- GV hướng dẫn HS làm bài tậ p tự học ở nhà: Kể lại chuyện cổ tích “Tấm
3.6.2 Đánh giá kết quả
Kết quả của hai giờ dạy thực trên lớp thực nghiệm và đối chứng đã được thể hiện khá rõ ràng trong từng tiêu chí của hai bảng đánh giá 3.1.và 3.2 nêu trên.
Quá trình tiếp cận thực tiễn trường THCS Nham Biền để tiến hành thực nghiệm, chúng tôi nhận thấy GV dạy lớp thực nghiệm và đối chứng đều chuẩn bị tốt kế hoạch và tài liệu dạy học. Tuy nhiên, sự phân hóa bắt đầu từ bước 3 (chia sẻ bài giảng và hướng dẫn HS tự học). Ở khâu này, GV lớp thực nghiệm làm rất bài bản, công phu, hệ thống tư liệu, video bài giảng được chuẩn bị chỉn chu, cẩn thận. GV chia sẻ bài giảng, học sinh xem trước từ ở nhà và tự học nên trên lớp các em tự tin, chủ động trao đổi, thảo luận, thuyết trình bài nói diễn cảm, có chú ý đến ngơn ngữ hình thể (nét mặt, cử chỉ, ánh mắt). Giờ dạy của lớp thực nghiệm đạt 17,5 điểm, xếp loại giỏi, được người dự đánh giá là thú vị, lơi cuốn. Cịn lớp đối chứng, do GV chưa thực hiện tốt thao tác chia sẻ bài giảng (nhiều HS có ý kiến phản hồi ngay tại lớp rằng, các em chưa nhận được bài giảng cơ giáo gửi vì lỗi mạng, thiết bị cá nhân bị trục trặc, hoặc có xem nhưng khơng rõ nhiệm vụ) nên q trình thực hiện giờ dạy nói nghe chưa thực sự sơi nổi, cũng có một vài em chủ động phát biểu, song một số em khác lại rất lúng túng trong q trình nói. Và nhiều em chưa tập trung lắng nghe bài nói của bạn. Nhiều em cịn e ngại trong q trình làm việc nhóm và trình bày, báo cáo sản phẩm. Kết quả xếp loại giờ học đạt loại khá (15,5 điểm).
Về thực nghiệm kiểm tra năng lực nói và nghe của HS. Chúng tôi tiến hành phối hợp với GV tham gia thực nghiệm giao nhiệm vụ cho HS chuẩn bị bài nói ở nhà và tổ chức cho các em thực hành nói, nghe tại lớp, tổ chức đánh giá theo tiêu chí được xây dựng trên cơ sở yêu cầu cần đạt trong dạy nói và
nghe chương trình 2018 đối với lớp 6 và quan sát, ghi chép, thống kê số lượng, tỉ lệ đúng theo kế hoạch.
Chúng tôi nhận thấy, HS ở lớp thực nghiệm đã phát huy được tính tích cực, chủ động, và tự tin hơn trong q trình nói và nghe so với lớp đối chứng. Tỉ lệ HS đạt mức tốt và khá trong các nội dung nói, nghe, nói nghe tương tác ở lớp thực nghiệm về cơ bản đều cao hơn lớp đối chứng. Chẳng hạn ở nội dung “nghe”, mức khá, tốt lớp thực nghiệm chiếm 53,1 %. Trong khi đó, ở lớp đối chứng con số này chỉ là 37,4 %. Các nội dung “nói” và “nói nghe tương tác” cũng vậy, tỉ lệ khá, tốt, trung bình, đều có sự chệnh lệch nhất định so với lớp đối chứng. Tỉ lệ HS nói nghe chưa tốt, tương tác hạn chế ở lớp thực nghiệm đều ít hơn lớp đối chứng. Điều này cho thấy, việc sử dụng MHLHĐN đã giúp học sinh nói và nghe linh hoạt, chủ động hơn. Đây sẽ là tiền đề góp phần giúp các em giao tiếp hiệu quả trong cuộc sống hiện tại và sau này.
Như vậy, kết quả thực nghiệm minh chứng rằng, MHLHĐN có thể được triển khai tốt khi áp dụng dạy học nói và nghe trong mơn Ngữ văn cho HS lớp 6. Mơ hình này có thể phổ biến nhân rộng ở các cơ sở giáo dục trung học cơ sở để góp phần nâng cao chất lượng GD.
Tiểu kết chương 3
Để kiểm chứng giả thuyết khoa học và các đề xuất đã nêu ở các chương trước, đến chương 3, chúng tôi đã tiến hành thực nghiệm thực tiễn. Chúng tôi xác định mục đích cụ thể trước khi thực nghiệm. Khi tiến hành thực nghiệm, chúng tơi tổ chức các bước theo đúng quy trình dạy học của MHLHĐN và thu được những kết quả nhất định. Từ kết quả này, tác giả luận văn nhận thấy, MHLHĐN được GV và HS rất quan tâm. GV thực nghiệm được trang bị các tài liệu và hướng dẫn cách thức tổ chức dạy học nên tỏ ra rất hào hứng và say mê. Đây là hiệu ứng tích cực, mở ra sự nhân rộng việc áp dụng mơ hình này cho các tổ/nhóm chun mơn, thơng qua hoạt động sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học hoặc hướng dẫn đồng nghiệp của GV là tổ trưởng, nhóm trưởng.