Tăng cường sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình, và xã hội trong việc giáo dục pháp

Một phần của tài liệu Kết hợp giáo dục phát luật với giáo dục đạo đức cho sinh viên trường cao đẳng sư phạm hòa bình trong giai đoạn hiện nay (Trang 68 - 69)

1 .Tính cấp thiết của đề tài

7. Kết cấu của đề tài

3.2.1. Tăng cường sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình, và xã hội trong việc giáo dục pháp

Về phía nhà trường: Nhà trường có thể tiến hành điều tra xã hội học nhằm thu nhận ý

kiến từ cả 2 phía sinh viên và giảng viên, giáo viên nhằm đưa ra được bộ qui tắc vừa phù hợp, mềm dẻo và có tác dụng tích cực nhất. Bởi vì, giáo dục đạo đức cho sinh viên khơng thể chỉ ở việc tuân thủ thực hiện những qui tắc, chuẩn mực, pháp luật cứng nhắc. Nhà trường cũng có vai trị đặc biệt quan trọng trong việc định hướng, giáo dục những kỹ năng “mềm” để sinh viên có thể xử lý các tình huống nảy sinh trong cuộc sống một cách tích cực nhất. Để có thể đạt được mục tiêu như vậy, nhà trường phải tạo môi trường cho sinh viên sinh hoạt, rèn luyện, phát triển toàn diện, có sức khoẻ tốt và đời sống tinh thần phong phú lành mạnh. Đặc biệt, nhà trường cũng chú trọng bồi dưỡng giáo dục pháp luật để sinh viên có thể hồn thành tốt những nhiệm vụ khác như học tập, nghiên cứu và tham gia các hoạt động xã hội tốt hơn. Để đạt được hiệu quả cao trong giáo dục đạo đức cho sinh viên, bản thân mỗi giảng viên, giáo viên trong nhà trường phải là tấm gương về đạo đức, có kiến thức chuyên sâu, sống và làm việc đúng pháp luật. Những bài học đạo đức chỉ thực sự có giá trị, có tính thuyết phục khi người thuyết giảng bài học đó là tấm gương mẫu mực, nhằm tạo được niềm tin cho sinh viên. Thầy cô giáo ngồi việc truyền đạt tri thức, cịn phải định hướng và kịp thời uốn nắn hành vi, thái độ của sinh viên, tạo cho họ có điều kiện thuận lợi nhất để rèn luyện, tu dưỡng đạo đức, giữ gìn và phát huy các giá trị truyền thống và tiếp thu một cách có chọn lọc những giá trị văn hóa mới. Ngồi việc nắm bắt những nội qui, qui chế nhà

69

trường, học sinh, sinh viên cịn cần có những hiểu biết cơ bản về pháp luật, về an toàn giao thơng, phịng chống ma t và các tệ nạn xã hội,… Giáo dục cho học sinh, sinh viên đạo đức và pháp luật có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, giúp họ vừa có ý thức tự giác, chủ động, vừa nhận thức được những giới hạn cụ thể trong thái độ và hành vi của mình, nhằm giảm thiểu những vi phạm nội qui, qui định của nhà trường và vi phạm pháp luật ở ngồi xã hội.

Về phía gia đình: Cha mẹ và những người thân trong gia đình là những người ln gần

gũi và năm bắt được tình hình về con em mình kịp thời và nhanh nhất, vì vậy gia đình phải là nơi đầu tiên uốn nắn và chỉ bảo con em mình song có một thực tế là hiện nay nhiều giá đình phát hiện con em mình có biểu hiện hư hỏng nhưng việc uốn nắn dạy dỗ các em rất khó bởi ở lứa tuổi này rất cứng đầu, khó bảo và khơng nghe lời gia đình. Tuy vậy, gia đình vẫn cố che giấu mọi hành động xấu của con em mình, việc làm này là khơng tốt bởi nó tạo điều kiện cho các em có cơ hội ni dưỡng những thói hư tật xấu ở mức độ cao hơn. Vì vâyh, khi rơi vào tình trạng này gia đình cần khuyên bảo các em và cần báo với nhà trường, báo với chính quyền địa phương và các đồn hội để giáo dục các em kịp thời.

Về phía xã hội: Chính quyền địa phương và các đoàn, hội phải chủ động kết nối với gia

đình, nhà trường để tuyên truyền giáo dục pháp luật, giáo dục đạo đức cho sinh viên đặc biệt là những đối tượng sinh viên có biểu hiện xấu đã được nhà trường gửi về địa phương và gia đình. Ngồi ra chính quyền địa phương, đồn, hội là nơi các em sinh viên cư trú phải chủ động, kịp thời phát hiện những biểu hiện tiêu cực hay những gương sinh viên có hành động tốt ở tại địa phương để kịp thời uốn nắn, dạy dỗ hay kịp thời biểu dương, khích lệ các em đồng thời báo với gia đình và nhà trường theo dõi và uốn nắn các em.

Sự kết hợp giữa 3 yếu tố này là sự kết hợp thực sự với mục đích là để giáo dục pháp luật và giáo dục đạo đức cho sinh viên như là một cơng việc thường nhật thì hiệu quả của cơn tác này là rất cao. Sinh viên sẽ kịp thời được giáo dục đến nơi đến chốn về ý thức đạo đức và ý thức pháp luật, từ đó định hướng nhân cách cho các em. Nếu việc kết hợp giữa gia đình nhà trường và xã hội chỉ mang tính hình thức, qua loa, rời rạc thì cơng tác giáo dục đạo đức và giáo dục pháp luật sẽ khơng mang lại hiệu quả và ngày càng có nhiều sinh viên có hành động xấu và dần dẫn đến vi pham pháp luật là điều không tránh khỏi.

Một phần của tài liệu Kết hợp giáo dục phát luật với giáo dục đạo đức cho sinh viên trường cao đẳng sư phạm hòa bình trong giai đoạn hiện nay (Trang 68 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)