Nguồn tìm kiếm thơng tin

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao văn hóa đọc của sv trường ĐHNV hà nội (Trang 27 - 30)

Hỏi thầy cô, bạn bè Đọc sách, tài liệu Mạng Internet Nguồn khác

2%

15% 13%

70%

Nguồn: Khảo sát 100 sinh viên ĐHNV

Nguồn tìm kiếm thông tin hiện nay khá đa dạng. Nguồn nào cũng có lợi ích riêng của nó. Tuy nhiên đọc sách in sẽ có thời gian nghiền ngẫm thuận tiện hơn là đọc sách điện tử. Nhưng đa số các bạn lại rất hứng thú với việc đọc sách trực tuyến bằng máy tính hay điện thoại.

Nhìn vào biểu đồ hình 2.4 ta có thể thấy, khi muốn tìm kiếm thơng tin chỉ có 2% hỏi thầy cơ, bạn bè; 13% chọn cách đọc sách, tài liệu; sinh viên tìm kiếm thơng tin qua mạng Internet chiếm tỉ lệ rất cao với 70% và nguồn khác chiếm 15%. Tỉ lệ này cho thấy sự tiện lợi của internet thu hút giới trẻ đặc biệt là sinh viên hơn so với những quyển sách hay tại thư viện hay nhà sách, việc cầm quyển sách để đọc tìm kiếm tài liệu khơng cịn quan trọng nữa khi muốn biết điều gì thì các sinh viên thường lên google gõ để tìm kiếm. Chính điều này làm cho văn hóa đọc ngày càng giảm sút, không thể không thừa nhận sự tiện lợi và nhanh chóng khi tìm tài liệu trên internet nhưng khi dùng internet

thì đa số các bạn chỉ đọc lướt qua nhanh cái gì có liên quan thì sao chép về có khi khơng đọc lại lần nào nữa, chứ khơng suy nghĩ, phân tích và có thể hiểu được sâu hơn như việc đọc một cuốn sách.

2. 3 Đánh giá thực trạng2. 3.1 Ưu điểm của thực trạng 2. 3.1 Ưu điểm của thực trạng

Qua cuộc khảo sát cho thấy sinh viên khoa Quản trị văn phòng trường Đại học Nội vụ Hà Nội đã biết xác định mục đích đọc sách là để phục vụ cho việc học tập và nâng cao kiến thức bản thân. Nguồn tìm sách của các bạn cũng khá phong phú như internet, thư viện và các nhà sách trong vùng. Điều này cho thấy sinh viên có nhiều sự lựa chọn và dễ dàng cập nhật thông tin. Sinh viên cũng đã đánh giá cao về hoạt động trong thời gian rảnh là cần đọc sách, như thế việc tự học của sinh viên sẽ ngày càng được cải thiện hơn.

Khi thời đại cơng nghệ thơng tin phát triển mạnh thì việc đọc sách được các bạn cho rằng vẫn không thể thiếu, bởi những ưu việt và những lợi ích riêng có của sách khơng gì có thể thay thế được. Hơn thế nữa, mỗi bạn sinh viên cũng có phương pháp đọc sách riêng cho mình từ thời phổ thơng, tuy nó chưa phải là hữu hiệu nhất nhưng cũng đã phù hợp cho việc tích lũy kiến thức của các bạn đến bây giờ - là sinh viên đại học.

Mặc dù việc học tập và làm thêm khiến cho các bạn sinh viên có rất ít thời gian rảnh, thế nhưng rất nhiều bạn vẫn dành thời gian để đọc sách dù chỉ 30 phút mỗi ngày. Điều đó cho thấy rằng, mặc dù khơng cịn ở vị trí độc tơn như trước nữa nhưng đọc sách vẫn là phương pháp học hiệu quả được các bạn sinh viên lựa chọn.

Bên cạnh những bạn sinh viên có nhận thức khá tốt về việc đọc sách của bản thân thì vẫn tồn tại những con số ngược lại, con số này nói rằng các bạn ấy ít đọc sách vì có cảm giác nhàm chán và tốn thời gian. Cũng bởi vì thế mà thời gian đọc sách một ngày của các bạn ấy cũng rất ít. Số lượng sinh viên ưa chuộng tìm kiếm thơng tin trên mạng vẫn cịn nhiều, làm nảy sinh vấn đề lười đọc sách của sinh viên. Một bất cập đang tồn tại đó là vấn đề tự học đang được đề cao nhưng vấn đề đọc sách có nhiều sinh viên phớt lờ. Khơng chỉ thế thay vì đọc sách các bạn lại sa vào chơi game, và thậm chí là các trị chơi vơ bổ vừa tốn thời gian, hại sức khỏe và còn tốn tiền.

Ưa chọn đọc sách điện tử cũng đang là vấn đề nổi trội, thế nhưng một số bạn cho biết khi đọc sách điện tử các bạn còn mau nhàm chán hơn cả đọc sách in và vì thế nó vẫn chưa đạt được hiệu quả như mong muốn. Mạng xã hội phát triển, người truy cập có thể tìm được rất nhiều kết quả khác nhau. Điều đáng nói là, khơng phải tất cả thơng tin đó đều chính xác. Thậm chí, cịn có rất nhiều trang mạng lừa đảo do các thành phần phản động lập ra. Nếu không thực sự sáng suốt, các bạn trẻ rất dễ rơi vào cạm bẫy. Chất lượng của một số trang mạng khơng thực sự đảm bảo, dẫn đến tình trạng hoang mang cho các bạn sinh viên. Chính vì vậy, nhiều bạn sinh viên nhanh chóng mất đi sự hào hứng ban đầu khi sử dụng mạng xã hội.

Những suy nghĩ tiêu cực vẫn cịn len lỏi trong tâm trí của các bạn sinh viên làm ảnh hưởng đến động lực cũng thực hiện việc đọc sách của các bạn ấy. Các bạn thường có tư tưởng rằng những quyển sách khơng mang lại thích thú như internet, đọc sách dễ buồn ngủ…Hoặc có đọc thì cũng chỉ là những quyển truyện ngơn tình, truyện tranh chứ

khơng phải là các loại sách tham khảo, giáo trình phục vụ cho việc học tập.

Đó là những hạn chế thấy được từ khảo sát thực trạng đọc sách hiện tại của sinh viên cần được khắc phục kịp thời tránh tình trạng xuống dốc của một bộ phận nền văn hóa-văn hóa đọc.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao văn hóa đọc của sv trường ĐHNV hà nội (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(50 trang)
w