Giải pháp cụ thể

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) TRẢ hồ sơ để điều TRA bổ SUNG TRONG GIAI đoạn xét xử sơ THẨM HÌNH sự từ THỰC TIỄN QUẬN THỦ đức, THÀNH PHỐ hồ CHÍ MINH (Trang 61 - 69)

3.2.1. Giải pháp hoàn thiện các quy định của pháp luật liên quan đến việc trả hồ sơ để điều tra bổ sung ở giai đoạn xét xử sơ thẩm hình sự.

Trong tiến trình cải cách tư pháp hiện nay, khi bàn về việc sửa đổi, bổ sung BLTTHS hiện hành, có những quan điểm khác nhau về chế định “Trả hồ sơ để điều tra bổ sung”.

Quan điểm thứ nhất: Cho rằng, cần bãi bỏ Điều 280 BLTTHS 2015

“quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung” vì luật đã trao vào tay Tòa án quyền xét xử và chức năng buộc tội vốn chỉ thuộc về Viện kiểm sát. Mặt khác, việc quy định cho Tồ án có thể trả hồ sơ để điều ra bổ sung theo Điều 280 BLTTHS 2015 là khơng mang tính khách quan, trái với ngun tắc suy đốn vô tội, không phù hợp với tinh thần xét xử theo nguyên tắc tranh tụng.

Quan điểm thứ hai: Cho rằng, các quy định của BLTTHS năm 2015 về

2015, hiện hành; Bên cạnh đó từ thực tiễn XXST các VAHS trong giai đoạn 2015-2020 không gặp khó khăn, vướng mắc về THSĐĐTBS, nên cần giữ nguyên Điều 280 BLTTHS năm 2015 “quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung”.

Quan điểm của học viên: Nghiêng về quan điểm thứ hai, bởi lẽ: Tuy

mỗi cơ quan THTT có chức năng, nhiệm vụ riêng được PL quy định cụ thể, rõ ràng, nhưng các cơ quan này đều có chung một nhiệm vụ là bảo vệ pháp chế XHCN. Nhiệm vụ chung quan trọng bậc nhất này đã gắn kết các cơ quan tiến THTT trong một hệ thống thống nhất dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước. Bên cạnh chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan THTT, việc phối hợp, hợp tác chặt chẽ với nhau trong quá trình giải quyết 1 VAHS là 1 địi hỏi khơng thể thiếu. Khơng thể nói chế định THSĐĐTBS được Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015, hiện hành quy định tại Điều 280, đã trao vào tay TANDN quyền buộc tội vì lý do: TAND có quyền yêu cầu VKSND, ĐTBS những chứng cứ quan trọng để xác định 1 tội phạm khác nặng hơn, xác định diện truy tố hoặc sửa chữa những vi phạm nghiêm trọng về TTTT. Đây là quan điểm của TAND sau khi nghiên cứu HSVA hoặc khi ban hành quyết định đã đưa VAHS ra XXST tại phiên tồ cơng khai. Quan điểm này của TAND có thể được VKSND chấp nhận nhưng cũng có thể khơng được VKSND chấp nhận. Các quan điểm đó trong q trình giải quyết vụ án khơng phải là sự buộc tội của TAND đối với người phạm tội vì nếu VKAND khơng chấp nhận thì TAND cũng khơng buộc tội theo quan điểm của TAND được. Bên cạnh đó, sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan THTT hoặc người THTT theo hướng dẫn tại Thông tư liên ngành 02 năm 2017 là biện pháp đảm bảo việc giải quyết VAHS được nhanh chóng, kịp thời, đúng người, đúng tội, đúng PL, đồng thời, cũng đảm bảo tính chế ước, sự hợp tác của các cơ quan THTT hình sự .

Mặc dù vậy qua thực tiễn ADPL, các quy định của PL liên quan đến việc THSĐĐTBS trong quá trình XXST các VAHS đã bộc lộ một số bất cập, hạn chế về thẩm quyền ra quyết định THSĐĐTBS; về căn cứ THSĐĐTBS; về số lần THSĐĐTBS và thời hạn ĐTBS như đã phân tích chương 2 của luận văn. Để khắc phục những hạn chế trên, nhằm nâng cao chất lượng áp dụng pháp luật trong việc trả hồ sơ để điều tra bổ sung ở giai đoạn xét xử sơ thẩm hình sự của Tịa án, cần hồn thiện các quy định của BLTTHS có liên quan đến hoạt động này theo hướng sau:

Về căn cứ trả hồ sơ để điều tra bổ sung:

