Hiện trạng nghề nuôi cá chình tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng các hàm lượng protein khác nhau trong thức ăn công nghiệp lên sinh trưởng của cá chình bông (anguilla marmorata quoy gaimard, 1824) nuôi thương phẩm (cỡ 20 conkg) trong bể xi măng tại phú y (Trang 26 - 71)

II. Tình hình nghiên cứu cá chình trên Thế giới và Việt Nam

3. Hiện trạng nghề nuôi cá chình tại Việt Nam

Ở nước ta cá chình được phát hiện và xác định tên khoa học đầu tiên là loài cá chình Nhật Bản Anguilla japonica Temminsk et Schlegel,1846, bởi Chevey P và Lemasson J, năm 1937, nhưng về sau không phát hiện chúng nữa.

Cá chình được nghiên cứu từ những năm đầu thập kỉ 30 (thế kỷ 20) nhưng các công trình nghiên cứu chỉ dừng lại ở việc công bố thành phần loài, đặc điểm phân loại của chúng.

Năm 1974, Orsi đã xác định được 4 loài ở vùng biển Việt Nam đó là

A.elphinstonei, A.japonica. A.marmorata, A.bicolor pacifica. Đến năm 1975, một số công trình nghiên cứu khu hệ cá nước ngọt ở các tỉnh miền trung nước ta đã phát hiện. ( Nguyễn Thái Tự, 1979; Hoàng Đức Đạt và ctv,1981; Nguyễn Hữu

Dực, Mai Đình Yên,1994; Nguyễn Hữu Dực 1995; Nguyễn Thị Thu Hè, 2000;

Nguyễn Hữu Phụng, 2000). Đến nay, ở nước ta có các loài cá chình: Cá chình Nhật Bản (Anguilla japonica), cá chình Hoa (Anguilla marmorata), cá chình Nhọn (Anguilla malgumora), cá chình Mun (Anguilla bicolor)[6]. Loài cá chình Nhật Bản chỉ mới phát hiện lại ở Miền Trung với số lượng rất ít. Nhìn chung các loài cá chình (Anguilla) ở nước ta phân bố chủ yếu ở các vùng ven biển, cửa sông, các đầm, hồ, sông, suối nước ngọt từ Nghệ An Hà Tĩnh đến Bình Thuận, Bà Rịa – Vũng Tàu, Tây Nguyên (phần phía Đông liên hệ với các sông của các tỉnh Miền Trung) và Đảo Phú Quốc. Tuy nhiên, vùng có số lượng nhiều là các tỉnh từ Thừa Thiên Huế đến Phú Yên: Các loài cá chình Hoa, cá chình Nhọn, cá chình Mun có số lượng nhiều nhưng chưa có các nghiên cứu sâu về sinh học của các loài cá chình này.

Những năm gần đây, từ 1995 có một số nơi vớt giống tự nhiên về nuôi trong ao, bè, bước đầu đạt được kết quả. Đã có một số sách biên soạn hướng dẫn kỹ thuật ương cá giống, nuôi thương phẩm các loài cá chình như Ngô Trọng Lư, 1997, 2000. Các tài liệu này chủ yếu cũng dựa vào kỹ thuật nuôi cá chình của các tài liệu Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản. Có rất ít tài liệu công bố về nuôi thử nghiệm cá chình ở nước ta.

Năm 2003, Viện Nghiên Cứu Nuôi Trồng Thuỷ Sản III thực hiện đề tài “ Tìm hiểu nguồn lợi giống cá chình Anguilla tại huyện Tuy An - tỉnh Phú Yên và thử nghiệm nuôi thương phẩm trong ao và trong bể xi măng bằng một số loại thức ăn “. Kết quả thử nghiệm cho thấy cá có tỷ lệ sống chưa cao và tốc độ tăng trưởng tương đối chậm [2][3]. Vào các năm 2000- 2003, nghề nuôi cá chình đã được tiến hành ở một số địa phương nhưng chưa được theo dõi tổng kết.

Năm 2008, Trần Thị Thanh Nga thực hiện đề tài “Thử nghiệm nuôi tăng sản cá chình Bông (Anguilla marmorata Quoy & Gaimard, 1824) cỡ 0,1kg trong bể xi măng tại Phú Yên”. Kết quả thử nghiệm cho thấy cá chình hoạt động và phát triển tương đối tốt, ít bệnh trong thời nuôi thử nghiệm, tỷ lệ sống đạt được rất cao, tốc độ tăng trưởng tương đối tốt, tăng đều ở các tháng [17].

