- Ảnh hưởng hưởng của các phương tiện thơng giải trí và mạng tinInternet
b. Nguyên nhân chủ quan
3.1 Kinh nghiệm của các Trường đại học khác
Văn hóa đọc khơng chỉ là vấn đề được các nhà làm giáo dục, các cơ quan báo chí mà cịn rất nhiều bạn sinh viên của các trường đại học khác nhau trên toàn quốc quan tâm. Cùng nghiên cứu về vấn đề này, sinh viên Nguyễn Thị Bích Ngọc trường Đại Học Huế với đề tài “Một số giải pháp phát triển Văn hóa đọc cho sinh
viên Huế” cũng đã đề xuất một số giải pháp nhằm duy trì và phát triển văn hóa đọc
cho sinh viên như:
- Cần sớm ban hành bằng văn bản có hệ thống về một số khái niệm và nội dung của văn hoá đọc, để sinh viên và mọi người hiểu một cách tường minh về văn hoá đọc. Bởi lẽ hiện nay, văn hoá đọc chưa có một định nghĩa chuẩn mực và thống nhất, đa số chưa nắm được thế nào là văn hoá đọc.
- Cần kết hợp với các công ty sách để tổ chức các hội chợ sách, nhằm giới thiệu quảng bá về sách, đồng thời cần có những đợt khuến mãi, những chương trình bán sách giảm giá cho đối tượng sinh viên để khuyến khích sinh viên mua sách, tài liệu duy trì và phát triển văn hoá đọc.
- Tăng cường tổ chức những hoạt động đoàn thể của sinh viên để tuyên truyền phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng, tổ chức các hoạt động quyên góp sách để đưa sách đến các vùng sâu, vùng xa cho bà con nông dân, hay tặng sách khoa học công nghệ ứng dụng cho bà con vùng nơng thơn.
- Trong các chiến dịch tình nguyện xanh, khuyến khích các hoạt động như: tổ chức các buổi nói chuyện, kể chuyện sách, tặng sách cho các em thiếu nhi để các em thấy được cái hay, cái đẹp của việc đọc sách.
- Các trường đại học, hàng năm nên có một ngày gọi là ngày đọc sách của trường, trong đó có thi đọc sách và giới thiệu sách, và các hoạt động khác liên quan văn hoá đọc. Tinh thần chủ đạo là đọc có phê phán và quảng bá sách, do vậy nhà trường cần có mối liên hệ thường xuyên với các nhà sách, nhà xuất bản và các cơ quan hữu quan để tổ chức ngày đọc sách có hiệu quả.
- Xây dựng một chương trình giáo dục kỹ năng đọc trong môi trường truyền thống và môi trường điện tử để giảng dạy không chỉ ở các trường đại học mà còn tổ chức giảng dạy cho trẻ em ngay khi cắp sách tới trường cho tới bậc đại học. Trên tinh thần đó nên đưa văn hóa đọc vào chương trình kiến thức thơng tin của nhà trường, coi văn hóa đọc như là một nội dung để phát triển kiến thức thông tin cho sinh viên, tạo ra một kỹ năng mới giúp cho quá trình học tập suốt đời được hiệu quả hơn.
- Cần tiến hành hiện đại hoá thư viện và hoạt động thư viện. Hiện đại hoá khơng phải là đích đến mà phải là một tiến trình. Khơng phải cứ có trang thiết bị hiện đại, có phần mềm hồn thiện, có tự động hố… là đã hồn thành việc hiện đại hóa. Hiện đại hố phải được hiểu là sự cách tân, sự đổi mới liên tục, ngay lúc chúng ta nghĩ đã hồn tất q trình hiện đại hố thì lập tức chúng ta đã trở thành lạc hậu.
- Các thư viện cần thường xuyên có các buổi nói chuyện chuyên đề, hoặc tập huấn về nghiệp vụ thư viện thời đại Công nghệ thông tin đối với cán bộ thư viện, các nhà quản lý thư viện nhằm phục vụ tốt hơn đối với người đọc. Thư viện tốt nhất là thư viện làm hài lòng độc giả nhất. Các thư viện cần phải bám sát các nhu cầu và mong muốn của độc giả, tiếp tục nghiên cứu thói quen đọc sách của họ để có thể kịp thời thiết lập lại các bộ sưu tập, hệ thống và dịch vụ cho phù hợp. Đồng thời phải phát triển, thử nghiệm và triển khai các hình thức phục vụ mới như: các thiết bị đọc cá nhân, di động, dịch vụ mạng… để góp phần gìn giữ và phát triển văn hóa đọc, tạo mối quan hệ lâu dài và bền vững giữa thư viện và độc giả.