Cần sửa đổi bổ sung Điểm b Khoản 1 Điều 280 BLTTHS 2015 theo hướng: Thay thế cụm từ “hành vi” thành cụm từ “tội phạm”. Điểm b Khoản 1 Điều 280 BLTTHS được sửa đổi, bổ sung sẽ có nội dung sau:

b) Có căn cứ cho rằng ngoài tội phạm mà VKSND đã truy tố, bị can còn thực hiện hành vi khác mà BLHS quy định là tội phạm

Ngoài ra, cần bổ sung trong BLTTHS quy định về một số trường hợp các cơ quan tiến hành tố tụng vận dụng để trả hồ sơ điều tra bổ sung (vì những lý do khác nằm ngồi căn cứ của Khoản 1 Điều 280 BLTTHS 2015)

nhưng thực chất chỉ là hoạt động chuyển, tách, nhập vụ án hoặc do VKS rút hồ sơ để xem xét lại căn cứ truy tố mà khơng có hoạt động điều tra bổ sung.

3.2.2. Giải pháp nâng cao năng lực, trình độ chun mơn, phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân.

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến cơng tác cán bộ vì "cán bộ là cái gốc của mọi công việc” [26, tr.269]..."Công việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém" [26, tr.273].

Việc Tịa án THSĐĐTBS trong q trình XXST các VAHS, thì chủ thể ADPL là TP và HTND. Tịa án ADPL với mục đích là để bảo vệ cơng lý,

mang lại sự cơng bằng, đảm bảo xã hội được ổn định và phát triển. Cho nên đòi hỏi TP, TKTA và HTND phải là người có trình độ chun mơn cao, kiến thức xã hội sâu, rộng, kỹ năng thuần thục, đạo đức nghề nghiệp trong sáng và phẩm chất chính trị vững vàng.

Với mục đích nâng cao chất lượng Thẩm phán và Thư ký tòa án đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp trong giai đoạn hiện nay, ln địi hỏi tiếp tục kiện tồn về tổ chức, tăng cường hơn nữa cơng tác xây dựng đội ngũ cán bộ, Thẩm phán ngành TAND trong sạch, vững vàng, theo lộ trình từng bước bổ sung đội ngũ Thẩm phán, Thư ký tịa án nói chung và Hội thẩm nhân dân nói riêng đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng. Cụ thể, phải thực hiện đồng bộ các nội dung sau:

- Về lực lượng TP và Thư ký tòa án đương chức, trước tiên cần kiểm tra trình độ mơn nghiệp vụ ngành Tịa án nhân dân nói chung và xét xử sơ thẩm vụ án hình sự nói riêng. Bên cạnh đó cũng cần phải quan tâm đến trình độ lý luận chính trị của đội ngũ Thẩm phan, Thư ký tịa án. Để qua đó rà sốt và xây dựng có kế hoạch, bố trí sắp xếp cơng tác chun mơn nghiệp, lĩnh vực thụ lý giải quyết các loại án (dân sự, hành chính và hình sự ...) phù hợp với sở trường công tác của từng cá nhân Thẩm phán và Thư ký tòa án. Đối với trường hợp TP, Thư ký tòa án còn hạn chế khả năng thụ lý giải quyết xét xử sơ thẩm vụ án hình sự thì phải ưu tiên, tìm giải pháp để đào tạo bồi dưỡng để nâng cao kiến thức nghiệp vụ xét xử án hình sự hoặc phải kiên quyết điều chuyển khâu công tác khác phù hợp hơn.

- Cần xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ Thẩm phán, Thư ký tịa án kế cận; Vì đội ngũ Thứ ký tịa án chính là nguồn của đội ngũ Thẩm phán trong tương lai. Trong đó phải đặc biên quan tâm đào tạo đội ngũ Thư ký tịa án và Thẩm tra viên vì đây chính nguồn là cán bộ trẻ của ngành Tòa

án, là lực lượng có trình độ chun mơn nghiệp vụ cũng như lý luận chính trị và tâm huyết với ngành Tịa án nói chung và nghề nghiệp xét xử sơ thẩm án hình sự nói riêng nhưng có đặc điểm là chưa có nhiều kinh nghiệm thực tiễn. Bên cạnh việc bồi dưỡng, đào tạo họ về chuyên môn nghiệp vụ (cử đi học tập, tập huấn thường xun, khuyến khích tham gia các khóa học tạo chuyên sâu về nghiệp vụ xét xử án hình sự cũng như đào tạo trình độ thạc sĩ luật và tiến sĩ luật học.