Như vậy, các nghiên cứu trong nước đã cung cấp thành phần loài của các loài cá chình ở nước ta, một số đặc điểm phân bố, một số nét về tình hình khai thác và nuôi cá chình ở một số địa phương. Những năm gần đây, do nhu cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu nên việc đánh bắt cá chình ở một số địa phương gia tăng và sử dụng nhiều cách đánh bắt có tính hủy diệt (châm điện, thuốc nổ) đang đe dọa nguồn lợi giống cá chình. Việc xây dựng các công trình thủy lợi, thủy điện ở các tỉnh Miền Trung cũng đang ảnh hưởng đến các quần thể cá chình.

4. Vài nét về nghề nuôi cá chình ở Phú Yên

Phú Yên là tỉnh ven biển Nam Trung Bộ với chiều dài bờ biển 189km, địa hình dốc mạnh từ Tây sang Đông, có hệ thống sông, suối dày đặc, mật độ 0,5km/km2, tổng chiều dài 2600 km, diện tích mặt nước có khả năng nuôi trồng thủy sản trung bình 10.000 ha, có khoảng 50 hồ tự nhiên và nhân tạo tổng diện tích gần 10.000 ha. Trong đó hồ chứa mặt nước lớn là hồ thủy điện Sông Hinh với diện tích khoảng 3.000 ha, hồ thủy điện sông Ba Hạ khoảng 5.466 ha. Các sông lớn thông với biển, vùng hạ lưu của sông tạo nên những vũng, vịnh, đầm. Các đặc điểm đó tạo cho tỉnh Phú Yên có nguồn lợi giống cá chình khá phong phú. Khoảng hơn một thập niên gần đây, nghề khai thác cá chình nói chung và giống cá chình nói riêng phát triển một cách tự phát do giá cả của cá chình khá cao trên thị trường. Về ngư cụ khai thác, ngoài ngư cụ khai thác thông thường, ngư dân còn sử dụng các hình thức mang tính hủy diệt: xung điện, hóa chất … để đánh bắt.

Từ năm 2001, Tỉnh Phú Yên đã nuôi cá chình qui mô hộ gia đình với hai loại hình là nuôi ao và nuôi lồng bè với một số lượng lớn trên sông Ba, hồ thủy điện Sông Hinh, sông Kỳ Lộ, sông Cái. Tổng số lồng nuôi năm 2001 là 431 lồng, hầu hết các lồng nuôi cá bị nhiễm bệnh, phổ biến là bệnh do ký sinh trùng (Báo

một số hộ gia đình tự nghiên cứu xây dựng bể xi măng có nước chảy tuần hoàn ở trong nhà để ương, nuôi cá chình, bước đầu đã mang lại kết quả khả quan.

Hiện nay phần lớn người nuôi đều sử dụng cá tạp như là nguồn thức ăn chính trong nuôi cá chình. Người nuôi thường đưa trực tiếp cá tạp tươi hoặc đã giảm chất lượng vào trong hệ thống nuôi. Điều này đã được ghi nhận là gây tác động xấu đến môi trường vùng nuôi và làm ảnh hưởng đến các loài cá nuôi. Ngoài ra nguồn cung cấp không ổn định và đang có xu hướng giảm nên nhiều Công ty và người nuôi dần chuyển sang sử dụng thức ăn tổng hợp. Chính vì thế việc nghiên cứu và phát triển thức ăn công nghiệp cho cá chình là cần thiết để làm giảm thiểu tác động xấu đến môi trường nuôi và góp phần thúc đẩy nhanh nghề nuôi cá chình nói riêng và nghề nuôi trồng thủy sản nói chung. Vì thế, đề tài này được thực hiện với mục đích: Góp phần hiểu thêm về nhu cầu dinh dưỡng của cá chình khi sử dụng thức ăn công nghiệp và bước đầu đưa ra công thức thức ăn tương đối phù hợp để có thể ứng dụng trong sản xuất thức ăn công nghiệp cho cá chình, nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững nghề nuôi cá chình và hạ giá thành sản phẩm.

