Khảo sát thực tiễn trước khi thực nghiệm

Một phần của tài liệu Luận văn dạy học theo mô hình đảo ngược (Trang 88 - 91)

- GV hướng dẫn HS làm bài tậ p tự học ở nhà: Kể lại chuyện cổ tích “Tấm

3.5.1. Khảo sát thực tiễn trước khi thực nghiệm

Trước khi tiến hành thực nghiệm, chúng tôi đã khảo sát đánh giá năng lực nói và nghe của 133 HS lớp 6 tại các trường THCS của Huyện Yên Dũng, Bắc Giang (trường THCS Tiến Dũng và trường THCS thị trấn Nham Biền số 2) khi kể lại truyện cổ tích “Thánh Gióng” theo tiêu chí đánh giá xây dựng ở phụ lục 3 và nhận được bảng kết quả như sau:

Nội dung đánh giá Mức độ Tốt Khá Trung bình Yếu SL % SL % SL % SL % Nói 12 9,0 27 20,3 50 37,59 44 33,1 Nghe 21 15,78 28 21,05 44 33,1 40 30,1

Nói nghe tương tác

17 12,8 27 20,3 29 21,8 60 45,11

Bảng kết quả kiểm tra năng lực nói và nghe của HS lớp 6 trường THCS Tiến Dũng và trường THCS thị trấn Nham Biền số 2 khi kể lại truyện cổ tích “Thánh Gióng”

Biểu đồ kết quả khảo sát thực trạng năng lực nói của học sinh

Biểu đồ kết quả khảo sát thực trạng năng lực nghe của học sinh

Biểu đồ kết quả khảo sát thực trạng năng lực nói nghe tương tác của học sinh

Kết quả chúng tôi thu được từ các hoạt động: nghe, nói, nói và nghe tương tác, cụ thể như sau:

Trong hoạt động nói, tổng số có 133 học sinh tham gia, chúng tôi nhận được phản hồi đủ 133 HS. Ở mức độ tốt, có 12 HS chiếm 9%. Đây là một số lượng không nhiều. Trong mức độ này, hầu như các em kể truyện Thánh Gióng một cách sinh động, biết kể các yếu tố hoang đường một cách li kì hấp dẫn để tăng tính hấp dẫn trong khi kể. Thu hút được sự chú ý của các bạn trong lớp. Ở mức độ 2, số lượng HS đạt mức khá là 27 HS chiếm 20,3 %. Biểu hiện của các bạn ở mức độ này là kể được truyện Thánh Gióng một cách sinh động, nhưng biết khai thác ý nghĩa của các yếu tố hoang đường, kì ảo, chưa thật sự kể hay như diễn những yếu tố nghệ thuật đặc sắc này. Mức trung bình và mức yếu chiếm tỉ lệ phần trăm lớn hơn hai mức đầu. Nếu như ở mức trung bình chiếm 37,59% thì ở mức yếu chiếm 33,1%. Ở mức trung bình hầu hết các em kể được truyện nhưng chỉ ở mức tái hiện lại đầy đủ những chi tiết chính trong truyện chứ chưa chưa thực sinh động, hấp dẫn. Ở mức yếu, HS chỉ nhớ và nói lại được vài chi tiết trong truyện, chưa kể được truyện.

Trong hoạt động nghe, tổng số 133 HS tham gia kiểm tra chúng tôi nhận về đầy đủ của cả 133 HS. Ở mức giỏi là 15,78%, mức khá 21,05%, mức trung bình 33,1 %, mức yếu chiếm 30,1%. Tỷ lệ HS đạt ở mức cáo nhất là trung bình và yếu.

Trong nói nghe tương tác, chúng tôi nhận lại được 133/133 HS tham gia và phản hồi. Trong đó, số lượng học sinh ở mức yếu chiếm đến 45,11%. Ở mức này, các em có Tham gia thảo luận nhóm nhưng khơng có sản phẩm. Khơng thực hiện được hoạt động nào. Hầu như các em ngồi im nghe các bạn hoặc có tương tác nhưng đúng trọng tâm, nhiệm vụ yêu cầu đưa ra. Sở dĩ có hiện tượng như vậy có thể do tâm lí ỷ lại, ngại giao tiếp và tương tác khi hoạt động thảo luận. Ở mức trung bình có 29 HS chiếm 21,8 %. So với các kĩ năng khác, ở mức này số HS đạt được thấp nhất. Phần đa số các em biết tham gia thảo luận trong nhóm nhỏ về một vấn đề thảo luận nhưng chưa biết đặt câu hỏi và đề xuất dựa trên các ý tưởng nội dung được trình bày trong quá trình thảo luận. Mức khá và tốt trong kĩ năng này thấp. Phần đa rơi vào những bạn trưởng nhóm, năng động, chủ động tương tác. Trong mức tốt, các em đã biết tham gia thảo luận trong nhóm về một vấn đề đã được đưa ra. HS đã biết đặt câu hỏi và trả lời, song chưa nêu được đề xuất dựa trên các ý tưởng được trình bày trong quá trình thảo luận. Mức tốt chiếm 12,8%. Họ đã biết tham gia thảo luận trong nhóm nhỏ về một vấn đề cần có giải pháp thống nhất, biết đặt câu hỏi và trả lời, biết nêu một vài đề xuất dựa trên các ý tưởng được trình bày trong quá trình thảo luận. Chủ yếu thành viên trong nhóm này là những trưởng nhóm, phó nhóm và thư kí của nhóm. Các em đã có sự chuẩn bị vấn đề kĩ trước khi thực hiện trao đổi thảo luận.

Một phần của tài liệu Luận văn dạy học theo mô hình đảo ngược (Trang 88 - 91)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(128 trang)
w