- Phải thường xuyên tổ chức tập huấn nâng cao trình độ nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ toà án, Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, cập nhật các văn bản hướng dẫn áp dụng pháp luật của các cơ quan tư pháp cấp trên, đặc biệt là các hướng dẫn về thủ tục tố tụng hình sự (như Nghị quyết của Hội đồng thẩm phán TAND tối cao, các Thông tư liên tịch của TAND tối cao, VKSND tối cao, Bộ Công an, Bộ Tư pháp...). Tiếp tục quán triệt những chủ trương, nhiệm vụ về cải cách tư pháp đã được đề ra trong các Nghị quyết số 08/NQ -TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị về “Một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới” và Nghị quyết số 49/NQ-TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về “Chiến lược cải cách tư pháp ...” và “Chiến lược cải cách tư pháp trong Tòa án nhân dân định hướng đến năm 2030” đã được cụ thể hoá trong mục tiêu, chương trình hành động của TAND Tối cao và Ban chỉ đạo cải cách tư pháp Thành phố Hồ Chí Minh.

- Phải nâng cao cơng tác giáo dục chính trị tư tưởng, tiêu chí hố lời huấn dạy của bác Hồ đối với ngành TAND, trong phải đặc biệt quan tâm đến việc phổ biến và qn triệt để cán bộ cơng chức ngành Tịa án nghiêm chỉnh chấp hành Bộ quy tắc đạo đức và ứng xử của Thẩm phán được quy định Quyết định số 87, ngày 04 tháng 7 năm 2018 của Hội đồng tuyển chọn, giám sát Thẩm phán Quốc gia, cụ thể như sau:

Về tính độc lập: “Xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật” vừa là yêu

cầu, vừa là nguyên tắc không thể thiếu của trong công tác XXST các VAHS, là chuẩn mực mà mỗi TP phải tuyệt đối tuân thủ khi thực hiện nhiệm vụ. Nguyên tắc này được ghi nhận ở các văn kiện, các cam kết quốc tế và ở tầm Hiến pháp của mỗi quốc gia.

Về sự liêm chính: Trong bài viết “Cần, kiệm, liêm, chính” vào tháng 6

năm 1949, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu rất súc tích và dễ hiểu về “liêm

chính” rằng: “Liêm là trong sạch, khơng tham lam”, “Chính có nghĩa là không tà, nghĩa là thẳng thắn, đứng đắn. Điều gì khơng thẳng thắn, đứng đắn tức là tà”.

Về Sự cơng bằng, bình đẳng: Cơng ước của Liên hợp quốc về các

quyền dân sự, chính trị năm 1966 khẳng định: “Mọi người đều bình đẳng

trước các Tịa án và cơ quan tài phán. Mọi người đều có quyền được xét xử công bằng, công khai…” (Điều 14). Ở nước ta, Hiến pháp năm 2013 quy

định: “Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật” (khoản 1 Điều 16), “Người

bị buộc tội phải được Tòa án xét xử kịp thời trong thời hạn luật định, công bằng, công khai…” (khoản 2 Điều 31).

Về sự vơ tư, khách quan: Trong tồn bộ tiến trình tố tụng, Hiến pháp và

luật trao duy nhất cho Tòa án quyền được nhân danh Nhà nước ra phán quyết đối với vụ việc. Phán quyết của Tòa án liên quan đến những giá trị xã hội cơ bản nhất, đến công lý, sự công bằng, lẽ phải. Trọng trách này đặt ra yêu cầu với mỗi Thẩm phán khi được phân cơng nhiệm vụ, tuyệt đối khơng được có nhu cầu nào khác ngoài nhu cầu làm sáng tỏ sự thật vụ án. Phải hết sức, hết lịng để tìm đến sự thật một cách chính xác nhất, khẩn trương nhất. Cơng tâm, vơ tư, khách quan phải trở thành những phẩm chất không thể thiếu của người

Thẩm phán. Bất cứ yếu tố nào ảnh hưởng đến tính cơng tâm, vơ tư, khách quan đều không thể chấp nhận và phải bị loại bỏ.

Về sự đúng mực: Hoạt động xét xử là hoạt động “với con người” và “vì con người” do đó địi hỏi TP phải hành xử một cách đúng mực, đúng PL, nhân

ái, tơn trọng con người. Phán quyết của Tịa án nhân danh quyền lực NN, vừa tạo ra chuẩn mực pháp lý, vừa tạo ra chuẩn mực đạo đức cho xã hội. Cho nên TP phải xem xét, đánh giá sự việc một cách cẩn trọng, đặt trong từng hoàn cảnh cụ thể trên nền tảng đạo đức xã hội để ra bản án thấu tình, đạt lý, nghiêm khắc nhưng cũng rất nhân văn.