Chương II

VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1. Đối tượng nghiên cứu

Cá chình: Anguilla marmorata

Tên Việt Nam: Cá chình Bông, cá chình Hoa, cá chình Cẩm thạch

2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu

Thời gian nghiên cứu: 11/2008 – 7/2009

Địa điểm nghiên cứu: Tại hồ thủy điện Sông Hinh – Phú Yên

3. Hệ thống thí nghiệm

Thí nghiệm được bố trí trong các bể ximăng có thể tích 5 m3/bể với hệ thống lọc tuần hoàn. Các bể được sục khí liên tục 24/24. Nước nuôi được bơm từ hồ thủy điện Sông Hinh lên bể chứa 150 m3 và xử lý chorine với nồng độ 30 ppm trước khi đưa vào hệ thống bể nuôi thí nghiệm (Hình 2.1).

Hình 2.1: Hệ thống bể nuôi thí nghiệm 4. Thức ăn thí nghiệm

Gồm thức ăn tươi sống là cá rô phi (Hình 2.2.a) làm mẫu đối chứng (M) và 03 loại thức ăn công nghiệp (Hình 2.2.b) có hàm lượng Protein khác nhau:

thức ăn M1 có hàm lượng Protein 45%, M2 có hàm lượng Protein 47%, M3 có hàm lượng Protein 49%, nguyên liệu làm thức ăn gồm: bột cá, bột cám gạo, bột bắp, bột sắn mì, bã đậu nành, Vi-khoáng, dầu mực và chất chống mốc (Bảng 2.1.a, 2.1.b, 2.1.c). Thức ăn công nghiệp được sản xuất trên dây chuyền mini bao gồm: máy nghiền, máy trộn, máy ép viên, máy sấy (Hình 2.3.)

Hình 2.2.a: Cá rôphi làm thức ăn Hình 2.2.b: Thức ăn công nghiệp

5. Bố trí thí nghiệm

Cá chình giống với khối lượng trung bình 50 g/con được bố trí ngẫu nhiên vào trong các bể nuôi bằng ximăng có thể tích 5 m3/bể với mật độ 100 con/m2/bể, có hệ thống lọc nước tuần hoàn và hệ thống sục khí chạy liên tục 24/24 giờ. Mỗi loại thức ăn bố trí 02 bể. Cá được cho ăn bằng tay cho đến khi thỏa mãn trong khoảng 30 phút, cho ăn ngày 02 lần vào lúc 8 giờ sáng và 18 giờ chiều. Mỗi thí nghiệm kéo dài trong 6 tháng.

6. Chăm sóc và quản lý

- Theo dõi hoạt động bắt mồi và khả năng sử dụng thức ăn của cá chình sau mỗi lần cho ăn.

- Theo dõi các yếu tố môi trường: nhiệt độ, hàm lượng oxy hòa tan, pH được xác định hàng ngày. Hàm lượng H2S, NH3 … được phân tích tại Trung tâm Giống và Kỹ thuật thủy sản tỉnh Phú Yên mỗi tháng 01 lần. Định kỳ 10 ngày thay nước 01 lần.

7. Sơ đồ khối bố trí thí nghiệm nuôi cá chình với các loại thức ăn khác nhau trong bể xi măng

Thử nghiệm nuôi bằng thức ăn tươi và thức ăn công nghiệp có hàm lượng Protein khác nhau

Thức ăn tươi TĂCN Protein 45% (M1)

TĂCN Protein 49% (M3)

- Theo dõi diễn biến môi trường nuôi

- Hoạt động bắt mồi và khả năng sử dụng thức ăn - Tốc độ tăng trưởng, tỷ lệ sống của cá

Nhận xét, kết luận Cải tạo bể nuôi, thả giống

TĂCN Protein 47% (M2)

Hình 2.3: Dây chuyền sản xuất thức ăn công nghiệp

8. Phương pháp thu mẫu và phân tích mẫu

8.1. Phương pháp thu mẫu:

- Định kỳ 30 ngày kiểm tra tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá chình một lần. Mỗi bể nuôi lấy 50 cá thể để cân trọng lượng và đo chiều dài thân.

8.2. Phương pháp phân tích mẫu:

- Protein thô: phân tích theo phương pháp TCVN 4328 – 2001. - Lipid thô: phân tích theo phương pháp Floch.

- Tro: phân tích theo phương pháp TCVN 4588 – 1998. - Độ ẩm: phân tích theo phương pháp TCVN 5777 – 1994.

