm thực hiện giờ dạy sau tốt hơn.
Chẳng hạn, thang đo với các tiêu chí sau đây, sẽ giúp GV tự đánh giá năng lực thực hiện giờ dạy nói và nghe của bản thân theo mơ hình lớp học đảo ngược và tự rút kinh nghiệm cho bản thân:
Nội dung Mụ c Tiêu chí Đạt Khơng Đạt 1. Việc chuẩn bị kế hoạch bài dạy, vi- deo bài giảng và việc chia sẽ tài liệu dạy học cho HS tự học 1 Mức độ phù hợp của chuỗi hoạt động học với mục tiêu, nội dung và phương pháp dạy học được sử dụng.
2
Mức độ rõ ràng của mục tiêu, nội dung, cách tổ chức và sản phẩm cần đạt được của mỗi nhiệm vụ học tập.
3
Mức độ phù hợp của thiết bị dạy học và học liệu được sử dụng để tổ chức các hoạt động học của học sinh.
4 Chất lượng vi deo và kĩ năng ứng dụng CNTT của GV
5
Việc chia sẻ video bài giảng, tư liệu học tập cho HS trước khi lên lớp.
4
Mức độ hợp lí của phương án kiểm tra, đánh giá trong quá trình tổ chức hoạt động học của học sinh.
2. Tổ chức hoạt động học tập cho học sinh khi lên lớp 1 Mức độ sinh động, hấp dẫn học sinh của Phương pháp và hình thức chuyển giao nhiệm vụ học tập.
2
Khả năng theo dõi, quan sát, phát hiện kịp thời những khó khăn của học sinh.
3
Mức độ phù hợp, hiệu quả của các biện pháp hỗ trợ và khuyến khích học sinh hợp tác, giúp đỡ nhau khi thực hiện nhiệm vụ học tập.
4
Khả năng tổng hợp, phân tích, đánh giá kết quả hoạt động và quá trình thảo luận của học sinh. 3. Hoạt động học tập trong giờ học của học sinh 1 Khả năng tiếp nhận và sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của tất cả học sinh trong lớp.
2 Mức độ tích cực, chủ động, sáng tạo, hợp tác của học sinh trong việc thực hiện các nhiệm vụ học tập.
3
Mức độ tham gia tích cực của học sinh trong trình bày, trao đổi, thảo luận về kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.
4
Mức độ đúng đắn, chính xác, phù hợp của các kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh.
GV sẽ lưu ý việc đạt, khơng đạt và chú thích lại những ưu điểm, hạn chế, những việc đã làm được cần phát huy và những việc làm chưa trọn vẹn để điều chỉnh, bổ sung nhằm đạt kết quả tốt hơn khi tổ chức dạy học nói và nghe ở các giờ học sau. Thực hiện tốt việc tự rút kinh nghiệm hoặc biết lắng nghe đồng nghiệp góp ý, rút kinh nghiệm, tay nghề của GV sẽ theo đó được nâng dần lên.
Tiểu kết chương 2
Trong chương 2 chúng tôi đã đề cập đến các yêu cầu cần đảm bảo để có thể tố chức dạy học nói và nghe cho HS theo MHLHĐN. Những yêu cầu này đều xuất phát từ cơ sở thực tiễn, phù hợp với bối cảnh đổi mới GD và nhằm mục đích góp phần làm phát triển phẩm chất và năng lực của HS.
Trên cơ sở quy trình tổ chức dạy học theo mơ hình lớp học đảo ngược, chúng tơi cũng xây dựng quy trình tổ chức dạy học nói và nghe với các bước cụ thể theo tiến trình 3 giai đoạn trước khi GV lên lớp, trong khi dạy trên lớp và sau khi dạy trên lớp. Mỗi giai đoạn đều có các bước với những gợi dẫn về các hoạt động cần làm, giúp GV dễ dàng triển khai dạy học hơn. Chúng tôi đã biên soạn một kịch bản dạy học nói và nghe bài Kể lại truyện dân gian, trên cơ sở đó xây dựng 01 video là Tài liệu giúp HS tự học ở nhà theo mơ hình lớp học đảo ngược để giúp các em hiểu được những yêu cầu, cách thức để thực hiện bài nói kể lại một truyện dân gian (truyền thuyết hoặc cổ tích) và có định hướng tập luyện thực hành. Những bài học được xây dựng vừa để minh họa cho cấu trúc một KHBD thiết kế theo MHLHĐN, vừa làm cơng cụ chuẩn bị cho q trình thực nghiệm ở chương 3. Sau khi GV thực hiện quy trình dạy học nói và nghe trong mơn Ngữ văn 6, họ cần rút kinh nghiệm để tự hoàn thiện và nâng cao năng lực nghề nghiệp bản thân. Nhằm giúp GV dễ dàng tự đánh giá để bổ sung, điều chỉnh những nội dung đã làm được và chưa làm được, chúng tôi xây dựng một bảng kiểm với các tiêu chí rõ ràng, hỗ trợ khâu tự đánh giá, tự rút kinh nghiệm của GV.
Như vậy, có thể nói, cơ sở lí luận và thực tiễn ở chương 1, quá trình tổ chức thực hiện dạy học nói và nghe theo MHLHĐN ở chương 2 chính là những tiền đề quan trọng để chúng tơi triển khai thực nghiệm ở chương 3.
CHƯƠNG 3