Về sự tận tụy và không chậm trễ: Chọn làm nghề Thẩm phán là đã chọn

cho mình nghề nghiệp vinh quang nhưng đầy áp lực, vất vả. Vinh quang của người bảo vệ cơng lý, lẽ phải đó là lập lại sự cơng bằng trong xã hội, áp lực, vất vả bởi q trình đi tìm sự thật khơng hề dễ dàng. Đặc thù của hoạt động xét xử địi hỏi người Thẩm phán phải hết lịng vì nhiệm vụ, tận tụy với cơng việc, cống hiến hết mình cho cơng việc. Có tận tụy với cơng việc, Thẩm phán mới tích lũy và xây dựng được cho mình kỹ năng, phương pháp, kinh nghiệm giải quyết cơng việc một cách chính xác; mới đề xuất được các sáng kiến hữu ích; mới có thể nắm bắt được đầy đủ vụ án, phát hiện được những mâu thuẫn, chỉ ra được những vấn đề mấu chốt còn đang tiềm ẩn, dự kiến được những diễn biến có thể xảy ra tại phiên tịa để từ đó xây dựng kế hoạch tổ chức phiên tòa và thẩm vấn phù hợp.

- Về năng lực và sự chuyên cần: Công tác xét xử thời gian qua ghi nhận

những diễn biến ngày càng phức tạp của tình hình vi phạm, tội phạm. Số lượng các vụ án hình sự tăng qua các năm với quy mơ, tính chất, thủ đoạn ngày càng nguy hiểm. Xuất hiện nhiều vụ việc lợi dụng sự tiến bộ của khoa học công nghệ để phạm tội dẫn đến những hậu quả rất nghiêm trọng. Những

lĩnh vực vốn được quản lý chặt chẽ (như ngân hàng, tài chính, bảo hiểm…) nhưng cũng đã để xảy ra nhiều vụ án đặc biệt nghiêm trọng, số tiền thiệt hại lớn, nhiều người tham gia, thậm chí có những vụ án Tịa án đã phải triệu tập gần 700 người đến phiên tòa.

Như PGS.TS. NGUYỄN HỊA BÌNH - Bí thư Trung ương Đảng, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao đã từng nói: “Bằng tồn bộ cơng việc và

các hành vi ứng xử, ở bất cứ nơi nào và tại bất kỳ thời điểm nào, Thẩm phán đều phải soi vào các chuẩn mực của “Bộ quy tắc đạo đức và ứng xử của Thẩm phán” để có được niềm tin của cơng chúng vào sự thanh liêm, tài năng và đức độ của mình”.

Những phẩm chất nêu trên khơng phải tự nhiên có được, mà là kết quả của quá trình rèn luyện, tu dưỡng bền bỉ, lâu dài, trong đó yếu tố tự rèn luyện, tự trau dồi mang tính chất quyết định. Trọng trách của TP rất nặng nề, sứ mệnh của TP rất cao quý. Đảng, NN và nhân dân yêu cầu các TP phải thực hiện nhiệm vụ một cách vô tư, khách quan, thượng tơn PL, địi hỏi TP phải trở thành biểu tượng của đạo đức thanh liêm.

Do vậy theo học viên nhiệm vụ trọng tâm trước mắt của ngành Tịa án nói chung và Tịa án nhân dân quận Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng là phải triển khai, qn triệt tất các Thẩm phán, Thư ký tòa án và người lao động phải nghiêm túc thực hiện “Bộ quy tắc đạo đức và ứng xử của

Thẩm phán” , để mỗi Thẩm phán lấy đó làm tiêu chuẩn tự tu dưỡng, rèn

luyện, đề cao đạo đức nghề nghiệp, tăng cường liêm chính tư pháp; đồng thời để Nhà nước và xã hội có thể giám sát, đánh giá được năng lực và phẩm chất của Thẩm phán.

3.2.3. Giải pháp tăng cường công tác tổng kết, rút kinh nghiệm, tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan tiến hành tố tụng trong hoạt động trả hồ sơ để điều tra bổ sung ở giai đoạn xét xử sơ thẩm hình sự

- Việc tổng kết, rút kinh nghiệm nhằm nâng cao chất lượng XXST các VAHS và thống nhất ADPL là 1 trong những nhiệm vụ quan trọng của

TAND. Vì thơng qua cơng tác tổng kết, rút kinh nghiệm để tìm ra một số hạn chế, cũng như nguyên nhân nhân và giải pháp khắc phục những hạn chế đối với việc THSĐĐTBS. Ngoài việc tổng kết hàng năm, theo định kỳ (hàng tháng, hàng quý) cũng giúp TAND tự đánh giá, xác định số VAHS phải THSĐĐTBS. Trong đó, phải phân tích lý do THSĐĐTBS về chứng cứ, về

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) TRẢ hồ sơ để điều TRA bổ SUNG TRONG GIAI đoạn xét xử sơ THẨM HÌNH sự từ THỰC TIỄN QUẬN THỦ đức, THÀNH PHỐ hồ CHÍ MINH (Trang 61 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(82 trang)
w