9. Phương pháp xử lý số liệu

- Khối lượng cá trong các lô thí nghiệm được cân tại thời điểm thả nuôi (W0) và 30 ngày cân 1 lần (W1) bằng cân điện tử có độ chính xác 0,001g.

- Chiều dài toàn thân cá đo bằng thước chia vạch có độ chính xác 0,1mm.

- Khi cân đo phải cẩn thận, tránh làm cá bị xây xát, trầy xước. Cá trước khi cân phải được thấm khô bằng vải bông. Số mẫu n = 50 con/mẫu (cân, đo).

* Tăng trưởng tuyệt đối theo ngày:

ADGW (g/ngày) =

t W W1 0

ADGL (cm/ngày) =

t L L1 0

* Tốc độ tăng trưởng tương đối theo ngày (sinh trưởng đặc thù theo ngày)

SGRW (%/ngày) = 1 0 x100 t Ln LnWW SGRL (%/ngày) = 1 0 x100 t Ln LnLL

Trong đó: W0: Khối lượng cá trung bình tại thời điểm thả.

W1: Khối lượng cá trung bình vào thời điểm thu hoạch.

L0: Chiều dài cá trung bình vào thời điểm thả.

L1: Chiều dài cá trung bình tại thời điểm thu hoạch.

t: Thời gian nuôi.

* Tỷ lệ sống (%): TLS(%) x100% Bd Thu   

Trong đó: Thu : Tổng số cá thu hoạch.

Bd : Số cá thả ban đầu. * Hệ số chuyển hoá thức ăn (FCR)

Wtasd

FCR =

WG

Trong đó: Wtasd: là khối lượng thức ăn sử dụng (kg) WG: là khối lượng cá tăng thêm (kg) * Chỉ số chuyển đổi kinh tế (ECR)

ECR = FCR × Gta

Trong đó: FCR: là hệ số chuyển hóa thức ăn Gta: là giá thành thức ăn (đồng/kg)

Tất cả các số liệu được trình bày ở dạng trung bình ± sai số chuẩn (SE) và được phân tích bằng phương pháp ANOVA một nhân tố trên phần mềm SPSS Version 11.0. Sự sai khác có ý nghĩa được xem xét khi P<0,05.

Các công thức thức ăn có hàm lượng Protein khác nhau được phối trộn từ các nguyên liệu đã phân tích và tính toán dựa theo phần mềm Winfeed.

Bảng 2.1.a: Thành phần nguyên liệu và hàm lượng dinh dưỡng mẫu

thức ăn M1

Nguyên liệu Tỷ lệ (%) Protein (%) Lipit (%)

Bột cá 64,000 39,321 4,576 Bột cám gạo 7,000 0,917 0,847 Bột bắp 7,300 0,537 0,390 Bã đậu nành 8,500 3,751 0,558 Bột sắn mỳ 3,000 0,150 0,030 Vi-Khoáng 3,000 Chất chống mốc 0,200 Dầu mực 7,000 7,000 Tổng 100,000 44,677 13,402

Bảng 2.1.b: Thành phần nguyên liệu và hàm lượng dinh dưỡng mẫu

thức ăn M2

Nguyên liệu Tỷ lệ (%) Protein (%) Lipit (%)

Bột cá 67,000 41,164 4,790 Bột cám gạo 4,000 0,524 0,484 Bột bắp 3,800 0,279 0,203 Bã đậu nành 12,000 5,296 0,788 Bột sắn mỳ 3,000 0,150 0,030 Vi-Khoáng 3,000 Chất chống mốc 0,200 Dầu mực 7,000 7,000 Tổng 100,000 47,415 13,296

Bảng 2.1.c. Thành phần nguyên liệu và hàm lượng dinh dưỡng mẫu

thức ăn M3

Nguyên liệu Tỷ lệ (%) Protein (%) Lipit (%)

Bột cá 70,000 43,008 5,005 Bột cám gạo 2,000 0,262 0,242 Bột bắp 1,000 0,073 0,053 Bã đậu nành 13,800 6,091 0,906 Bột sắn mỳ 3,000 0,150 0,030 Vi-Khoáng 3,000 Chất chống mốc 0,200 Dầu mực 7,000 7,000 Tổng 100,000 49,584 13,237

Chương III

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Một số yếu tố môi trường và thức ăn trong thí nghiệm 3.1.1. Một số yếu tố môi trường thí nghiệm

a. Nguồn nước

Nguồn nước nuôi được sử dụng là nguồn nước được bơm trực tiếp từ hồ thủy điện Sông Hinh qua bể lọc rồi đưa vào bể chứa để xử lý bằng Chorine với nồng độ 30 ppm trước khi đưa vào hệ thống bể nuôi thí nghiệm. Các yếu tố trong nước được kiểm tra tại Trung tâm Giống và Kỹ thuật thuỷ sản Phú Yên cho kết quả:

Bảng 3.1: Kết quả phân tích hoá lý các yếu tố trong nước STT Xét nghiệm hoá lý Dao động

min - max GTTB ± Se P.P thử 1 Độ cứng (mg CaCO3/l) 20 ÷ 24 22 ± 0,816 EDTA 2 Hàm lượng NO2-N (mg/l) 0,002 ÷ 0,004 0,003 ± 0,000 Disazozation 3 Hàm lượng NO3-N (mg/l) 0,600 ÷ 9,500 4,300 ± 0,100 Cadmium Reduction 4 Hàm lượng NH3-N (mg/l) 0,060 ÷ 0,080 0,102 ± 0,020 Method Salicylate 5 Hàm lượng Sunfurhydro H2S (mg/l) 0,001 ÷ 0,002 0,002 ± 0,000 Metylen Blue 6 Hàm lượng phosphat (PO4 mg/l) 0,020 ÷ 0,040 0,045 ± 0,012 Xanh Molybden

Qua bảng 3.1 cho thấy: Hàm lượng của các yếu tố trong nước tương đối thích hợp cho sự phát triển của cá chình.

Nitrat (NO3-) là hợp chất khá thông dụng trong môi trường nước, là sản phẩm cuối cùng của quá trình oxy hoá amoniac. Trong nước NO3- tạo ra môi

trường có tính khử kìm hãm sự tạo thành của khí H2S. Trong tất cả các hợp chất nitơ dạng vô cơ, NO3- được xem là hợp chất có tính độc thấp nhất. Độc tính của nitrat đối với thuỷ động vật thường trên 1000mg/l, với mức này hầu như không bao giờ xảy ra trong nuôi trồng thuỷ sản .

Sự phân huỷ các thức ăn thừa, sản phẩm bài tiết của cá sẽ tạo ra nhiều khí độc có ảnh hưởng lớn đến cá.

Amoniac (NH3)hình thành từ quá trình phân huỷ chất hữu cơ chứa Nitơ. Amoniac tồn tại trong nước ở trạng thái cân bằng thuận nghịch giữa NH4+ và NH3 tự do. Khi nước có tính acid cao (pH<7) NH3 chuyển cân bằng sang NH4+ và như vậy ít gây độc cho cá. NH3 ở trạng thái tự do rất độc đối với cá và có mặt trong nước với nồng độ cao khi pH cao và nhiệt độ cao. Trong bể nuôi cá chình, thí nghiệm đã khống chế lượng NH3 ở mức nhỏ hơn 0,25 mg/l.

H2S là khí tan trong nước và là lớp chất có độc tính cao đối với động vật. H2S hình thành trong điều kiện yếm khí, một số loại vi khuẩn dị dưỡng có khả năng sử dụng gốc sunphat (SO42-) và các hợp chất hữu cơ có chứa lưu huỳnh để tạo thành khí H2S. Dihydro Sunphua được tồn tại trong hệ cân bằng với HS- và S2-, trong đó H2S có hại cho cá, HS- và S2- được xem là ít độc hơn. H2S tồn tại nhiều trong nước khi pH xuống dưới 6,5. Với điều kiện nuôi cá trong bể xi măng thí nghiệm đã khống chế hàm lượng H2S luôn bé hơn 0,001mg/l.

Nitrit (NO2-) là hợp chất trung gian được sinh ra do sự chuyển hoá của các thành phần giàu đạm: Nitrat hoá và khử nitrat (NO3-). Mặc dù NO2- được sinh ra từ 2 quá trình nhưng phần đóng góp chính là do quá trình oxy hoá amoniac. Vì vậy, hạn chế hàm lượng amoniac trong bể và duy trì hàm lượng oxy ở mức cần

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng các hàm lượng protein khác nhau trong thức ăn công nghiệp lên sinh trưởng của cá chình bông (anguilla marmorata quoy gaimard, 1824) nuôi thương phẩm (cỡ 20 conkg) trong bể xi măng tại phú y (Trang 26 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)